Đvt:Triệu đồng 2006 2007 2008 So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007 Năm
Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %
Ngắn hạn 159.388 200.160 281.767 40.772 25,58 81.607 40,77
Trung, dài hạn 152.799 136.748 122.873 -16.051 -10,5 -13.875 -10,1
Tổng VHĐ 312.187 336.908 404.640 24.721 7,92 67.732 20,1
(Nguồn: Bảng cân đối nguồn vốn và sử dung vốn)
Ngắn hạn
Tình hình huy động vốn ngắn hạn của ngân hàng ngày càng tăng, năm 2006 vốn huy động từ 12 tháng trở xuống đạt 159.388 triệu đồng sang năm 2007 nguồn huy động này tăng lên 200.160 triệu động tăng 40.772 triệu đồng (tăng 25,58%). Lượng tiền huy động tiết kiệm ngắn hạn từ dân cư tăng lên 281.767 triệu đồng vào năm 2008 tăng 40,77% so với năm 2007. Nguyên nhân chủ yếu của việc tiết kiệm ngắn hạn tăng cao là do tình hình lãi suất quá biến động, vào năm 2007 sự biến động lãi suất còn tương đối, sang 2008 lãi suất có lúc lên đến
ổn định, và chuyển sang đầu tư vàng. Cũng trong giai đoạn này thì ngân hàng đầu tư chi nhánh Vĩnh Long có chính sách ưu đãi cho kỳ hạn 3 tháng, có lúc lãi suất kỳ hạn 3 tháng cao hơn hết.
Trung, dài hạn
Huy động vốn trung, dài hạn giảm rõ rệt từ 2006 – 2008. Cụ thể năm 2006 lượng cốn huy động trung dài hạn chiếm 152.799 triệu đồng, sang năm 2007 giảm10,50% so với 2006 chỉ còn 136.748 triệu đồng, và chỉ tiêu này vẫn tiếp tục
giảm vào năm 2008, chỉ còn 122.873 triệu đồng. Hầu hết khách hàng mua chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu đến hạn, họ đều chuyển sang đầu tư ngắn hạn.
0 50 100 150 200 250 300 Tỷ đồng 2006 2007 2008 Năm Tình hình huy động vốn theo thời hạn
của ngân hàng BIDV 2006-2008
Ngắn hạn Trung, dài hạn
Hình 3: Tình hình huy động vốn theo thời hạn 2006-2008
Trong những năm qua đặc biệt năm 2008, thật sự là một năm đầy thách thức đối với công tác huy động vốn. Do tác động của lạm phát, mặt bằng lãi suất huy động trên địa bàn có lúc tăng cao và diễn biến phức tap. Áp lực cạnh tranh lãi suất trên địa bàn diễn ra gây gắt ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của khách hàng. trước tình hình đó, chi nhánh BIDV Vĩnh Long đã thực hiện các biện pháp thiết thực như mở rộng các kỳ hạn huy động với mức lãi suất phù hợp và linh hoạt, xây dựng các chương trình khuyến mãi riêng cho một số sản phẩm nhằm giữ vững nguồn vốn huy động hiện có và thu hút thêm lượng vốn mới. Nhìn chung nguồn vốn huy động của chi nhánh là tương đối ổn định và đạt được tương đốikế hoạch đề ra.
4.1.2. Tiền gửi tiết kiệm của tổ chức tài chính
Trong giai đoạn hiện nay, tình trạng thiếu vốn thường xuyên xảy ra đối với các tổ chức tài chính. Do vậy, khoản mục này thường chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Chúng ta có thể thấy rõ qua hình 2.
4.1.3. Nguồn vốn khác
Đây là nguồn vốn nhằm để bổ sung vào vốn lưu động của ngân hàng khi cần thiết, nguồn vốn này có được là do vay từ tổ chức tín dụng khác, nhận vốn của chính phủ, nguồn vốn trực tiếp của tổ chức và chi nhánh nhận vốn điều chuyển từ trung ương. Nguồn vốn này luôn chiếm tỷ trọng cao ở chi nhánh, và tăng liên tục qua các năm. Năm 2006 đạt 402.663 triệu đồng chiếm tỷ trọng 55,32% trong tổng nguồn vốn. Năm 2007 đạt 608.340 triệu đồng chiếm 62,31% nguồn vốn. Sang năm 2008 chiếm 68,63% với con số thực tế là 947.494 triệu đồng.
4.1.4. Vốn và các quỹ
Vốn và các quỹ của ngân hàng tăng giảm không đều qua các năm, năm 2006 chỉ tiêu này đạt 12.921 triệu đồng chiếm 1,78%, năm 2007 tăng lên 30.750 triệu đồng chiếm 3,15%, cuối năm 2008 giảm so với 2007 chỉ còn 28.209 triệu đồng chiếm 2,043%. Nhìn chung qua hình 2 cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng giai đoạn 2006-2008 thì chỉ tiêu vốn và các quỹ ảnh hưởng khơng đáng kể đến nguồn vốn của ngân hàng.
Qua cơ cấu nguồn vốn ta thấy nguồn vốn khác vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn. Vì vậy ngân hàng cần tích cực hơn để cân đối nguồn vốn, nâng cao tỷ trọng vốn huy động nhằm nâng cao khả năng hoạt động của ngân hàng, kịp thời đáp ứng mọi nhu cầu trong quá trình phát triển. Xem hình 2
4.2. Tình hình sử dụng vốn
Cùng với cơng tác huy động vốn, công tác sử dụng vốn cũng được ngân hàng đầu tư Phát triển chi nhánh Vĩnh Long đặc biệt quan tâm. Mặc dù hiện nay trong bối cảnh cạnh tranh hết sức quyết liệt giữa các ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn, nhưng hoạt động cho vay của ngân hàng đã có nhiều tiến triển rõ rệt. Đây cũng là hoạt động chủ yếu trong hoạt động của ngân hàng. Vì thế, ngân
hàng hoạt động có lợi hay khơng cịn tuỳ thuộc vào hoạt động tín dụng. Chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể các chỉ tiêu sau.
4.2.1. Tình hình doanh số cho vay
Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của BIDV Vĩnh Long, thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập, ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn, chỉ thực hiện cho vay trung, dài hạn rất ít. Trước đây ngân hàng cũng cho vay trung và dài hạn là chủ yếu nhưng những năm gần dây, theo đà phát triển của đất nước, của từng địa phương, ngân hàng dần đa dạng hố thêm nhiều hình thức huy động, chính vì thế cho vay ngắn hạn ngày càng tăng cao và đóng vai trị quan trọng hơn hết trong hoạt đông của ngân hàng.
4.2.1.1. Doanh số cho vay theo thời hạn
Doanh số cho vay tại ngân hàng phản ánh quy mô hoạt động của ngân hàng, doanh số cho vay càng cao chứng tỏ ngân hàng có thị phần hoạt động càng rộng, số lượng khách hàng càng nhiều. Ngân hàng với chức năng cho vay để đầu tư và xây dựng. Kịp thời sử dụng nguồn vốn huy động được để cho vay. Doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng đạt 848.711 triệu đồng năm 2006, tăng lên 1.764.982 triệu đồng vào năm 2007 và tiếp tục tăng lên 1.961.290 triệu đồng vào năm 2008. tốc độ tăng doanh số cho vay năm 2007 là cao nhất tăng 107,96%. Vì trong năm 2007, tất cả ngành nghề đều phát triển nhằm cạnh tranh với sản phẩm dịch vụ từ bên ngoài. Doanh số cho vay trung, dài hạn cũng tăng tương đối năm 2006 đạt 80.854 triệu đồng, năm 2007 tăng lên 206.356 triệu đồng, năm 2008 tăng lên 230.877 triệu đồng số liệu được trình bày thơng qua bảng 3. Ngun nhân của việc doanh số cho vay tăng lên hàng năm tại BIDVVĩnh Long là do ngân hàng nổ lực hết sức để sử dụng tối đa nguồn vốn huy động, cố gắn sử dụng tốt nguồn vốn huy động. Bên cạnh đó, ngân hàng có nhiều đối tác truyền thống trong việc cho vay như các doanh nghiệp kinh doanh, các tổ chức kinh tế vừa và nhỏ, các công ty xây dựng và hợp tác xã nông nghiệp…
Tuy doanh số cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đều tăng. Song, có sự phân phối khơng đồng đều giữa tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn. Do tâm lí lo sợ sự biến động lãi xuất của khách hàng. Bên cạnh đó, chi nhánh chỉ đủ sức tài trợ xây dựng nhà và các dự án nhỏ. Nhu cầu vốn phù hợp với chu kỳ sản suất
doanh số cho vay. Trung bình qua 3 năm doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm gần 80% trong tổng doanh số. Cho vay trung và dài hạn chủ yếu phục vụ cho đầu tư xây dựng tài sản cố định, đầu tư dự án, xây dựng cơ bản với quy mô lớn, mua nhà đất. Trong khi đó ngân hàng khơng đủ sức tài trợ cho các dự án lớn làm cho doanh số cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay.
Tóm lại, qua q trình phân tích doanh số cho vay theo thời hạn của ngân hàng ta thấy tình hình kinh tế cịn khó khăn nhưng ngân hàng đang có dấu hiệu tăng trưởng tốt về doanh số cho vay trong 2007, năm 2008 có phần chậm tăng trưởng do lãi suất huy động cao nên lãi suất cho vay cũng tăng lên đáng kể, làm cho khách hàng ngại đi vay vì trả lãi quá cao. Trong tổng doanh số cho vay thì cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn.
0 500 1.000 1.500 2.000 Tỷ đồng 2006 2007 2008 Năm Doanh số cho vay theo thời hạn của
BIDV Vĩnh Long 2006-2008
Ngăn hạn Trung dài hạn
Bảng 3: Tình hình doanh số cho vay theo thời hạn của chi nhánh 2006-2008
Đvt:Triệu đồng
2006 2007 2008 So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007 Năm
Chỉ tiêu Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%)
1. Ngắn hạn 848.711 91,3 1.764.982 89,5 1.961.290 89,5 916.271 107,96 196.308 11,12 2. Trung, dài
hạn 80.854 8,7 206.356 10,5 230.877 10,5 125.502 155,22 24.521 11,88
Tổng DSCV 929.565 100 1.971.338 100 2.192.167 100 1.041.773 112,07 220.829 11,20
4.2.1.2. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
Vĩnh Long là tỉnh có đất đai màu mở, cây cối bạc ngàn, phù sa vun đấp. Với điều kiện tài nguyên, đất đai, khí hậu thuận lợi tạo điều kiện cho Vĩnh Long nhiều lợi thế phát triển nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ và cả du lịch. Cùng với những điều kiện mới đang được hình thành, đường xá giao thơng ngày một nâng cấp phát triển, vì vậy tín dụng theo thành phần kinh tế là rất cần thiết, để bổ sung vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp trong quá trình đầu tư và khai thác các khu cơng nghiệp mới của tỉnh. Sau đây là doanh số cho vay cụ thể đối với từng thành phần kinh tế cụ thể.
Thành phần DNNN
Qua bảng số liệu cho thấy trong 3 năm ngân hàng giải ngân cho các doanh nghiệp nhà nước có xu hướng giảm. Năm 2006 việc gải ngân cho doanh gnhiệp nhà nước đạt 196.330 triệu đồng, chiếm 21,12% tổng doanh số cho vay, sang 2007 chỉ tiêu này còn 143.000 triệu đồng, chiếm 7,25% trong tổng doanh số cho vay, giảm 27,16 % so với năm 2006. Sang năm 2008 thì doanh số cho vay này tiếp tục giảm chỉ còn 120.336 triệu đồng giảm 15,85% so với 2007. Sở dĩ doanh số cho vay theo thành phần kinh tế giảm nhiều trong 3 năm là do: ngân hàng không tập trung vào đầu tư các dự án mới, chỉ tập trung hoàn thiện các dự án cũ.
Cơng ty TNHH:
Qua hình vẽ về tình hình cho vay theo thành phần kinh tế của ngân hàng (hình 5) thì chỉ tiêu này có tăng và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh số cho vay (khoảng 50%). Cùng với việc đẩy mạnh q trình cổ phần hố doanh nghiệp nhà nước, nhiều doanh nghiệp cổ phần, công ty TNHH sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh. Do đó, ngân hàng thương mại nhà nước tăng cường cho vay đối với doanh nghiệp cổ phần, công ty TNHH. Bắt kịp xu hướng chung của cả nước, chi nhánh ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam ở Vĩnh Long cũng tăng cường cho vay đối với thành phần kinh tế này. Cụ thể, năm 2006 doanh số cho vay đối với công ty TNHH đạt 504.672 triệu đồng, sang 2007 chỉ tiêu này tăng lên hơn 2 lần so với 2006, đạt 1.141.338 triệu đồng, sang 2008 doanh số cho vay đối với cơng ty TNHH có phần giảm nhưng khơng
Bảng 4: Tình hình doanh số cho vay thành phần kinh tế của chi nhánh 2006-2008.
Đvt: Triệu đồng
(Nguồn phòng Kế hoạch tổng hợp của BIDV Vĩnh Long)
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007 Chỉ tiêu
Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền % Số tiền %
DNNN 196.330 21,12 143.000 7,25 120336 5,49 -53330 -27,16 -22664 -15,85
CTY TNHH 504.672 54,29 1.141.338 57,90 1.095.132 49,96 636666 126,15 -46206 -4,05
DNTN-Cá thể 228.563 24,59 687000 34,85 976.699 44,55 458437 200,57 289699 42,17
Nguyên nhân chính dẫn đến việc giải ngân vốn cho công ty TNHH tăng cao là do trên địa bàn công ty TNHH được thành lập ngày một nhiều hơn, hoạt động thì ngày càng có hiệu quả. Sang 2008 tuy việc giải ngân có giảm hơn so với năm 2007 nhưng vẫn đạt mức cao và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay. Do tình hình lãi suất cho vay trong năm tăng biến đột ngột, điều này làm các công ty hạn chế việc đi vay.
0 200 400 600 800 1.000 1.200 Tỷ đồng 2006 2007 2008 Năm Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
của BIDV Vĩnh Long 2006-2008
DNNN CTY TNHH DNTN-Cá thể
Hình 5: Tình hình doanh số cho vay theo thành phần kinh tế 2006-2008DNTN – Cá thể: DNTN – Cá thể:
Là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế đất nước và ngày càng tỏ rõ sự năng động cũng như tính hiệu quả của nó trong nền kinh tế thị trường. Mục đích vay chủ yếu là phục vụ sản xuất kinh doanh dịch vụ, nuôi gia cầm gia súc, hoặc trồng lúa nước, trồng vườn, trồng màu…loại hình doanh nghiệp khá đơng và chiếm tỷ trọng cao trên địa bàn, chủ yếu là kinh doanh hộ gia đình. Bộ phận này hầu hết là vay thế chấp, cầm cố tài sản. Thơng qua hình vẽ (hình 5), ta thấy tỷ trọng doanh số cho vay đối tượng này là tương đối cao và có xu hướng ngày một tăng thêm. Cụ thể năm 2006 doanh số cho vay đối với DNTN-cá thể đạt 228.563 triệu đồng, chiếm 24,59%, sang năm 2007 cho vay tăng lên 687.000
chứng tỏ ngân hàng thay đổi chính sách, giảm lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước, tăng tập trung cho vay đối với công ty TNHH và DNTN cá thể. Đây là đối tượng tương đối an tồn đối với ngân hàng, vì hầu như cá nhân hộ gia đình đến xin vay đều có tài sản cầm cố hoặc thế chấp.
Tóm lại, qua việc phân tích doanh số cho vay của ngân hàng ta thấy có tăng tương đối ổn định qua 3 năm, điều này chứng tỏ ngân hàng sử dụng tốt nguồn vốn huy động được, hoạt động kinh doanh ngày càng có hiệu quả. Do đó, ngân hàng cần có biện pháp duy trì, phát triển và mở rộng thị phần hoạt động, nhằm đáp ứng hết nhu cầu của khách hàng.
4.2.2. Tình hình thu nợ
Một ngân hàng muốn hoạt động có hiệu quả thì khơng chỉ nâng cao doanh số cho vay mà cịn phải chú trọng đến tình hình thu nợ của ngân hàng. Để xem xét tình hình thu nợ của ngân hàng này có hiệu quả hay khơng ta cùng đi vào phân tích.
4.2.2.1. Doanh số thu nợ theo thời hạn
Với mục tiêu “Chất lượng - hiệu quả - an tồn”. Trong cơng tác điều hành, ngân hàng cần quan tâm hàng đầu đến khả năng thu hồi nợ của mình. Khách hàng có sử dụng vốn vay hợp lý, đúng mục đích thì ngân hàng mới có khả năng thu hồi được nợ.