Khổ 1: Niềm vui sướng tràn ngập tâm hồn nhà thơ khi bắt gặp lí tưởng cộng sản

Một phần của tài liệu Giao An BD HSG Ngu van 8 (Trang 81 - 82)

C. Nghệ thuật đặc sắc.

1. Khổ 1: Niềm vui sướng tràn ngập tâm hồn nhà thơ khi bắt gặp lí tưởng cộng sản

- Trong đời mỗi người đều có thể có những phút giây bừng sáng, những sự đổi thay kì diệu để lại dấu ấn suốt đời. Đó là phút giây tình yêu chợt đến, là lúc chân lí khoa học loé sáng, là thời điểm giác ngộ một lí tưởng nhân sinh, một lẽ sống. Đó là lúc người ta đổi thay tồn bộ cách cảm nhận về cuộc đời. Với Tố Hữu, đó là lúc ơng tiếp nhận lí tưởng cộng sản và lí tưởng ấy đã bừng sáng trong ơng, rọi sáng cho ông suốt đời :

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ .....

Rất đậm hương và rộn tiếng chim...

Đọc bốn câu thơ mà tưởng như tâm hồn Tố Hữu đang bừng sáng lên mạnh mẽ trong cái giây phút thiêng liêng giác ngộ lí tưởng cách mạng, Mặt trời chói chang, nắng hạ bừng sáng, vườn cây ngát hương và tiếng chim rộn rã... Có đủ âm thanh, sắc màu, hương vị.... mà cái gì cũng đẹp, cũng ngây ngất say mê, bởi tất cả đều bừng sáng trong tâm hồn thi sĩ. Đây là sự bừng sáng của chân lí cách mạng đối với một con người, một đời người. Sự bừng sáng ấy vừa đột ngột vừa chói chang, lại tươi vui, đằm thắm và dạt dào sức sống. Nó được biểu thị bằng hai hình ảnh « mặt trời chân lí », « vườn hoa lá » hài hồ thống nhất với nhau và kết tụ lại trong bốn từ làm bừng sáng cả khổ thơ : « bừng », « chói », « đậm », « rộn ». Có « mặt trời chân lí » chói chang nhưng lại có « vườn hoa lá » xanh mát ; có « bừng », « chói » của ánh sáng lí tưởng thì lại có « đậm » mùi hương và « rộn » tiếng chim của cuộc sống cách mạng. Lí tưởng đã hồ vào cuộc sống, đã thành cuộc sống cách mạng trong tâm hồn thi sĩ.

Câu thơ hay nhất, bừng sáng nhất là : Mặt trời chân lí chói qua tim

Nhà thơ đã dùng cách nói mới du nhập từ phương tây : «Mặt trời chân lí » là một ẩn dụ có cấu tạo mới khiến cho lí tưởng cách mạng giống như mặt trời toả sáng rực rỡ. Dùng hình ảnh mặt trời để biểu trưng cho cách mạng thật khơng gì đúng và đẹp bằng. Chính Bác Hồ đã nói : « những sai lầm đều như bóng mây qua, cịn chân lí của chủ nghĩa Mác Lê Nin thì như mặt trời, sáng mãi ». Tố Hữu, Lê Anh Xuân, Viễn Phương.... đều dùng mặt trời để biểu trưng cho cách mạng trong những bài thơ sau này. Nhưng « mặt trời chân lí » là hình ảnh đầu tiên Tố Hữu đã dùng trong bài thơ « Từ ấy » để ghi lại cái giây phút bừng sáng của lí tưởng trong tâm hồn ơng. « Mặt trời chân lí » ấy đã « chói qua tim » (chứ khơng phải chói trong tim) bởi mặt trời như chiếu xuyên qua tim làm tâm hồn nhà thơ bừng sáng.

Nếu hai câu thơ trên chói chang rực rỡ ánh sáng của lí tưởng thì hai câu dưới lại xanh mát tươi vui hương sắc của cuộc sống. Hoa lá, hương thơm, tiếng chim là trạng thái đầy sinh khí của thiên nhiên trong một khu vườn, nó thể hiện tâm trạng say sưa, náo nức, rộn ràng của một tâm hồn đang vui sướng tràn ngập khi bắt gặp lí tưởng cách mạng :

Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim...

Nhà thơ đã cảm nhận lí tưởng với trái tim ngây ngất của tình yêu, đây cũng là một đặc điểm của hồn thơ Tố Hữu, đặc biệt trong thuở ban đầu với bút pháp thơ giàu chất lãng mạn.

Một phần của tài liệu Giao An BD HSG Ngu van 8 (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w