Chương 1 : CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.2.1. Kinh tế hộ nông dân tái định cư trong dự án thuỷ điện Hịa Bình
Xây dựng thuỷ điện Hịa Bình với cơng suất 1.920 MW làm ngập 20.800 ha đất (hồ chứa 20.800 ha, trong đó 5.000 ha đất canh tác), dài hồ chứa trên 200 km, buộc di chuyển 9.305 hộ gia đình với 52.000 người (Viện Quản lý khoa học ISM Hà Nội,
1992). Thực hiện di dân tái đinh cư, giải phóng lịng hồ sơng Đà bắt đầu từ năm 1979,
trong tổng số di dân tái định cư 79% là đồng bào dân tộc Mường, Dao, Thái và còn dân tộc Kinh là 21%.
Theo báo cáo của Ban Kinh tế Đối ngoại tỉnh Hịa Bình năm 1992, thì 40% các hộ bị di chủn bởi dự án thuỷ điện Hịa Bình bị thiếu nước ăn từ 5- 6 tháng, 45% hộ thiếu ăn từ 3- 4 tháng (Trang Hiếu Dũng, 1995).
Đời sống của người dân di chuyển ra khỏi lịng hồ Hịa Bình vơ cùng khó khăn, do mất hết ruộng đất nên hầu hết các hộ chuyển cư phải chuyển sang canh tác nương dẫy chỉ canh tác được 1- 2 vụ rồi phải bỏ hóa. Tình trạng du canh du cư phát triển trở lại làm cho hàng ngàn ha rừng bị đốt phá. Từ thu nhập thấp, đời sống văn hóa của hộ dân di chủn ra khỏi lịng hồ đã xuống cấp nghiêm trọng về giáo dục, do không ổn định nơi ở lại thiếu trường lớp, giao thơng đi lại khó khăn nên nhiều nơi tỷ lệ thất học tăng lên, chiến 47% số trẻ em trong độ tuổi, hệ cấp 2 không tồn tại... Trạm xá các xã chưa kịp khôi phục hoặc không đủ điều kiện chức năng phịng chống bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Năm 1989, ở Phù Yên - Sơn La mặc dù được Nhà nước hỗ trợ hơn 60 triệu đồng cho phòng chống bệnh, các ổ dịch dập tắt nhưng đã chết hơn 30 người (Trang Hiếu Dũng, 1995).
Dưới sự tác động của xã hội và môi trường của hồ chứa nước Hịa Bình đã cho thấy rõ cuộc sống khổ cực của những người phải di chủn bởi dự án. Ví dụ, từ chỗ có đủ gạo ăn quanh năm, sau khi bị di chuyển thì hộ thiếu ăn như hộ ở Làng Lương
ăn ngô, sắn, cũng không đủ ăn do thiếu đất trồng và đất cằn cỗi (Phạm Mộng Hoa &
Lâm Mai Lan, 2000).
Năm 1995, Chính quyền địa phương cùng với Nhà nước đã giúp đỡ các hộ phần nào bị ảnh hưởng khôi phục cuộc sống nhưng tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn nhiều như ở Làng Lương Phong - Hiền Lương - Đà Bắc - Hịa Bình, 27% hộ sống ở mức nghèo và dưới nghèo, 18,2% hộ khá và 54,5% hộ mức trung bình (Phạm Mộng Hoa & Lâm Mai
Lan, 2000).
Trong Hội nghị tổng kết 15 năm công tác di dân thuỷ điện, thuỷ lợi tháng 04/2007, thì tỉnh Hịa Bình đã gần 30 năm vẫn chưa giải quyết xong việc di dân lòng hồ sơng Đà. Ngun nhân cơ bản là Hịa Bình đã khơng có quy hoạch khu tái định cư, mà di dân theo kiểu chuyển vén (ở tạm, chạy theo) và không ổn định cuộc sống cho bà
con. Khi đó, hơn 1.000 hộ được hỗ trợ chuyển vào Nam xây dựng kinh tế mới song chỉ
vài năm sau, hơn 30 hộ lại về nơi xuất phát... Tỷ lệ hộ nghèo ở lịng sơng Đà cao nhất tỉnh, chiếm 42%, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn.
Do cơng tác di dân, tái định cư thuỷ điện Hồ Bình cịn nhiều tồn tại nên đến
nay vẫn phải có chính sách khắc phục hậu quả để lại. Từ năm 1995 - 2006, có các dự án của Nhà nước như dự án 135, xố đói giảm nghèo và dự án ổn định dân cư phát triển kinh tế xã hội vùng chuyển dân sông Đà. Dẫn tới thay đổi, thu nhập năm 1995 từ 0,192 triệu đồng/người/năm lên 3,2 - 3,5 triệu đồng/người/năm, năm 2006. Cơ bản xóa hết hộ đói, khoảng 42% hộ nghèo (theo tiêu chí năm 2005), trong khi tỷ lệ hộ nghèo bình qn tồn tỉnh 31%, đời sống tinh thần của nhân dân được cải thiện, tỷ lệ che phủ rừng của vùng hồ đạt 47%, tất cả vùng có đường ơ tơ đến trung tâm xã, 30- 35% thơn bản chưa có đường dân sinh, 87% số hộ có điện, 80% hộ dân có nước sinh hoạt (Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2007). Đời sống nhân dân di dân, tái định cư đã được cải thiện, nhưng tỷ lệ hộ nghèo còn cao...