Đơn vị tính: 1000đ/ha
STT Chỉ tiêu Phân theo nhóm hộ
Khá Trung bình Nghèo 1 Lúa 10.252 9.943 9.439 2 Ngô 7.589 5.775 5.570 3 Sắn 8.866 8.416 7.737 4 Cây trồng khác 474 462 429 Tổng giá trị sản xuất 27.181 24.596 23.175
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Phân tích theo bảng 3.9 ta thấy tổng giá trị sản xuất bình qn 1 hộ ở nhóm hộ khá là cao nhất 27.181 nghìn đồng, sau đó là nhóm hộ trung bình là 24.596 nghìn đồng và nhóm hộ nghèo là thấp nhất 23.175 nghìn đồng. Như vậy giá trị sản xuất trồng trọt của nhóm hộ khá gấp 1,17 lần giá trị sản xuất trồng trọt của nhóm hộ nghèo. Có sự chênh lệch lớn giữa nhóm hộ khá và nhóm hộ nghèo như vậy là do trong nhóm hộ khá các hộ đầu tư chi phí phân bón, chăm sóc, mua giống, thuốc bảo vệ thực vật, đầu tư tài sản phục vụ cho sản xuất... nhiều hơn so với nhóm hộ trung bình và nghèo dẫn đến năng suất cây trồng cao hơn và thu nhập từ trồng trọt cũng từ đó nhiều hơn hai nhóm hộ cịn lại. Năng suất cây trồng phụ thuộc rất lớn vào kĩ thuật chăm sóc của chủ hộ.
Lúa nước của hộ tái định cư được đầu tư các loại giống như Nhị ưu 838, Nghi hương 2308, Lúa thuần IR64, giá 7.000- 7.500 đ/kg giống, có sự đầu tư lớn hơn lúa nương về phân bón vơ cơ, cấy lúa nước hộ đã biết sử dụng phân hữu cơ, phân chuồng ruộng gần mới được vãi, các hộ trước kia vốn khơng có thói quen sử dụng với hộ khơng có lúa nước.
Vụ tra lúa nương thường diễn ra trước khoảng 15- 20 ngày cấy lúa nước, lúa nương tra hạt giống bình quân 90 kg/ha, mỗi hốc 12- 15 hạt, một số hộ đã đầu tư thuốc diệt cỏ để giảm công lao động, nếu hộ không phun thuốc phải làm cỏ 2 lần, sử dụng phân vơ cơ ít hơn lúa nước.
Cây ngơ có mức đầu tư lớn do hộ đầu tư giống ngô, phân bón, giống thường được trồng là giống ngơ lai LVN10, DK888... cây ngơ bón phân nhiều so với cây trồng
hàng năm khác. Giá trị sản xuất ngơ bình qn của 1 hộ từ 5 - 7 trđ, giá trị sản xuất ngơ thấp như vậy là do diện tích trồng ngơ của các hộ cịn ít, năng suất thấp. Ngơ nếp thì mức đầu tư thấp vì hộ khơng phải đầu chi phí giống, giống hộ thường để lại hay có thể đổi với hộ khác.
Chuyển ra nơi ở mới, diện tích trồng sắn của các hộ nhiều hơn diện tích trồng ngơ vì sắn giống chỉ đầu tư một lần, các năm giống được sử dụng lại và nhân rộng trong vùng, có thể cho nhau giống. Mấy năm gần đây giá sắn cao hơn mấy năm trước
nên các nhóm hộ khá, hộ trung bình đầu tư vào phân bón, chăm sóc, thuốc bảo vệ thực
vật nhiều hơn so với các năm trước.
b) Kết quả chăn nuôi của hộ nông dân
Trong kinh tế nơng hộ, ngồi ngành trồng trọt thì ngành chăn ni có vai trị vơ cùng quan trọng, trong khi bị hạn chế bởi yếu tố đất đai thì phát triển ngành chăn nuôi là một hướng đi cho kinh tế nơng hộ. Kết quả chăn ni bình qn của hộ điều tra được thể hiện qua bảng 3.10 sau: