C. Nghệ thuật đặc sắc.
1. Về đề tài ngắm trăng và phân tích hai câu đầu
- Vọng nguyệt (hay « khán minh nguyệt, đối nguyệt »), tức là « ngắm trăng », là một thi đề phổ biến trong thơ xưa. Thi nhân xưa gặp cảnh trăng đẹp thường đem rượu ra uống trước hoa để thưởng trăng ; như thế cuộc thưởng trăng mới mười phần mĩ mãn, thú vị.
Khi chén rượu, khi cuộc cờ Khi xem hoa nở khi chờ trăng lên
(Nguyễn Du – TK)
Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén
(Nguyễn Trãi)
Nói chung, người ta chỉ ngắm trăng trong hoàn cảnh thảnh thơi, tâm hồn thoải mái, thư thái. Ở đây, Hồ Chí Minh ngắm trăng trong một hồn cảnh đặc biệt : trong nhà tù ! Người ngắm trăng ở đây đang trong cảnh ngục tù. Bậc tao nhân mặc khách thưởng trăng đó đang là một tù nhân bị đầy đoạ vô cùng cực khổ. Điều kiện sinh hoạt của nhà tù tàn bạo dã man mà tù nhân phải sống cuộc sống « khác lồi người ». Cuộc sống đó làm sao phù hợp với việc « thưởng nguyêt", lấy đâu ra rượu và hoa để thưởng trăng. Nhưng câu thơ không mang ý nghĩa phê phán chế độ nhà tù mà chủ yếu để nói về tâm trạng của Bác. Trước cảnh đêm trăng đẹp, Người khao khát được thưởng trăng một cách trọn vẹn và lấy làm tiếc khơng có rượu và hoa. Việc nhớ đến rượu và hoa trong cảnh ngục tù khắc nghiệt đã cho thấy người tù ấy không hề vướng bận bởi gánh nặng về vật chất, tâm hồn vẫn tự do ung dung, vẫn thèm được tận hưởng cảnh trăng đẹp.
Nhưng vì sao câu thơ thứ hai lại có một chút bối rối đọng lại trong ba chữ « nại nhược hà » của nguyên tác ? « Nại nhược hà » là biết làm thế nào ?Cả câu thơ « đối thử lương tiêu nại nhược hà ?» có nghĩa là trước cảnh đẹp đẽ, trong lành đêm nay biết làm thế nào ? Tác giả dịch thành « cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ » là đã bỏ đi cái xốn xang bối rối rất nghệ sĩ của Bác được thể hiện ở lời tự hỏi « nại nhược hà » ( biết làm thế nào). Dịch là « khó hững hờ » thì thấy nhân vật trữ tình có vẻ bình thản, hững hờ chứ khơng rung cảm mạnh mẽ như trong thơ chữ Hán. Đây là một tâm hồn nghệ sĩ đích thực nên mới bối rối vì « trong tù khơng rượu cũng khơng hoa » để đón trăng bởi Người rất yêu trăng, và hơn thế nữa, còn coi trăng như người bạn tri âm tri kỉ ? Đón một người bạn như thế mà khơng có rưọu và hoa theo phong cách tao nhã của thi nhân mn đời Phương Đơng thì coi sao tiện ? Trong tù, thiếu thốn mọi bề, làm sao có rưọu, có hoa được ? Người thừa biết điều ấy nhưng vẫn nhắc đến trong câu thơ với hai lần nhấn mạnh chữ « khơng » như một lời tạ lỗi với trăng, với người bạn tâm tình mà Người rất u q và trân trọng. Đó là cái bối rối, băn khoăn rất nghệ sĩ của nhà thơ Hồ Chí Minh mà khơng phải ai cũng có được như Bác- nhất là trong hồn cảnh thưởng trăng đặc biệt ở chốn ngục tù. Bởi chỉ có tâm hồn nghệ sĩ, biết yêu thương, biết xúc cảm với vẻ đẹp của thiên nhiên thì trước « cảnh đẹp đêm trăng trong tù mới có niềm xúc động ấy, mới có nỗi băn khoăn ấy. Và ta hiểu, người nghệ sĩ ấy, sau này trong hoàn cảnh tự do, lại thả hồn trong ánh « trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa » hay đắm mình vào cảnh « khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền » Ở bài thơ này, bên cạnh cái hiện thực trơ trụi của nhà tù thì niềm băn khoăn nghệ sĩ ấy càng bộc lộ một bản lĩnh vững vàng của con người, bất chấp cái gian khổ của đời sống ngục tù để giữ nguyên vẹn một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, luôn biết yêu và rung động với mọi cái đẹp trong thiên nhiên và trong cuộc đời.
2. Sau cái phút băn khoăn bối rối ban đầu là một mối giao hoà tuyệt đẹp giữa ngườivới trăng, giữa thi nhân với bạn tâm tình :