Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển kinh tế hộ nông dân vùng tái định cư thuộc dự án di dân tái định cư thủy điện sơn la tại huyện quỳnh nhai, tỉnh sơn la (Trang 50 - 53)

Chương 2 : ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Để nghiên cứu tình hình sản xuất và đời sống của các hộ dân tái định cư thuộc Dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La tại huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La trong phạm vi nghiên cứu của luận văn tôi tiến hành lựa chọn nghiên cứu tại 03 điểm tái định cư, gồm: Huổi Ngựu - xã Mường Giàng; Huổi Mận xã Mường Giôn; Huổi Lực xã Mường Bằng.

Nguyên nhân là do 03 điểm tái định cư trên có số lượng dân tái định cư đơng

(300 hộ dân), tỷ lệ chênh lệch khá, nghèo của các hộ khá cao, người dân hầu hết là

đồng bào dân tộc thiểu số với sản xuất nơng nghiệp là chủ yếu và được bố trí tái định cư xen ghép cùng với các hộ dân sở tại.

2.4.2. Phương pháp thu thập tài liệu

a. Thu thập tài liệu thứ cấp: Các văn bản của Chính phủ, các bộ, ngành, quy định trực tiếp liên quan đến vấn đề di dân, TĐC dự án thủy điện Sơn La. Thu thập kế thừa các tài liệu về thiệt hại Dự án thủy điện Sơn La, các nghiên cứu có liên quan đến di dân và TĐC dự án thủy điện Sơn La và định hướng phát triển kinh tế của địa phương, báo cáo của ban di dân TĐC về thủy điện Sơn La, các văn bản của tỉnh Điện Biên cụ thể hóa các quyết định của Trung ương.

b) Thu thập tài liệu sơ cấp

Thu thập số liệu sơ cấp bằng phỏng vấn trực tiếp hộ nông dân vùng tái định cư

thông qua phỏng vấn bằng phiếu điều tra đối với những hộ chọn điểm nghiên cứu. Số

lượng hộ điều tra được xác định như sau:

) * 1 ( 2 e N N n   Trong đó: n: Quy mơ mẫu

N: Kích thước của tổng thể, N = 300 (N là tổng số hộ vùng tái định cư tại 3 xã). Chọn khoảng tin cậy là 90%, nên mức độ sai lệch e = 0,1

Ta có: n = 300/(1 + 300 * 0,01) = 75 => quy mơ mẫu làm trịn: 75 hộ.

Số liệu được thu thập trên cơ sở phỏng vấn trực tiếp các hộ theo biểu mẫu câu hỏi đã chuẩn bị sẵn có chủ đích (trên cơ sở số liệu của Phịng Lao động, Thương binh và Xã hội tiến hành rà sốt và phân thành 3 nhóm hộ để phỏng vấn: Nhóm rất nghèo, nhóm

trung bình, nhóm khá). Số hộ điều tra là hộ TĐC là 75 hộ tại các điểm TĐC. Cụ thể:

+ Điểm tái định cư Nà Huổi xã Mường Bằng: 25 hộ (10 hộ nghèo, 10 hộ trung

bình, 05 hộ khá).

+ Điểm tái định cư Huổi Mận xã Mường Giơn: 25 hộ (10 hộ nghèo, 10 hộ trung

bình, 05 hộ khá).

+ Điểm tái định cư Huổi Ngựu xã Mường Giàng: 25 hộ (10 hộ nghèo, 10 hộ

trung bình, 05 hộ khá).

Trong luận văn này căn cứ vào Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 -2020. Và để đơn giản cho việc nghiên cứu tôi tiến hành phân loại hộ nông dân dựa theo thu nhập của các hộ thành 3 nhóm như sau:

+ Nhóm hộ khá: Hộ có thu nhập bình qn lớn hơn 1.500.000 đồng/người/tháng

tại thời điểm điều tra.

+ Nhóm hộ trung bình: Hộ có thu nhập bình quân trên 1.000.000 đồng đến

1.500.000 đồng/người/tháng tại thời điểm điều tra.

+ Nhóm hộ nghèo: Hộ có thu nhập bình qn nhỏ hơn 1.000.000

đồng/người/tháng tại thời điểm điều tra.

Nội dung điều tra: Tình hình chung của các hộ (tình hình nhân khẩu, lao động), tình hình đất đai của hộ, điều kiện đời sống, kinh tế của nông hộ (sản xuất, thu nhập, chi tiêu), những khó khăn, mong muốn của hộ thuộc tái định cư thủy điện, kiến nghị của họ đối chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan đến hoạt động kinh tế và thu nhập của hộ vùng di dân TĐC.

2.4.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

Trên cơ sở các tài liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp lại toàn bộ tài liệu (các văn bản của các cấp, các ngành, phiếu lấy ý kiến nhân dân…). Tài liệu thu thập được phân loại và sắp xếp theo các chủ đề khác nhau. Số liệu điều tra được phân tổ và xử lý trên máy tính bằng chương trình phần mềm Excel.

2.4.4. Phương pháp phân tích số liệu

Trong q trình thu thập thơng tin, nghiên cứu, phân tích, đánh giá chỉ ra những

vấn đề tồn tại, nguyên nhân.Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp phát triển kinh tế hộ

nông dân vùng tái định cư. Để đạt được mục tiêu này đề tài sử dụng phương pháp chủ yếu sau:

- Phương pháp PRA

Xây dựng cây vấn đề, cây giải pháp. Xác định cây vấn đề, cây giải pháp thì cần phải xác định những khó khăn và nhu cầu của cộng đồng, khó khăn chủ đạo trong phát triển kinh tế của bản, tìm ra các nguyên nhân cấp 1, các nguyên nhân cấp 2... và các nguyên nhân này dẫn đến hậu quả.

Sử dụng công cụ SWOT để xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của kinh tế hộ nông dân thuộc khu tái định cư thủy điện Sơn la tại huyện Quỳnh

Nhai, từ đó đưa ra các giải pháp trong từng vấn đề. - Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này được sử dụng để phân tích tình hình kinh tế - xã hội của huyện và tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào của hộ nông dân sản xuất nông nghiệp, kết quả và hiệu quả sản xuất của hộ nông

dân vùng tái định cư qua các năm. - Phương pháp phân tổ

Tiến hành phân tổ thống kê dựa vào đặc trưng chia nhóm hộ dựa trên các đặc

trưng về hoạt động sản xuất (trồng trọt, chăn ni), trình độ của hộ, quy mơ hộ…

Phân tổ nhằm mục đích tìm ra những những khó khăn riêng của hộ, tìm ra nhưng nguyên nhân tồn tại, từ đó đưa ra hướng khắc phục, đề ra các giải pháp cho nông hộ tái định cư ở địa bàn nghiên cứu; bên cạnh đó xác định được những thuận lợi cần được phát huy, có thể triển khai và có giải pháp khả thi.

- Phương pháp so sánh

So sánh các chỉ tiêu về thu nhập, chi tiêu, tài sản, điều kiện sinh hoạt, diện tích

đất canh tác, tình hình sản xuất, đầu tư, hiệu quả sản xuất giữa các nhóm hộ khá, trung

bình và nghèo.

Khu tái định cư có những đầu tư ban đầu, nhằm mục đích phát triển kinh tế nơng hộ theo kết quả mong đợi so sánh với kết quả đạt được thực tế.

Tìm ra những vấn đề tồn tại, nguyên nhân gây ra vấn đề đó, đâu là nguyên nhân cơ bản, từ đó đưa ra những giải pháp chung, giải pháp chi tiết phù hợp với thực tiễn tại khu tái định cư.

- Phương pháp chuyên gia

Trong nghiên cứu đề tài, tôi lựa chọn phương pháp phỏng vấn chuyên gia, với số lượng chuyên gia được phỏng vấn là 5 người đang làm việc trong cơ quan nhà nước và là những người hiểu biết, trong đó gồm có:

+ Cán bộ kỹ thuật chuyên am hiểu về đặc điểm về đặc điểm cây trồng, vật nuôi gắn với điều kiện tự nhiên tại địa bàn nghiên cứu;

+ Cán bộ tham gia và quản lý công tác di dân, tái định cư;

+ Cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp, Lao động, Thương binh và Xã hội, Ban quản lý dự án;

+ Chủ tịch các xã Chiềng Bằng, Mường Giôn, Mường Giàng;

+ Cán bộ các xã Chiềng Bằng, Mường Giôn, Mường Giàng;

Phương pháp phỏng vấn chuyên gia được thực hiện bằng việc đưa ra những

câu hỏi với người đối thoại để thu thập thông tin liên quan đến công tác quản lý nguồn lực cho phát triển kinh tế nông hộ vùng tái định cư. Trước mỗi đối tượng được chọn để phỏng vấn, người nghiên cứu cần có những cách tiếp cận khác nhau để thu được từ người được phỏng vấn những thông tin cần thiết cho nghiên cứu. Loại hình phỏng vấn được sử dụng là phỏng vấn có chuẩn bị trước về nội dung và thời gian thực hiện.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển kinh tế hộ nông dân vùng tái định cư thuộc dự án di dân tái định cư thủy điện sơn la tại huyện quỳnh nhai, tỉnh sơn la (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)