CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
3.2.1. Nghiên cứu định tính
3.2.1.1. Phỏng vấn chuyên gia
Thiết kế phỏng vấn
Phỏng vấn chuyên gia tập trung nhằm vừa để khám phá, vừa để khẳng định, điều chỉnh, bổ sung các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chế độ kế tốn theo Thơng tư 107/2017/TT-BTC tại các trường ĐH – CĐ – TC cơng lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương đồng thời phát triển thang đo những yếu tố này và thang đo Vận dụng chế độ kế tốn theo Thơng tư 107/2017/TT-BTC tại các đon vị này.
Đối tượng là: Người có thâm niên cơng tác thực tế trong lĩnh vực kế tốn, tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục ĐH – CĐ – TC trên địa bàn tỉnh Bình Dương hoặc người có thâm niên trong hoạt động nghiên cứu, giảng dạy về kế tốn, tài chính ở lĩnh vực hành chính sự nghiệp.
Phương pháp lấy mẫu: Thuận tiện phi xác suất. Kích thước mẫu: 05 người.
Cụ thể, tác giả luận văn sẽ tiến hành liên hệ và phỏng vấn với đại diện 01 người/ đơn vị cho tới khi đủ 05 người thì dừng lại.
59
Thời gian thực hiện: từ ngày 05/10/2021 đến ngày 10/10/2021.
Thời lượng phỏng vấn: Thời gian kéo dài trong vòng 30 đến 40 phút. Tùy vào đối tượng được phỏng vấn, khơng khí buổi phỏng vấn.
Ban đầu, tác giả thảo luận với các chuyên gia bằng một số câu hỏi mở có tính chất khám phá để xem họ phát hiện các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chế độ kế tốn theo Thơng tư 107/2017/TT-BTC tại các trường ĐH – CĐ – TC công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Sau đó, tác giả giới thiệu các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chế độ kế tốn theo Thơng tư 107/2017/TT-BTC tại các trường ĐH – CĐ – TC công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương được tác giả đề xuất trong chương 2 để các chuyên gia thảo luận và nêu chính kiến (chi tiết xem Phụ lục 3.1 – Dàn bài phỏng vấn và Phụ lục 3.2 – Danh sách chuyên gia).
Kết quả phỏng vấn
Cuối cùng, tác giả tổng hợp các ý kiến với việc tham khảo từ các chuyên gia về nội dung bảng hỏi, cách thức trình bày bảng hỏi, cách sắp xếp thứ tự các câu hỏi để phiếu điều tra được hoàn thiện và bố cục hợp lý nhất. Cụ thể (xem thêm Phụ lục 3.1 và 3.2):
- Đối với nhân tố Nhận thức nhà quản lý
Thang đo “Nhà quản lý của đơn vị Anh/ Chị có nhu cầu cao về việc vận dụng chế độ kế tốn theo Thơng tư 107” chưa phù hợp bởi chế độ kế tốn theo Thơng tư 107 là quy định của Nhà nước và buộc các đơn vị sự nghiệp công lập phải tuân thủ, nhà quản lý đơn vị khơng có quyền lựa chọn dù muốn hay khơng muốn áp dụng. Do đó, nên đổi thành thang đo “Nhà quản lý của đơn vị Anh/ Chị nhận thức được tầm quan trọng của việc vận dụng chế độ kế tốn theo Thơng tư 107” để tìm hiểu về nhận thức của nhà quản lý sẽ phù hợp hơn.
- Đối với nhân tố Bồi dưỡng kỹ năng người làm kế toán
Nên bỏ thang đo “Anh/ Chị thường xuyên sử dụng kiến thức trong thời gian đào tạo ở trường học” vì đây là một điều hiển nhiên, người không qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ kế tốn khơng thể tự làm được công việc này.
60
3.2.1.2. Khảo sát sơ bộ
Thiết kế bảng câu hỏi
Phương pháp khảo sát điều tra là một phương pháp phỏng vấn sử dụng bảng câu hỏi, được thực hiện cùng một lúc với nhiều người theo một bảng hỏi in sẵn. Người được hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô tương ứng theo một quy ước nào đó.
Dựa vào cơ sở lý thuyết đã được trình bày ở Chương 2 và kết quả của phương pháp phỏng vấn chuyên gia, bảng câu hỏi được thiết kế gồm 2 phần chính:
Phần 1: Nhằm thu thập các thông tin chung về đối tượng tham gia khảo sát gồm: Loại hình đơn vị, Chức vụ và Số năm kinh nghiệm làm việc của người được phỏng vấn. Phần 2: Nội dung khảo sát, nhằm mục đích xem xét, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chế độ kế tốn theo Thơng tư 107/2017/TT-BTC tại các trường ĐH – CĐ - TC công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Các câu hỏi khảo sát đều sử dụng hình thức thang đo Likert 5 bậc (1 là Hồn toàn phản đối và 5 là Hoàn toàn đồng ý) và thiết kế câu hỏi khảo sát gồm 6 nhân tố là: Nhận thức nhà quản lý; Bồi dưỡng kỹ năng người làm kế toán; Mức độ hướng dẫn của văn bản chế độ kế toán; Cơ sở hạ tầng về kế tốn; Cơng tác kiểm tra/giám sát cơ quan quản lý và Vận dụng chế độ kế tốn theo thơng tư 107/2017/TT-BTC tại các trường ĐH – CĐ – TC cơng lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương, được mơ tả trong 19 câu hỏi (chi tiết tại Phụ lục 3.3 – Phiếu khảo sát sơ bộ).
Thiết kế khảo sát sơ bộ
Tổng thể mẫu của quá trình nghiên cứu: Tồn bộ những người làm cơng tác kế toán tại các trường ĐH – CĐ – TC cơng lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Phương pháp chọn mẫu: Thuận tiện phi xác suất.
Kích thước mẫu: Mục tiêu của phương pháp khảo sát sơ bộ là kiểm tra thang đo và các biến nghiên cứu được đưa vào bảng hỏi nhằm đưa ra được bảng hỏi hoàn chỉnh với các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chế độ kế tốn theo Thơng tư 107/2017/TT-BTC tại các trường ĐH – CĐ - TC cơng lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương nên tác giả sẽ tiến hành khảo sát sơ bộ với kích thước mẫu là 10 người. Cụ thể, tác giả
61
luận văn sẽ tiến hành liên hệ và phỏng vấn với đại diện 01 người/ trường cho tới khi đủ 10 người thì dừng lại.
Trên cơ sở mẫu khảo sát sơ bộ là 10 người và bảng hỏi đã được xây dựng trước, tác giả tiến hành khảo sát cụ thể:
- Bước 1: Phiếu khảo sát nghiên cứu được dùng công cụ biểu mẫu google và tác giả sẽ gửi đường link đến các cán bộ công nhân viên trường ĐH – CĐ - TC công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương để gửi đến người được hỏi và trực tiếp liên hệ điện thoại trao đổi, sau đó nhận lại ngay bảng hỏi đã được trả lời từ các đáp viên. Mẫu nghiên cứu sẽ được chọn ngẫu nhiên cho tới khi tác giả thu đủ 10 phiếu trả lời đầy đủ của đáp viên (chi tiết tại Phụ lục 3.4 – Danh sách tham gia khảo sát sơ bộ).
Thời gian tiến hành từ ngày 11/10/2021 đến ngày 15/10/2021.. - Bước 2: Tổng hợp kết quả.
Kết quả khảo sát sơ bộ
Với tất cả những câu hỏi người trả lời cảm thấy khó hiểu, hoặc hiểu theo ý nghĩa khác với ý mà câu hỏi muốn đề cập, tác giả đã có những điều chỉnh phù hợp. Cụ thể (xem thêm Bảng 3.3):
Đối với nhân tố Bồi dưỡng kỹ năng người làm kế toán. Thang đo “Anh/ Chị thường xuyên sử dụng kiến thức đào tạo bổ sung sau khi tốt nghiệp ở nhà trường” có cách diễn đạt khá trừu tượng, rất khó hiểu, nên diễn đạt lại thành “Anh/ Chị thường xuyên phải sử dụng các kiến thức được đơn vị đào tạo bổ sung trong q trình cơng tác” sẽ dễ hiểu hơn.