Hai khổ cuố i: Lời tâm nguyện chân thành của người thanh niên mới giác ngộ lí tưởng.

Một phần của tài liệu Giao An BD HSG Ngu van 8 (Trang 82 - 83)

C. Nghệ thuật đặc sắc.

2. Hai khổ cuố i: Lời tâm nguyện chân thành của người thanh niên mới giác ngộ lí tưởng.

tưởng.

Lí tưởng như ngọn lửa thắp sáng tâm hồn nhà thơ, khiến tâm hồn ông thêm rộng mở. Tố Hữu tự nguyện đến với cuộc sống cách mạng, với quần chúng lao khổ như một lẽ tự nhiên :

Tơi buộc lịng tơi với mọi người ....

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời

Nhà thơ đến với « mọi người », với « trăm nơi », « với bao hồn khổ », tạo thành một khối đời liên kết với nhau mạnh mẽ. Ơng khơng cịn cảm thấy cơ đơn, riêng lẻ, yếu đuối nữa. Đó là điểm khác biệt với các thi nhân trong « thơ mới » lúc bấy giờ, chưa tìm được hướng đi cho mình, nên họ thường bơ vơ, lạc lõng, bi quan giữa cuộc đời. Bốn câu thơ tuôn chảy từ một trái tim tự nguyện chân thành, ngỡ như khơng hề có chút vướng bận, băn khoăn. Bởi lịng nhà thơ đã thuộc về lòng quần chúng cách mạng, hồn nhà thơ đã nằm trong hồn những người lao khổ để « gần gũi nhau thêm mạnh khối đời ». Câu thơ giống như lời nói thường ngày, mộc mạc biết bao, mà cũng đằm thắm tính giai cấp biết mấy.

Khi đã « buộc lịng tơi với mọi người » thì cũng là lúc nhà thơ đã thực sự gắn bó với quần chúng lao khổ. Và ơng đã tự hào nói lên điều đó với tình cảm thiết tha của mình :

Tơi đã là con của vạn nhà ....

Không áo cơm cù bất cù bơ.

Vẫn là gắn bó với gia đình nhân loại rộng lớn : « vạn nhà », « vạn kiếp », « vạn đầu em nhỏ »... nhưng nhà thơ nghiêng về những kiếp người bất hạnh : những « kiếp phơi pha », những trẻ em « khơng áo cơm cù bất cù bơ ». Ơng mở lịng đón nhận những kiếp người đau khổ vào trong gia đình bao la của mình. « Tơi đã là » nghĩa là dứt khốt rồi, đã thực sự hồ mình vào quần chúng rồi, đã trở thành ruoot thịt của họ rồi. Nhưng nếu để ý thì sẽ thấy trong khổ thơ 4 câu này, nhà thơ đã dành hai câu cho các em nhỏ ( các đối tượng khác chỉ 1 câu). Phải chăng đó là những con người mà ông quan tâm, yêu thương nhất ? Như ta đã thấy trong phần đầu « máu lửa » của tập « Từ ấy »,ơng đã viết liền một mạch đến 5 bài thơ rất thương tâm về những em bé bất hạnh đang sống bơ vơ, trôi nổi giữa cuộc đời ? Và 3 chấm lửng kết thúc câu thơ cuối gợi nhiều liên tưởng về những em bé bất hạnh đó, khi nhà thơ đã mở rộng cánh tay thương u đón các em vào lịng mình.

- Nghệ thuật: Hai khổ thơ có 8 câu thơ, nhưng chỉ có hai kiểu câu và tập trung nói thiết tha một ý chính. Việc lặp đi lặp lại một kiểu câu, một loạt từ ngữ như vậy đã có một hiệu quả nghệ thuật mạnh mẽ. Nó cho thấy đó là lời tâm niệm thiết tha, sự khẳng định dứt khốt, là nhiệt tình hăm hở của người chiến sĩ trẻ nguyện tìm về chỗ đứng của mình ở phía những người khốn khổ », tha thiết được trở thành thành viên ruột thịt của cái đại gia đình to lớn ấy.

Chưa thể nói ở hai khổ thơ này, ngòi bút thơ của Tố Hữu đã đạt tới độ tinh luyện. Lời thơ cịn dàn trải, có những từ ngữ cịn sách vở, khn sáo (hồn khổ, khối đời, kiếp phôi pha) ; song với cảm xúc chân thành, giọng thơ sôi nổi, thiết tha, liền mạch, những câu thơ ấy vẫn đầy sức truyền cảm.

« Từ ấy » có thể xem như một cột mốc trong đời thơ và đời cách mạng của Tố Hữu. Bài thơ « khơng chỉ » là kỉ niệm về một thời điểm mở đầu, là tâm nguyện gắn bó với nhân dân lao khổ, mà còn là khởi đầu của thế giới thơ Tố Hữu. Ở đây đã xuất hiện những hình ảnh thơ quen thuộc sau này của ông : tâm hồn, là mảnh vườn đầy nhành non lá mới, nắng chói, hoa thơm, chim hót, những hình ảnh ấy sẽ cịn xuất hiện sau này trong nhiều bài khác nữa của nhà thơ. Và phải chăng những hình ảnh đầy sức sống này, cùng với ngọn lửa lí tưởng

cháy sáng tỏng tim, đã làm nên chất lãng mạn say người của bài thơ : đó là lãng mạn cách mạng trong thơ Tố Hữu.

==============================BÀI 2 : KHI CON TU HÚ BÀI 2 : KHI CON TU HÚ

Một phần của tài liệu Giao An BD HSG Ngu van 8 (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w