Một trong những điều kiện cơ bản để đƣợc gia nhập WTO chính là lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu trong vòng 12 năm từ năm 2007 đến năm 2019. Viêt Nam không những phải thực hiện cam kết với các nƣớc thành viên WTO mà còn phải thực hiện cam kết với 26 nƣớc thành viên WTO theo hiệp định song phƣơng về mở cửa thị trƣờng đã ký với 26 nƣớc này. Tổng hợp chung các kết quả đàm phán cho toàn bộ biểu thuế nhập khẩu (10.600 dòng thuế), Việt Nam đã cam kết cắt giảm trung bình 3% thuế nhập khẩu so mức thuế hiện hành từ 17,4% xuống 13,4 %, thực hiện chủ yếu trong vòng năm năm kể từ khi gia nhập WTO.
Thuế suất cam kết bình quân tính theo ngành nông nghiệp và công nghiệp cụ thể nhƣ sau: mặt hàng nông nghiệp Việt Nam bị cắt giảm 3% từ 23,5% xuống còn 20,9% trong vòng 5 năm, hàng công nghiệp là từ 16,8% xuống còn 12,6% trong thời gian từ 5-7năm. Mức cắt giảm bình quân thuế nhập khẩu Việt Nam tuân thủ mức cắt giảm thuế chung tại vòng Urugoay là 27% (30% cho hàng nông sản, 24% cho hàng công nghiệp) đối với các nƣớc đang phát triển. Những ngành cắt giảm thuế nhiều nhất gồm: dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc thiết bị điện.
Theo cam kết cắt giảm thuế từ những hiệp định tự do theo ngành của WTO, yêu cầu giảm thuế phải xuống còn 0% hoặc ở mức thấp. Đây là hiệp định tự nguyện, nhƣng các nƣớc mới gia nhập đều phải tham gia một số ngành. Việt Nam cam kết tham gia ngành công nghệ thông tin, dệt may và thiết bị y tế, tham gia một phần với thời gian thực hiện là 3-5 năm đối với ngành thiết bị máy bay, hóa chất và thiết bị xây dựng.
Theo cam kết của VN với WTO, kể từ ngày 1/1/2007, trong 10.600 dòng thuế nhập khẩu hiện hành sẽ có khoảng 3.800 dòng thuế, chiếm 35,5%, đƣợc cắt giảm ngay. Trong đó, các mặt hàng đang có mức thuế suất cao từ 30% trở lên sẽ đƣợc cắt giảm ngay từ đầu năm 2007, với 1.812 dòng thuế, chiếm 17% biểu thuế, với mức cắt giảm bình quân 44%. Cụ thể, hàng dệt may giảm 63%; giày dép mũ các loại giảm 20%; hoa, cây cảnh giảm 25%; một số loại rau nhƣ cà, nấm, ớt…giảm 40%; dầu thực vật giảm 20% - 40%; mỹ phẩm các loại, xà phòng giảm 20% - 40%; sản phẩm nhựa gia dụng giảm 20%; bánh kẹo các loại giảm 20% - 30%; thịt chế biến giảm 20%; giấy giảm 10% - 20%; sản phẩm liên quan đến thiết bị điện giảm 20%, một số hàng tạp hóa khác giảm 20% - 25%...
Với những cam kết kể trên, chậm nhất đến năm 2019, ngƣời tiêu dùng Việt Nam có thể vui mừng đƣợc mua hàng nhập khẩu chất lƣợng cao giá rẻ. Ƣớc lƣợng mức giảm bình quân có thể rẻ hơn thời điểm trƣớc năm 2007 khoảng 30%. Và với tâm lý sính ngoại thì phần đông trong số ngƣời tiêu dùng Việt Nam sẽ chọn các mặt hàng có xuất xứ nƣớc ngoài. Điều này cũng đồng nghĩa với việc
cạnh tranh trên thị trƣờng nội địa của các doanh nghiệp trong nƣớc trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Nếu không am hiểu tâm lý ngƣời tiêu dùng trong nƣớc hoặc tìm cách giảm thiểu cạnh tranh thì đến trƣớc năm 2019, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nguy cơ để mất thị trƣờng của trên 90 triệu ngƣời tiêu dùng vào tay những công ty nƣớc ngoài hoặc những công ty đa quốc gia.
2.1.1.2. Hàng Việt Nam xuất khẩu ra thị trường thế giới sẽ cạnh tranh trực tiếp với hàng của các nước khác.
Gia nhập WTO cũng mở ra cơ hội xuất khẩu cho các doanh nghiệp Viêt Nam. Hàng Việt Nam không bị phân biệt đối xử và có cơ hội ngang bằng với hàng của các hóa sản xuất từ nƣớc khác. Hiện này cơ cấu hàng xuất khẩu của Viêt Nam vẫn thiên về các loại sử dụng nhiều lao động đơn giản, nông lâm nghiệp và khoáng sản thô. Với cơ cấu xuất khẩu nhƣ vậy, hàng Việt Nam sẽ cạnh tranh trực tiếp với hàng của các nƣớc có điều kiện kinh tế, xã hội tƣơng tự nhƣ Trung Quốc, Băngladesh, Ấn Độ, Campuchia, Thái Lan… Các mặt hàng khoáng sản thô dễ bị ép giá trong khủng hoảng kinh tế thế giới. Nhìn chung, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nhƣ dệt may, cà phê, cao su, thủy sản... đã có mặt ở hầu khắp các nƣớc trên thế giới, nhƣng sức cạnh tranh thấp, chủ yếu cạnh tranh dựa trên chiến lƣợc chi phí thấp. Một số mặt hàng mới nổi nhƣ rau củ quả, đồ thủ công mỹ nghệ cũng đang vất cả để tìm chỗ đứng trên thị trƣờng. Với những khó khăn, cạnh tranh và nguy cơ bị lép vế trên thị trƣờng trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế nói trên, các doanh nghiệp Việt Nam cần mau chóng tìm cách đổi mới giá trị sản phẩm của mình bằng việc tìm kiếm một đại dƣơng xanh .
2.1.2. Việt Nam chịu ảnh hƣởng nặng nề của khủng hoảng kinh tế toàn cầu
Nền kinh tế Việt Nam đạt đƣợc tăng trƣởng cao trong giai đoạn từ năm 2001- 2006 với tốc độ tăng trƣởng trung bình đạt 7,5%. Đặc biệt trong năm 2007, sau khi vừa gia nhập WTO , Việt Nam đã đạt mức tăng trƣởng kỷ lục 8,44% đứng thứ 3 châu Á sau Trung Quốc 11,3% và Ấn Độ 9%. Tuy nhiên, khi khủng hoảng
kinh tế thế giới bắt đầu từ Mỹ năm 2008, nền kinh tế Việt Nam đã chịu ảnh hƣởng nặng nề. Tốc độ tăng trƣởng GDP xụt xuống mức 6,18%; lạm phát tăng cao ở mức 19,9% và thâm hụt cán cân thƣơng mại lên đến 18 tỷ USD (theo con số mới nhất của Tổng cục Thống kê). Triển vọng kinh tế năm 2009 không mấy sáng sủa. Theo Tổng cục thống kê, GDP của quí I năm 2009 chỉ tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2008, thấp hơn nhiều so với mức tăng của những năm gần đây (bảng 2.1), trong đó sản xuất nông nghiệp ƣớc giảm 0,1%.
Bảng 2.1:Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam những năm qua (%)
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 GDP 6.89 7.0 8 7.3 4 7.7 9 8.4 4 8.1 7 8.4 4 6.1 8
( Nguồn : Niên giám thống kê Việt Nam 2008)
Những nhận định ngày càng bi quan về con số tăng trƣởng của Việt nam liên tục đƣợc các tổ chức tín dụng quốc tế nhƣ Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng HSBC công bố. Tổng cục thống kê cũng dự báo với điều kiện khó khăn hiện nay, GDP năm 2009 chỉ có thể đạt 4,8%-5,6%, thấp hơn chỉ tiêu Quốc hội đề ra (6%).
Gây sốc nhất cho đến nay là dự báo của Economist Intelligence Unit (EIU), theo đó mức tăng trƣởng kinh tế của Việt nam năm 2009 chỉ đạt 0.3%. Ông Justin Wood – Giám đốc khu vực Đông Nam Á của EIU giải thích rằng, ba động lực cho tăng trƣởng của kinh tế là xuất khẩu, đầu tƣ và tiêu dùng sẽ giảm mạnh trong năm nay ở Việt Nam.
Do thị trƣờng tiêu thụ thế giới thu hẹp, nhu cầu nhập khẩu của Mỹ, EU, Nhật Bản dự tính giảm khoảng 52% trong năm nay nên chắc chắn xuất khẩu của Việt nam sẽ bị ảnh hƣởng nặng nề. Vì vậy số lƣợng hợp đồng xuất khẩu giảm sút, và những khoản hỗ trợ doanh nghiệp xuất khấu nhƣ tài trợ tín dụng, cho vay ngắn hạn cũng không còn.
Theo EIU, tiêu dùng trong nƣớc cũng giảm theo mức độ lây lan của khủng hoảng. Có hai nhân tố chủ yếu quyết định tiêu dùng: thu nhập và của cải. Trong thời gian khủng hoảng kinh tế, những khoản thu nhập sau khi trừ thuế của ngƣời lao động có khuynh hƣớng giảm rõ rệt; thu nhập thƣờng xuyên cũng trở nên bấp bênh do không biết đƣợc doanh nghiệp có khả năng ngƣng hoạt động bất kỳ lúc nào.
Thị trƣờng chứng khoán sút giảm và giao động quanh ngƣỡng 300 điểm, bất động sản rớt giá, làm cho của cải của những ngƣời giàu có trong xã hội giảm giá trị, những ngƣời chi tiền mạnh tay nhất cho tiêu dùng cũng sẽ tiết kiệm hơn và cắt giảm những khoản chi tiêu xa xỉ.
Nhƣ vậy, cả hai nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến tiêu dùng là thu nhập và của cải đều sụt giảm đang làm cho nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc thu hẹp.
Trên thị trƣờng nội địa hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với tình trạng tiêu dùng sụt giảm, tƣơng tự nhƣ vấn đề họ phải đối mặt ở các thị trƣờng khác nhƣ Mỹ và châu Âu.
Với những dự báo không mấy khả quan đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam luôn phải sẵn sàng để đối đầu với hàng loạt khó khăn. Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp phải làm gì để tồn tại ? Việc tìm ra một đại dƣơng xanh mới bằng các phƣơng pháp đã nêu ở chƣơng 1 nhƣ: xác định lại thị trƣờng mục tiêu, định vị khách hàng, đổi mới giá trị, đổi mới quy trình kinh doanh, tìm ra nhu cầu đích thực của khách hàng và thỏa mãn nó sẽ là chiếc chìa khóa dẫn đến thành công cho các doanh nghiệp hiện nay.
2.2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG THÀNH CÔNG CHIẾN LƢỢC ĐẠI DƢƠNG XANH TẠI VIỆT NAM XANH TẠI VIỆT NAM
2.2.1. Khái quát tình hình áp dụng chiến lƣợc đại dƣơng xanh ở Việt Nam
Mặc dù cuốn sách “Chiến lƣợc đại dƣơng xanh” mới đƣợc giới thiệu vào Việt Nam từ năm 2006 và không phải nhà quản lý nào cũng có điều kiện tiếp cận với hệ thống luận chứng luận cứ của chiến lƣợc đại dƣơng xanh, nhƣng chiến lƣợc đại dƣơng xanh đã đƣợc áp dụng ở một số ngành nghề và lĩnh vực ở Việt Nam.
Việt Nam là một thị trƣờng chƣa phát triển, nên việc mang những công nghệ mới, phƣơng pháp quản lý mới từ nƣớc ngoài vào Việt Nam cũng giúp cho doanh nghiệp mở ra đƣợc chiến lƣợc đại dƣơng xanh cho riêng mình. Một ví dụ phải kể đến là những doanh nghiệp áp dụng công nghệ thông tin, Internet vào việc kinh doanh. Những siêu thị trực tuyến hay những tranh web tải nhạc, trò chơi… cũng trở thành những doanh nghiệp cung cấp quảng cáo. Trƣờng hợp của Phở 24 mang mô hình franchising về Việt Nam cũng tạo ra một đại dƣơng xanh cho riêng mình. Những cửa hàng một giá có mặt từ rất lâu trên thế giới khi du nhập vào Việt Nam cũng mở ra “môi trƣờng kinh doanh không có cạnh tranh” trong một thời gian tƣơng đối dài. Tƣ duy đổi mới sáng tạo cũng còn đƣợc áp dụng vào nhiều lĩnh vực trong đó có quảng cáo. Mỳ ăn liền là một sản phẩm đƣợc ƣa chuộng tại Việt Nam vì khẩu vị phù hợp với ngƣời tiêu dùng Việt Nam và tính tiện lợi của nó. Nhƣng bên cạnh đó, họ cũng lo ngại về tính không bổ dƣỡng của những sản phẩm ăn liền này. Các doanh nghiệp sản xuất mỳ gói cạnh tranh nhau chủ yếu thông qua giá bán và sự phong phú của các loại gia vị trong gói mỳ. Tuy nhiên, thƣơng hiệu mỳ Tiến vua với mẫu quảng cáo cam kết không sử dụng dầu ăn chiên nhiều lần để chế biến mỳ (dầu ăn chiên nhiều lần có màu vàng nâu và có thể gây ung thƣ) đã tạo cho mình một chỗ đứng riêng. Những ngƣời tiêu dùng trƣớc đây lo ngại về chất lƣợng của các loại mỳ gói đã yên tâm sử dụng sản phẩm này. Hay nhƣ mỳ Omachi với khẩu hiệu “ rất ngon mà không sợ nóng” đã đánh vào tâm lý của chị em phụ nữ lo ngại ăn mỳ nhiều gây nóng, dễ nổi mụn. Thƣơng hiệu mỳ này không những đƣợc nữ giới tin dùng mà họ còn mua về để cho gia đình sử dụng. Tƣơng tự, sản phẩm thạch dừa cam kết đóng gói trong những bao bì sạch, không dùng sản phẩm nhựa tái chế, một loại nhựa không an toàn cho sức khỏe ngƣời tiêu dùng…
Tiếp theo, phải kể đến các làng nghề truyển thống ở nƣớc ta. Nhiều năm trƣớc đây, làng nghề truyền thống của Việt Nam sản xuất những mặt hàng gốm sứ, tranh thêu hay đồ gỗ…với mẫu mã và kiểu dáng tƣơng tự nhau. Sản phẩm của nhà nào cũng giống nhà nào, sản phẩm của năm này không khác là mấy so
với sản phẩm của năm trƣớc. Việc làm này đã làm giảm giá trị của sản phẩm, sản phẩm làm ra không có ngƣời mua. Khi nhà sản xuất áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, thay đổi kiểu dáng, làm cho các sản phẩm vừa có tính ứng dụng cao lại vừa mang nét độc đáo riêng thì giá trị của các sản phẩm này tăng lên đáng kể. Nhiều gia đình đã làm giầu thành công dựa trên chính ngành nghề truyền thống của làng mình. Mặc dù không hề ý thức đƣợc về chiến lƣợc đại dƣơng xanh, nhƣng họ đã và đang áp dụng chiến lƣợc này vào công việc sản xuất của mình…Việc áp dụng chiến lƣợc đại dƣơng xanh trên thị trƣờng Việt Nam hứa hẹn nhiều khám phá và tìm tòi bất ngờ từ phía các doanh nghiệp.
2.2.2. Một số doanh nghiệp áp dụng thành công chiến lƣợc đại dƣơng xanh tiêu biểu ở Việt Nam
2.2.2.1. Vinagame: Phát triển trò chơi trực tuyến
a) Vài nét về công ty
VinaGame là tên gọi tắt của công ty cổ phần dịch vụ và phần mềm trò chơi Vina. Đƣợc thành lập vào tháng 9/2004, VinaGame là một trong những doanh nghiệp đầu tiên chuyên kinh doanh loại hình Trò chơi Trực tuyến (TCTT). VinaGame tự hào sở hữu nhiều tài năng mang tầm vóc quốc tế và thấu hiểu thị trƣờng bản địa. Công ty mang đến cho khách hàng hệ thống mạng không ngừng nâng cấp, chất lƣợng dịch vụ khách hàng chu đáo, phƣơng thức thanh toán tiện lợi, nhiều chƣơng trình khuyến mãi hấp dẫn và mạng lƣới phân phối rộng khắp cả nƣớc, với mục tiêu trở thành nhà cung cấp dịch vụ giải trí và giao lƣu cộng đồng trực tuyến hàng đầu Việt Nam.
Võ lâm Truyền kỳ phát hành tháng 6 năm 2005 là trò chơi trực tuyến thành công nhất của Vinagame, mở ra một đại dƣơng xanh cho Công ty. Hiện nay Vinagame đã giới thiệu tổng cộng 10 trò chơi trực tuyến vào thị trƣờng Game Online Việt Nam.
Sức mạnh của VinaGame trên lĩnh vực Trò chơi trực tuyến đƣợc khẳng định ở vị thế nhà phát hành game số 1 Việt Nam với 3/4 thị phần nắm giữ. Ba trong
số bốn game online thịnh hành nhất ở Việt Nam đang đƣợc VinaGame phát hành độc quyền.
Bên cạnh đó, VinaGame còn cung cấp phần mềm quản lý phòng máy CSM từ tháng 6 năm 2006 và chính thức bắt đầu hoạt động thƣơng mại điện tử với Siêu thị Trực tuyến 123mua! tại website http://www.123mua.com.vn/ từ tháng 7 năm 2006. Đồng thời, VinaGame còn hợp tác với LiquidLine cho ra mắt mạng cộng đồng thuần Việt đầu tiên tại Việt Nam dành cho các bạn trẻ yêu thích và quen thuộc với trào lƣu trực tuyến tại địa chỉ http://yobanbe.zing.vn/. Sứ mạng của Vinagame là: Phát triển Internet để thay đổi cuộc sống ngƣời Việt Nam.
Hệ Thống Phân Phối Và Phát Triển Kinh Doanh:
VinaGame đang quản lý hệ thống phân phối thẻ trò chơi trả trƣớc cực lớn. Thẻ này do VinaGame phát hành và phân phối cho các cơ sở kinh doanh Internet, nơi 90% game thủ thƣờng chơi.
Hệ thống cơ sở kinh doanh thẻ game trả trƣớc của VinaGame hiện bao bao gồm 15.000 phòng Net phân bổ khắp cả nƣớc. Các sản phẩm phần mềm của VinaGame đang đƣợc đến trên 7000 phòng Net sử dụng. VinaGame có hệ thống nhân viên luôn theo sát, cập nhật những thông tin mới nhất trên thị trƣờng.
b) Mô hình chiến lƣợc đại dƣơng xanh đƣợc công ty phát triển thành công
- Tình hình thị trƣờng trƣớc khi sản phẩm ra đời:
Trƣớc năm 2004, trò chơi trực tuyến (game online) chƣa chính thức hiện diện tại Việt Nam. Cùng với sự phát triển của Internet ADSL, khái niệm MMORPG (Massive Multi Player Online Role Playing Game - game nhập vai trực tuyến nhiều ngƣời chơi) đƣợc giới “game thủ” Việt Nam biết đến khi ngày 7-12-2004, Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC đƣa MU-Online vào thử nghiệm. Nhƣ vậy Võ lâm truyền kỳ không phải là sản phẩm game MMORPG đầu tiên