Phân tíc h:

Một phần của tài liệu Giao An BD HSG Ngu van 8 (Trang 83 - 85)

1. Cảnh thiên nhiên tươi vui, rộn ràng đầy quyến rũ đối với người chiến sĩ trong tù

Bài thơ mở đầu bằng tiếng kêu chim tu hú gọi hè :

Khi con tu hú gọi bầy...

Câu thơ không nhằm mô tả tiếng chim kêu mà nhấn mạnh cái thời điểm tu hú gọi bầy : khi tu hú gọi bầy thì sẽ ra sao, sẽ xuất hiện những điều gi ?... Âm thanh khơng chỉ là tiếng kêu. Trong âm thanh thường có cả một thế giới hồi niệm gắn liền với âm thanh ấy. Một tiếng trống trường ngày khai giảng, một khúc nhạc ve ran khi vào hè đủ cho ta nhớ lại những ngày mực tím, áo trắng một thuở học trị náo nức đến trường.... Âm thanh ấy lại càng cồn cào, da diết biết bao khi nó đến với những người bị cách biệt với cuộc sống đồng loại : những chiến sĩ cách mạng bị giam trong tù. Ta hiểu vì sao, chỉ một tiếng chim tu hú gọi bầy cất lên đã làm hiện ra trong tâm trí Tố Hữu một thế giới đồng nội thân thuộc và quyến rũ đến thế :

Khi con tu hú gọi bầy .....

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không

Một bức tranh đồng nội tuyệt đẹp vào vụ tháng năm, tháng sáu :lúa chín, trái ngọt, ngơ vàng, ve ngân dậy vườn, nắng đào đầy sân, trời xanh cao rộng và sáo diều bay lượn... Có đủ âm thanh, sắc màu, cái gì cũng đẹp, cũng tươi vui, đầy sức sống, và tất cả đều hài hồ với nhau trong một khơng gian cao rộng mà êm ả của làng quê. Nếu « thi trung hữu hoạ » (trong thơ có vẽ) thì đây chính là một bức hoạ bằng thơ. Nhưng khó có thể hình dung đây là cảnh

tượng có thật được nhìn bằng mắt, bởi tác giả đang ở trong tù. Càng cảm thấy ngột ngạt chết uất trong phòng giam chật chội, anh càng cảm thấy cảnh mùa hè ngoài kia mới tưng bừng rộng rãi, mới quyến rũ biết bao ! Với niềm khao khát tự do, thèm khát sự sống cháy ruột, người tù cách mạng đã huy động mọi giác quan căng ra đón nhận mọi tín hiệu của thế giới sự sống bên ngồi. Vì vậy đây chỉ có thể là bức tranh của hồi niệm được gọi dậy trong lòng nhà thơ từ một tiếng chim tu hú gọi bầy. Hoài niệm sống dậy bao giờ cũng lung linh đẹp đẽ. Đó là nhờ sức mạnh của liên tưởng và tưởng tượng. Điều này chỉ có thể có được khi tâm hồn nhà thơ đầy ắp ấn tượng về thôn dã. Tố Hữu là một người như thế nên trong đoạn thơ này, ông đã đem đến cho ta một điều kì diệu : sự liên tưởng tạo thành một phản ứng dây chuyền trong các câu thơ. Đầu tiên là tiếng chim tu hú gọi mùa hè. Tiếng chim ấy đánh thức cả một mùa hè thôn dã sống dậy trong kí ức ơng và chảy ra theo ngịi bút thơ, để cho câu chữ vẫy gọi nhau, hình ảnh nối tiếp nhau mà đan dệt thành bức tranh đồng nội đầy quyến rũ. Thực ra, không phải câu chữ, hình ảnh, mà chính là kí ức, hồi niệm gọi nhau theo một phản ứng dây chuyền trong các câu thơ : tiếng chim gọi bầy gợi lúa đang chín, trái cây chín dần- biết bao là hương vị của đồng quê. Trái cây ngọt dần lại gợi đến những khu vườn râm mà ở đấy dậy lên tiếng ve ngân- khúc nhạc xao xuyến của mùa hè. Cái tiếng ve ngân ấy báo hiệu mùa hè đã đến, ấy là lúc bắp rây vàng hạt đang phơi đầy sân nắng đào- cái sắc mầu quê kiểng sao mà rực rỡ chói chang ! Nắng đào là nắng hồng rực rỡ lại gợi nhớ đến bầu trời xanh trong cao rộng, và một bầu trời êm ả như thế ở làng q thì khơng thể vắng bóng sáo diều bay lượn trên khơng. Từ một tiếng chim mà gợi nhớ đến bao điều, đến bao âm thanh vui tươi, bao sắc màu đẹp đẽ của làng quê, của cuộc sống bên ngoài nhà tù như đang lên hương ngây ngất trong lòng nhà thơ. Cuộc sống ấy được hồi tưởng lại đẹp bao nhiêu thì cũng có nghĩa là ơng đang khao khát nó bấy nhiêu- và ta hiểu đây là niềm khao khát tự do của người ciến sĩ trẻ đang bị giam trong tù. Có phải vì thế mà đoạn thơ đã chốt lại, nhưng chính là để mở ra một không gian cao rộng, tự do :

Trời xanh càng rộng càng cao Đôi con diều sáo lộn nhào từng khơng.

Hình ảnh « đơi con diều sáo lộn nhào từng không » thật thoải mái, tự do và tâm hồn nhà thơ như cùng đang bay lượn trong cái không gian cao rộng, tự do ấy.

2. Tâm trạng bực bội, u uất của người chiến sĩ trẻ trong phong giam ngột ngạt.

Nếu 6 câu trên là cảnh tưởng tượng qua hoài niệm về cuộc sống tươi vui, rộn ràng ngồi nhà tù, thì bốn câu dưới là tình, là lời phát biểu trực tiếp những cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình trong cảnh thực ngột ngạt trong phịng giam của người chiến sĩ trẻ. Cảnh có sự đối lập nhưng tâm trạng thì vẫn là sự nối tiếp của một con người thống nhất. Và tất cả đều hiện ra trên nền âm thanh củ tiếng tu hú kêu. Tu hú kêu báo hiệu mùa hè đã đến. Nhưng mùa hè đến đã gọi dậy trong lịng người chiến sĩ những đièu gì khi ơng đang đối diện với cảnh sống ngột ngạt ấy ?

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phịng, hè ơi !

Tố Hữu thì thầm với mùa hè, đây cũng là một hình ảnh mới trong thơ, bởi một mình giữa bốn bức tường ngột ngạt, ơng cịn biết tâm sự với ai ? Thì thầm với mùa hè cũng như thì thầm với chính mình, và đây là tiếng lịng của nhà thơ cách mạng trong nhà tù đế quốc. Mùa hè, như nhà thơ đã hồi tưởng ở đoạn trên là mùa của tự do, của nồng nàn, của đam mê, của sự sống. Nhưng trong nhà tù thì làm gì có được mùa hè ấy ? Câu thơ thể hiện khát vọng hành động tháo cũi, xổ lồng của người chiến sĩ. « Mà chân muốn đạp tan phịng hè ơi ! »

Cùng với ý nghĩ thật táo tợn, dữ dội là cách ngắt nhịp ở hai câu 8,9 (nhịp 6/2 và nhịp 3/3, gợi cảm giác nhói lên bực bội đến điên người) và giọng điệu cảm thán, dường như cảm

xúc bực bội khơng nén được cứ trào ra : « Hè ơi ! », « ngột làm sao, chết uất thơi ». Tất cả đều thể hiện tâm trạng ngột ngạt cao độ khơng thể nào chịu được của nhà tù. Chính vì thế mà cái tiếng chim tu hú trong câu dưới mới thật da diết, nhức nhối. Trong này, nhà tù ngột ngat, ngồi kia, tiếng chim cứ dóng dả, thiết tha như nhắn gửi, như giục giã người chiến sĩ. Sự tương phản ấy bộc lộ niềm khao khát tự do đến cháy bỏng, đễn mãnh liệt, đến đỉnh điểm. Con chim cứ kêu có nghĩa là tiếng gọi tự do khơng bao giờ thơi, ý chí vượt ngục ln thường trực.

Bài thơ đã kết thúc trong một tâm trạng nhức nhối, bồn chồn, không thể khoanh tay, ngồi yên để nung nấu ý chí hành động. Và tháng 3/1942, Tố Hữu đã vượt ngục về với cách mạng, với nhân dân. Con chim cách mạng ấy đã cất cánh tung bay trên bầu trời tự do, nhưng thực ra nó đã được giục giã từ tiếng chim tu hú kêu gần ba năm về trước.

Một phần của tài liệu Giao An BD HSG Ngu van 8 (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w