Sơ đồ hệ thống cung cấp vốn cho nhóm hộ nghèo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển kinh tế hộ nông dân vùng tái định cư thuộc dự án di dân tái định cư thủy điện sơn la tại huyện quỳnh nhai, tỉnh sơn la (Trang 98 - 118)

Trên cơ sở sơ đồ cung cấp vốn cho người nghèo để vốn vay của các tổ chức thực sự đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần khơng nhỏ vào việc xố đói giảm nghèo vùng tái định cư thì cần phải nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng nhu cầu vay vốn của các hộ nhằm giúp các hộ nghèo sử dụng vốn vay đúng mục đích sản xuất kinh doanh. Và

việc vay vốn của các hộ dân phải thực hiện theo dự án nên Ban XĐGN của huyện cần

lập kế hoạch và chỉ đạo giải ngân đúng thời điểm, thời vụ để người nghèo sử dụng vốn có hiệu quả.

3.5.2.3. Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

Tiềm năng con người có ý nghĩa quyết định đến mọi hoạt động, có con người, có tri thức là có tất cả. Vì vậy trong giải pháp này cần giải quyết những vấn đề sau:

- Nâng cao trình độ dân trí, đào tạo chủ hộ, trước tiên là phổ cập giáo dục cho các thành viên trong gia đình. Những yếu kém của nền giáo dục dân tộc bản địa có

những nguyên nhân khách quan là do sự chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế - xã hội nhưng chủ yếu vẫn là do chủ quan, một mặt huyện chưa chú ý đầu tư đúng mức, mặt khác các cấp chưa quan tâm đến giáo dục, đồng bào cịn có tính tự ti, bảo thủ. Nâng cao trình độ dân trí bằng cách tập trung xóa nạn mù chữ đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa.

- Trong lĩnh vực nông nghiệp việc bồi dưỡng nâng cao trình độ dân trí, khả năng nhận thức và quản lý cho chủ hộ là việc cấp bách và phải coi như là cuộc Cách mạng văn hố trong nơng thơn vùng cao, vùng sâu. Đa số người dân tái định cư trên địa bàn huyện Quỳnh Nhai trong độ tuổi lao động đều khơng có trình độ, chun mơn kỹ tḥt, kinh nghiệm thị trường cịn hạn chế vì vậy họ là những đối tượng dễ bị tổn thương nếu khơng có sự hỗ trợ hiệu quả của chính quyền địa phương. Vì vậy, việc xây dựng các chương trình đào tạo, tập huấn về kỹ thuật canh tác, chăn nuôi cho người dân tái định cư là một vấn đề cấp thiết. Do vậy để nâng cao đời sống và hiệu quả sản xuất cho người dân tái định cư trên địa bàn huyện thì cần tập trung vào việc nâng cao trình độ của người dân, cải tạo điều kiện sản xuất, làm ăn sinh sống. Đồng thời tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội trong địa bàn huyện để tạo công ăn việc làm mới cho người dân tái định cư.

- Cải tạo điều kiện lao động cho người dân tái định cư, phát triển hệ thống trung

tâm dịch vụ việc làm và tư vấn hướng nghiệp để cung cấp các thông tin về việc làm thiết thực hơn đối với người dân tái định cư, tăng cường tổ chức đào tạo nghề dành riêng cho người dân tái định cư.

- Các cơ quan liên quan đến công tác hỗ trợ tái định cư trên địa bàn huyện Quỳnh Nhai cần cử cán bộ kỹ thuật giỏi, hiểu biết về tập quán canh tác của người dân

xuống hỗ trợ, hướng dẫn bà con kỹ thuật canh tác sao cho đạt được hiệu quả cao.

Nhằm khuyến khích cán bộ giỏi về những điểm tái định cư khó khăn cơng tác thì chính quyền các cấp cần phải có những chính sách khuyến khích đối với cán bộ làm cơng tác

di dân tái định cư như nâng cao mức trợ cấp, hỗ trợ phương tiện đi lại...

3.5.2.4. Nhóm giải pháp về khoa học kỹ thuật

Trong điều kiện sản xuất phát triển theo hướng hàng hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng có vai trị quan trọng và là động lực thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển. Khoa học kỹ tḥt là chìa khóa phát triển nơng nghiệp hiện đại.

Ngày nay ứng dụng khoa học kỹ thuật được thừa nhận là một trong những biện pháp kinh tế nhất trong sản xuất nông nghiệp. Người nông dân tiến hành sản xuất kinh doanh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thì mới tăng nhanh được năng suất, nâng cao được chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm trên thị trường và đảm bảo có lợi.

- Đẩy mạnh phát triển chăn ni theo hướng sản xuất hàng hóa:

+ Phát triển chăn ni trâu, bị, dê gắn với trồng cỏ, học hỏi những mơ hình điển hình của một số hộ đang chăn nuôi phát triển đem lại giá trị kinh tế cao.

+ Mở rộng quy mô số lượng lợn đen, chăn ni phải qy chuồng rộng để có

khơng gian ni, mua giống lợn ở bản bên cạnh nếu giống lợn mang ở quê cũ về phát

triển khó khăn.

+ Nâng số lượng đầu con dê bình quân mỗi hộ vì mục tiêu đưa ra thị trường mà không dừng ở phạm vi tiêu dùng trong của hộ nhưng phải đảm bảo hài hoà tránh dê phá hoại cây trồng.

+ Phát triển chăn nuôi gia cầm, cùng với việc xây dựng chuồng nhưng phải gắn với phịng bệnh, đặc biệt khi mùa đơng đến. Tăng cường tiêm phịng đầy đủ các loại vắc-xin cho vật ni và thường xuyên cập nhật bản tin dự báo thời tiết hàng ngày để

phịng tránh.

+ Trong q trình ngành chăn ni phải gắn với phịng bệnh, phịng chống rét khi mùa đông cho gia súc, gia cầm. Cần có sự hỗ trợ của kỹ tḥt chăn ni, dịch vụ thú y trên địa bàn để sản xuất ngành chăn nuôi của các nông hộ đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

- Mở rộng, phát triển ngành trồng trọt

+ Trong sản xuất nông nghiệp, giống là tiền đề, là yếu tố quyết định năng suất cây trồng, vật nuôi và chất lượng sản phẩm. Cần cải tiến khâu chọn tạo giống. Tăng cường đưa giống mới có năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt phù hợp với nhu cầu thị trường và thị hiếu người tiêu dùng. Đẩy mạnh hoạt động khuyến nông trong vùng đặc biệt là áp dụng khuyến nông tự nguyện. Phổ biến rộng khắp tới các hộ nông dân hệ thống canh tác khoa học, phù hợp như hệ thống canh tác trên đất dốc, hệ thống canh tác nông, lâm kết hợp.

+ Tiếp tục nghiên cứu đưa cây trồng mới có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất như là trồng chuối tiêu hồng, cà phê… tìm ra những nguyên nhân thất bại những cây trồng đã đưa vào thử nghiệm để từ đó có giải pháp và kinh nghiệm thực tiễn.

+ Cải tạo diện tích đất nương nào có thể đưa cây lúa nước vào nhằm tăng sản

lượng lương thực, phát triển cây ăn quả có giá trị cao gắn với cây hàng năm theo phương châm lấy ngắn nuôi dài.Trồng cây ăn quả, cải tạo đất để trồng rau xung quanh nhà ở nhằm cải thiện cho bữa ăn gia đình.

- Người dân trên địa bàn huyện Quỳnh Nhai nói chung và người dân tái định cư nói riêng hiện vẫn đang sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền qua các thế hệ. Vì vậy cơng tác hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao các tiến bộ khoa học về giống, bảo vệ thực vật, kỹ thuật làm đất, gieo trồng, cơ cấu mùa vụ,… cho nông dân trong thời là rất cần thiết. Cần hướng dẫn, chuyển giao cho người dân chủ yếu theo các hướng sau:

+ Hướng dẫn cho người dân về mùa vụ sản xuất hợp lý, chọn giống phù hợp cho từng vụ trên từng chân đất, quy trình canh tác như làm đất, cày bừa, chọn giống,… cần phải được coi trọng. Đối với đất dốc, thoái hoá, thiếu đất sản xuất, do đó cần có những biện pháp canh tác trên đất dốc phù hợp kết hợp với xây dựng đường băng chống xói mịn. Tổ chức tập huấn theo từng nhóm hộ canh tác: lúa nương, lúa nước, ngô, đậu đỗ, rau,…

+ Tổ chức nghiên cứu tuyển chọn, thử nghiệp giống cây trồng phù hợp. Xây dựng chế độ hỗ trợ trọn gói đối với người dân tái định cư, trong đó bao gồm cả chính sách về việc làm, tài chính, đào tạo, xây dựng các chế độ bảo hiểm xã hội,…

- Thực hiện lồng ghép việc sản xuất của người dân với những dự án đang tiến hành: Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững 30a, chương trình phát triển của tổ chức Tầm nhìn thế giới, dự án Danida…

3.5.2.5. Nhóm giải pháp về chính sách

- Tiếp tục hỗ trợ 50% giá cây, con giống, kỹ thuật sản xuất cho người dân tái định cư cho đến khi thốt nghèo.

- Nhà nước và Chính quyền các cấp có chính sách trợ giá đầu vào cho sản xuất.

Cung cấp các giống mới, vật tư nông nghiệp với giá ưu tiên hoặc ủng hộ cho các hộ nghèo, hình thức này cần được khuyến khích duy trì để thâm canh tăng năng suất đến

chừng mực nào đó thì thơi trợ cấp, nơng dân vẫn tiếp tục sử dụng để tăng sản lượng. Đây là mặt tích cực của chính sách hỗ trợ đầu vào, đặc biệt đối với kinh tế tiểu nông như hiện nay, tác động nhanh đến việc gia tăng sản lượng, giúp nơng dân chủn sang sản xuất hàng hóa thích ứng với thị trường.

- Chính sách hỗ trợ người dân trong quá trình tìm đầu ra cho sản phẩm:

+ Nơng sản chính ở các điểm tái định cư trên địa bàn huyện chủ yếu là lúa và ngô. Đây cũng là hai mặt hàng nơng sản có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định, trong đó ngơ được coi là sản phẩm chiến lược có tiềm năng. Thị trường nơng sản có thể tiêu thụ theo hướng sau: thóc gạo là sản phẩm tự sản tự tiêu trong nội bộ để phục vụ cho nhu cầu lương thực của chính các hộ dân tại điểm tái định cư; sản phẩm ngơ hàng hóa sẽ tiêu thụ thơng qua các đại lý thu mua của thương lái. Để hạn chế tư thương ép giá, tại các có điểm tái định cư có thể thành lập các tổ hợp chuyên lo về tiêu thụ ngô, sắn cho người dân yên tâm sản xuất.

+ Cần có mạng lưới cung cấp thơng tin về thị trường cho người dân tái định cư về nhu cầu các loại nông sản trên thị trường, giá cả các loại hàng hóa phục vụ sản xuất nói chung và các ngành nghề cho người dân tái định cư.

- Khuyến khích các hộ dân tái định cư tự lập phương án sản xuất theo quy hoạch phê duyệt. Trong thời gian tới cần tiếp tục tiến hành các nghiên cứu xã hội học nghiêm túc, bài bản, nắm vững nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng, phong tục, tập quán, lối sống và thực trạng đời sống, sản xuất của người dân tái định cư nhằm đưa ra những chính sách hỗ trợ kịp thời và hiệu quả. Theo kinh nghiệm của một số nước phát triển, để làm tốt cơng tác di dân tái định cư thì có thể nói rằng sự có mặt và làm việc lâu dài theo suốt các giai đoạn và “dính líu” vào tất cả các thành tố của dự án tái định cư của nhóm cơng tác xã hội là một trải nghiệm đầu tiên minh chứng cho tính cần thiết của ngành cơng tác xã hội và phát triển cộng đồng trong các dự án phát triển. Các chuyên gia xã hội chuyên nghiệp, với kiến thức, kỹ năng chuyên nghiệp, họ chính là nguồn nhân lực đóng vai trị là người khơi gợi, giúp cộng đồng nhận thức đầy đủ hơn các khó khăn, nhu cầu, tiềm năng, khả năng và nguồn lực họ có và có thể có, là chất men tạo sự tham gia của cộng đồng, đồng thời cũng là cầu nối giữa các cán bộ kỹ thuật với người dân, tạo sự hợp tác giữa người dân với nhau và giữa họ với các tổ chức đại diện, các thành phần có liên quan (stakeholders) của dự án.

Cuộc sống chỉ thực sự ổn định, bền vững khi người dân chí thú lao động, xem sự trợ cấp, giúp đỡ từ bên ngồi chỉ là tạm thời, cái chính vẫn là sức lao động của mình.

3.5.2.6. Khắc phục và phát huy những phong tục tập quán

- Hướng hộ thay đổi từ trồng trọt chủ yếu dựa vào khai thác tự nhiên sang khai

thác gắn với việc cải tạo, bồi dưỡng dinh dưỡng cho đất. Tăng cường sử dụng phân bón, đặc biệt phân hữu cơ và áp dụng các biện pháp canh tác phù hợp.

- Chăn ni cần sớm thay đổi hồn tồn từ thả rong sang quây chuồng, nuôi nhốt và chăn thả nhưng phải gắn với phát triển thức ăn cho chăn nuôi.

- Tuyên truyền, giáo dục cho hộ thấy cần phải thay đổi tư duy khi có hiếu, hỉ khơng nên thịt trâu, bị vì tài sản giá trị lớn và tư liệu sản xuất chủ yếu của hộ.

- Phát triển những cây con bản địa có hiệu quả kinh tế cao mà phù hợp với điều

kiện của hộ, vùng.

3.5.2.7. Phát huy ý thức tự vươn lên của hộ

- Cần phát huy ý thức tự vươn lên của hộ, huy động nội lực là chủ yếu, tránh tư

tưởng trông chờ vào Nhà nước. Các chính sách hỗ trợ ổn định đời sống, hỗ trợ sản xuất, sinh hoạt, giáo dục, y tế... là điều kiện, thúc đẩy hộ phát triển sản xuất, sự hỗ trợ khơng thể trong thời gian dài lâu, do đó cần có giải pháp:

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân một cách đầy đủ, chính xác,

kịp thời về chính sách tái định cư của Đảng và Nhà nước. Tạo sự tin tưởng cho một số hộ an tâm tập trung vào sản xuất phát triển kinh tế.

- Cán bộ tái định cư, ban ngành tuyên truyền có sự thống nhất chặt chẽ, làm rõ

cho hộ biết về chính sách hỗ trợ của Nhà nước để tránh tình trạng hộ hiểu Nhà nước “cho không”.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La là dự án quan trọng quốc gia, có quy mơ lớn, góp phần bảo đảm nguồn cung cấp điện lâu dài và ổn định, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội phát triển. Và tái định cư là một vấn đề tất yếu, là hợp phần quan trọng trong dự án thực hiện di dân khỏi vùng ngập lòng hồ đến nơi ở mới. Do vậy việc hình

thành và phát triển của các khu tái định cư là cần thiết. Qua nghiên cứu 3 điểm tái định

cư Nà Huổi xã Chiềng Bằngg, Huổi Mận xã Mường Giôn, Huổi Ngựu xã Mường

Giàng; tôi rút ra một số kết luận sau:

Sau khi bố trí, sắp xếp tái định cư, đời sống kinh tế nông hộ ở khu tái định cư đang dần dần được ổn định và từng bước phát triển song vẫn cịn nhiều khó khăn, trở ngại.

Nhân dân tại nơi ở mới do được đầu tư đầy đủ, đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ tốt nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của nơng hộ.

Sự phát triển kinh tế hộ cịn chậm. Phần lớn các hộ nghèo cịn mang tính sản xuất tự cấp, tự túc.

Nguồn lao động của hộ dồi dào nhưng trình độ dân trí thấp. Trình độ canh tác và tiếp cận thị trường còn mang tính truyền thống và có nhiều hạn chế. Việc áp dụng

khoa học kỹ thuật cũng còn nhiều hạn chế, dịch vụ kỹ thuật chưa phát triển.

Thu nhập ngành trồng trọt chiếm tỷ lệ lớn trong nông nghiệp, sản phẩm đưa ra thị trường phần lớn là lúa và ngô. Chăn ni cịn chậm phát triển, vào mùa đông con

vật thường gặp rét đậm, dịch bệnh; chăn nuôi thường là giống bản địa, sản phẩm đưa ra thị trường chủ yếu bò thịt, lơn thịt; hộ đang thay đổi thói quen chăn ni từ thả rong sang chăn thả, quây nhốt.

Trong thời gian tới để phát triển kinh tế nông hộ tái định cư ở 3 khu tái định cư huyện Quỳnh Nhai, cần áp dụng một số biện pháp sau:

- Đẩy mạnh phát triển chăn ni theo hướng sản xuất hàng hóa, chú trọng phát

triển chăn ni bị, lợn, dê, gà đen và phải gắn phòng bệnh, chống rét cho gia súc.

- Chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt, áp dụng mơ hình trồng cà phê, chuối tiêu hồng, nâng cao năng suất và sản lượng cây trồng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển kinh tế hộ nông dân vùng tái định cư thuộc dự án di dân tái định cư thủy điện sơn la tại huyện quỳnh nhai, tỉnh sơn la (Trang 98 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)