- Mất con: Chính cái nghèo đã kiến cho lão Hạc trở thành người cha phải bó tay trước
4. Cách nhìn người của nhà văn Nam Cao.
Nam Cao đã phát biểu suy nghĩ về cách nhìn người: «Chao ơi! Đối với những người ở
quanh ta, nếu khơng cố tìm và hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... tồn những cớ để cho ta tàn nhẫn, khơng bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương (...) Cái bản tính tốt củ người ta bị những nỗi lo lắng buồn đau, ích kỉ che lấp mất »
- Suy nghĩ của nhân vật «tơi» trên đây chính là một điểm quan trọng trong ý thức sáng tác của nhà văn Nam Cao. Đó chính là vấn đề mà sau này Nam Cao gọi là « Đơi mắt »; phải xác định « đơi mắt » đúng đắn trong cách nhìn về quần chúng nghèo khổ. Trong « Lão Hạc », nhà văn cho rằng đối với người nông dân lao động thì phải « cố mà tìm hiểu họ » thì mới thấy rằng chính những con người bề ngồi lắm khi « gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi » ấy chỉ là « những người đáng thương » và có « bản tính tốt », có điều, « cái bản tính tốt » ấy của họ thường bị những nỗi khổ cực, những lo lắng trong cuộc sống « che lấp mất ». Tức là, nhà văn đặt ra vấn đề phải có tình thương, có sự cảm thơng, và phải có cách nhìn có chiều sâu, khơng hời hợt, phiến diện chỉ thấy cái bề ngồi, nhất là khơng thành kiến, tàn nhẫn. Có thể nói, chẳng những trong « Lão Hạc » mà trong cả « Chí Phèo », « Lang Rận », « một bữa no », « Tư cách mõ »... và hầu hết truyện dài của Nam Cao, nhà văn đều đặt ra vấn đề « đơi mắt ». Ơng chính là luật sư đứng ra bênh vực cho một Chí Phèo, một anh Cu Lộ, một Lang Rận, một bà cái Tí, khẳng định rằng họ đều có tình cản rất « đáng thương » và đều « bản tính tốt », nhưng chính cuộc đời quá khắc nghiệt đã đẩy họ vào con đường lưu manh hoặc làm những việc xấu xa... Sau cách mạng, trong truyện ngắn « Đơi mắt » (1948), Nam Cao đã trực diện đặt ra vấn đề cần xác định « đơi mắt » đúng đắn để thấy được bản chất cách mạng của quần chúng nông dân đang là chủ lực của cuộc kháng chiến chống Pháp khi đó.
Cho nên, có thể nói, vấn đề « đơi mắt » là một đặc điểm quan trọng trong quan điểm sáng tác của Nam Cao, trở thành ý thức nghệ thuật thường trực trong suốt cuộc đời cầm bút của nhà văn có tấm lịng gắn bó sâu nặng với nhân dân.