Chương 2 : ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Khái quát đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Quỳnh
2.1.2.2. Tình hình dân số và lao động
Huyện Quỳnh Nhai có 7 dân tộc chính sinh sống, trong đó dân tộc Thái chiếm 80,0%; Dân tộc Kinh chiếm 4,6%; Dân tộc Khơ Mú chiếm 2,7%; Dân tộc Mông chiếm 4,10%; Dân tộc Kháng chiếm 4,2%; Dân tộc La Ha và dân tộc Dao chiếm 4,4%.
Dân số toàn huyện là 63.100 người với 100% dân số sống ở vùng nông thôn.
Mật độ dân số thấp và tương đối đồng đều. Năm 2015, mật độ dân số là 59 người/km2.
Tốc độ gia tăng dân số ở mức trung bình, năm 2015 đạt 1,32%.
Quỳnh Nhai có lực lượng lao động dồi dào, dân số trong độ tuổi lao động là 36.081 người, trong đó lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân là 27.421 người, hồn tồn là lao động nơng thơn. Số lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân, chiếm 76,0% số lao động trong độ tuổi lao động có khả năng lao động. Cơ cấu lao động vẫn chưa có nhiều chuyển biến, năm 2015, lao động làm việc trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp là 20.969 người, chiếm 76,47% tổng số lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân. Tỷ lệ lao động làm việc trong khối ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ vẫn cịn thấp, năm 2015 có 6.452 người, chiếm 23,53% số lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân. Chất lượng lao động qua đào tạo không cao, năm 2015 đạt 22,0%. các nghề thuộc khối ngành công nghiệp - dịch vụ ngày một phát triển, cần có các giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng lao động, thay đổi cơ cấu lao động theo hướng tăng lao động các ngành công nghiệp - dịch vụ và làm tốt công tác thu hút lao động.