Thảo luận về kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chế độ kế toán theo thông tư 107 (Trang 96 - 101)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

4.7. Thảo luận về kết quả nghiên cứu

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, tất cả 5 nhân tố trong mơ hình nghiên cứu đề xuất đều có ảnh hưởng cùng chiều đến việc vận dụng chế độ kế tốn theo Thơng tư 107/2017/TT-BTC tại các trường ĐH – CĐ - TC cơng lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương theo mức độ tác động giảm dần như sau: Công tác kiểm tra/giám sát cơ quan quản lý; Mức độ hướng dẫn của văn bản chế độ kế toán; Bồi dưỡng kỹ năng người làm kế toán; Cơ sở hạ tầng về kế toán; Nhận thức nhà quản lý với các hệ số beta lần lượt là 0.330; 0.289; 0.249; 0.167; 0.154 và mơ hình giải thích được 50.9% sự biến thiên của việc vận dụng chế độ kế tốn theo Thơng tư 107/2017/TT-BTC tại các trường ĐH – CĐ - TC cơng lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Điều này chứng tỏ, ngồi 5 nhân tố được cơ đọng trong mơ hình nghiên cứu cịn có các thành phần khác, các biến quan sát có ảnh hưởng đến vận dụng chế độ kế tốn theo Thơng tư 107/2017/TT-BTC tại các trường ĐH – CĐ - TC cơng lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương nhưng chưa được xác định. Theo đó, các giả thuyết H1, H2, H3, H4 và H5 được chấp nhận ở mức độ tin cậy 95%. Kết quả này có phần khác so với nghiên cứu của Trần Thị Kim Chi và cộng sự (2018) về sự ảnh hưởng của nhân tố Công tác kiểm tra/giám sát cơ quan quản lý đến việc vận dụng chế độ kế toán cũng như thứ tự ảnh hưởng của các nhân tố trong mơ hình hồi quy. Các kết quả này có thể được giải thích như sau:

Nhân tố Cơng tác kiểm tra/giám sát cơ quan quản lý có tác động mạnh nhất đến việc vận dụng chế độ kế tốn theo Thơng tư 107/2017/TT-BTC tại các trường ĐH – CĐ - TC cơng lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương bởi theo Luật Kiểm toán, các đơn vị sự nghiệp cơng lập nhìn chung thuộc dạng kiểm tốn bắt buộc. Do đó, việc tuân thủ các quy định về chế độ kế toán tại các đơn vị này cần được quan tâm đúng mức, áp dụng

86

đầy đủ và đúng đắn. Kết quả này cũng cho thấy rằng, khi mà không phải tổ chức nào cũng đủ năng lực để vận dụng đúng các quy định theo chế đố kế tốn thì vai trị của cơng tác kiểm tra/giám sát là rất quan trọng. Kiểm tra kế toán trong các trường bao gồm công việc tự kiểm tra trong nội bộ bộ máy kế tốn và cơng việc kiểm tra từ bên ngoài của các cơ quan chức năng và các đối tượng có liên quan. Kiểm tra từ bên ngồi là kiểm tra của các cơ quan chức năng có thẩm quyền đối với cơng tác kế tốn, quản lý tài chính tại các đơn vị thường được thực hiện không thường xuyên bởi các cơ quan nhà nước: Thanh tra, Kiểm toán Nhà nước, Thuế, …. Nội dung kiểm tra chủ yếu xoay quanh vấn đề kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về tài chính, kế tốn. Kiểm tra nội bộ về cơng tác kế tốn tại các trường thực hiện theo đúng quy định hiện hành và thường tập trung vào những nội dung sau: Một là, kiểm tra việc thực hiện ghi chép, phản ánh trên các chứng từ kế toán, trên các sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp và các báo cáo tài chính về đảm bảo chế độ kế tốn; chế độ, chính sách quản lý tài sản và nguồn kinh phí tại đơn vị; Hai là, kiểm tra, đối chiếu giữa kế toán tổng hợp và kế tốn chi tiết trong q trình tổng hợp số liệu, thơng tin kế tốn. Trong mỗi phần hành cơng việc, kế toán viên trực tiếp kiểm tra các chứng từ kế toán trước khi thực hiện các bước tiếp theo của quy trình ln chuyển chứng từ kế tốn, sau đó thực hiện kiểm tra việc ghi sổ kế tốn chi tiết mình quản lý; Ba là, kiểm tra trách nhiệm, kết quả công tác của bộ máy kế toán, mối quan hệ giữa Phịng Kế tốn - Thống kê với các phịng, Đồn, tổ, đội, các đơn vị trực thuộc trong đơn vị. Đây là một trong những chức năng cơ bản của kiểm soát nội bộ theo INTOSAI. Thơng qua việc thực hiện các chức năng nói này, kiểm sốt nội bộ một mặt góp phần đảm bảo chất lượng trong cơng tác kế tốn của các đơn vị, góp phần nâng cao chất lượng cơng tác kế toán. Tuy nhiên trong thực tế, hoạt động kiểm soát nội bộ của các trường chưa thật sự phát huy tối đa tính hữu hiệu và hiệu quả của nó, do vậy việc các trường nâng cao cơng tác kiểm sốt nội bộ nhằm nâng cao chất lượng cơng tác kế toán cho đơn vị là thật sự cần thiết.

Nhân tố Mức độ hướng dẫn của văn bản chế độ kế tốn có tác động mạnh thứ hai đến việc vận dụng chế độ kế tốn theo Thơng tư 107/2017/TT-BTC tại các trường ĐH – CĐ - TC cơng lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Theo đó hoạt động khn khổ pháp lý kế tốn càng hiệu quả, hướng dẫn càng chi tiết thì càng nâng cao chất lượng cơng tác

87

kế tốn nói chung tại các đơn vị. Kế tốn là một bộ phận cấu thành của hệ công cụ quản lý kinh tế, kế tốn có mối quan hệ chặt chẽ với các chính sách, chế độ quy định về quản lý kinh tế tài chính, thuế của Nhà nước. Nhiệm vụ chủ yếu của kế toán là thu nhận, xử lý, phân tích, kiểm tra và cung cấp thơng tin cho nhà quản lý đơn vị nhằm đưa ra các quyết định kinh tế tối ưu. Vì vậy, cơng tác kế tốn phải đảm bảo sự phù hợp và tuân thủ các chính sách, chế độ về quản lý kinh tế tài chính, thuế. Đây khơng chỉ là u cầu bắt buộc mà trong thực tế nếu đơn vị tổ chức cơng tác kế tốn theo quy định của pháp lý thì việc tạo ra thơng tin kế tốn sẽ chuẩn mực và đáng tin cậy, đáp ứng được yêu cầu sử dụng cho nhiều đối tượng sử dụng khác nhau.

Nhân tố Bồi dưỡng kỹ năng người làm kế tốn có tác động mạnh thứ ba đến việc vận dụng chế độ kế tốn theo Thơng tư 107/2017/TT-BTC tại các trường ĐH – CĐ - TC cơng lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương bởi thực tế cũng đã cho thấy nhân viên kế tốn có vai trị quan trọng và có tính quyết định đối với chất lượng cơng tác kế tốn vì họ là những người trực tiếp tham gia vào tổ chức, vận hành cơng tác kế tốn và tạo ra sản phẩm là thông tin kế tốn thơng qua các báo cáo kế tốn. Đồng thời khi nhân viên kế tốn đặc biệt là kế tốn trưởng có năng lực tốt họ có thể tư vấn, hỗ trợ cho thủ trưởng đơn vị cần làm gì để tạo ra thơng tin kế tốn có chất lượng. Hiện nay nhân lực kế tốn của các trường cịn thiếu về số lượng và yếu về khả năng chun mơn, vì vậy các đơn vị cần chú trọng nâng cao chất lượng của nhân viên kế tốn thơng qua việc tuyển dụng, bổ nhiệm kế toán trưởng và kế toán viên phải hội tụ đầy đủ các tiêu chuẩn của nhân viên kế tốn; Cơng tác tổ chức tuyển dụng phải cơng khai, minh bạch và theo đúng quy trình tuyển dụng.

Nhân tố Cơ sở hạ tầng về kế tốn có tác động mạnh thứ tư đến việc vận dụng chế độ kế tốn theo Thơng tư 107/2017/TT-BTC tại các trường ĐH – CĐ - TC công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương bởi việc áp dụng cơng nghệ thơng tin vào cơng tác kế tốn hỗ trợ cho các trường thực hiện các chức năng kế toán hữu hiệu và hiệu quả hơn thông qua việc giảm thiểu thời gian và lao động ghi nhận, xử lý thủ cơng. Do đó, việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin càng hiệu quả thì càng cơng tác kế tốn tại các trường càng được thực hiện thuận lợi. Tuy nhiên thực tế cho thấy, phần mềm hỗ trợ trong cơng tác kế tốn

88

của đơn vị chủ yếu là các phần mềm kế toán đơn giản Misa và Excel, còn nhiều điểm khiếm khuyết ảnh hưởng đến cơng việc của kế tốn viên trong các trường.

Nhân tố Nhận thức nhà quản lý có tác động mạnh thứ năm đến việc vận dụng chế độ kế tốn theo Thơng tư 107/2017/TT-BTC tại các trường ĐH – CĐ - TC cơng lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương bởi như trên đã chỉ ra chế độ kế toán theo Thông tư 107 là quy định của Nhà nước và buộc các đơn vị sự nghiệp công lập phải tuân thủ, nhà quản lý đơn vị khơng có quyền lựa chọn dù muốn hay không muốn áp dụng. Và theo Luật Kiểm toán, các đơn vị sự nghiệp cơng lập nhìn chung thuộc dạng kiểm tốn bắt buộc nên việc tuân thủ các quy định về chế độ kế toán tại các đơn vị này cần được quan tâm đúng mức, áp dụng đầy đủ và đúng đắn. Thực tế cũng cho thấy, nhu cầu đối với thơng tin kế tốn của lãnh đạo các trường cũng như các đối tượng có liên quan ngày càng nhiều vì khơng chỉ đáp ứng yêu cầu lập các báo cáo kế toán theo quy định của pháp lý mà bản thân họ có nhu cầu thật sự khi sử dụng các thơng tin để phục vụ quản lý và ra quyết định tương ứng với lĩnh lực hoạt động của mình; đặc biệt trước tình hình tự chủ tài chính thì nhu cầu sử dụng thơng tin kế tốn để thực hiện mục đích giải trình nhằm minh bạch thơng tin kinh tế tài chính của các trường để có thể thu hút sự ủng hộ và đầu tư cơ sở vật chất nhằm phát triển trường là một nhu cầu thực sự.

89

Kết luận Chương 4

Chương 4 đã trình bày một cách khái quát về việc vận dụng chế độ kế toán tại các trường ĐH – CĐ – TC cơng lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương thơng qua việc xem xét những thay đổi trong hạch tốn kế tốn và tổ chức quy trình kế tốn tại các trường.

Bên cạnh đó, Chương 4 đã trình bày các kết quả có được từ việc phân tích dữ liệu tác giả thu thập được của 124 phiếu hợp lệ thu về. Đã được thống kê theo loại hình đơn vị, chức vụ và số năm kinh nghiệm của đối tượng được khảo sát là những người làm cơng tác kế tốn tại các trường ĐH – CĐ – TC cơng lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Qua đánh giá sơ bộ thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA. Sau đó, phân tích hồi quy được thực hiện nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chế độ kế toán tại các trường ĐH – CĐ – TC cơng lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương và vai trị của từng yếu tố. Kết quả cho thấy, tất cả năm nhân tố đã đề xuất đều có ảnh hưởng cùng chiều đến về việc vận dụng chế độ kế toán tại các trường ĐH – CĐ – TC cơng lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương là: (1) Cơng tác kiểm tra/giám sát cơ quan quản lý; (2) Mức độ hướng dẫn của văn bản chế độ kế toán; (3) Bồi dưỡng kỹ năng người làm kế toán; (4) Cơ sở hạ tầng về kế toán; (5) Nhận thức nhà quản lý, với mơ hình giải thích được 50.9% sự biến thiên của việc vận dụng chế độ kế tốn tại các trường ĐH – CĐ – TC cơng lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

90

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chế độ kế toán theo thông tư 107 (Trang 96 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)