Nghiên cứu định lượng

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chế độ kế toán theo thông tư 107 (Trang 74 - 75)

Bảng 3.1 Điều chỉnh và mã hoá thang đo

3.2.2. Nghiên cứu định lượng

3.2.2.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu

Tổng thể mẫu của quá trình nghiên cứu: Tồn bộ những người làm cơng tác kế toán tại các trường ĐH – CĐ – TC cơng lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Phương pháp chọn mẫu: Thuận tiện phi xác suất.

Kích thước của mẫu nghiên cứu: Trong phân tích EFA, kích thước của mẫu nghiên cứu sẽ được xác định dựa trên kích thước mẫu tối thiểu và số lượng biến đo lường được phân tích. Theo Hair và cộng sự (2006), để sử dụng phân tích EFA thì kích thước của mẫu nghiên cứu tối thiểu phải là 50 và tốt hơn là 100, đồng thời tỷ lệ quan sát trên biến đo lường là 5/1. Do đó, với 19 biến quan sát của các thang đo trong nghiên cứu này thì để tiến hành EFA, kích thước mẫu tối thiểu của nghiên cứu là 95 quan sát. Do hạn chế về điều kiện thực hiện, thời gian nghiên cứu nên để phiếu khảo sát thu về đảm bảo nghiên cứu, tác giả chọn cỡ mẫu cho nghiên cứu là 130.

64

3.2.2.2. Thu thập dữ liệu

Trên cơ sở mẫu điều tra là 130 và bảng hỏi chính thức đã được xây dựng hồn chỉnh (Chi tiết xem Phụ lục 3.5 – Phiếu khảo sát chính thức), tác giả tiến hành khảo sát cụ thể:

- Bước 1: Phiếu khảo sát nghiên cứu bằng bảng câu hỏi trên Google biểu mẫu được gửi bằng đường link qua email, zalo, facebook và fanpage của các trường ĐH – CĐ – TC cơng lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Thời gian khảo sát: Bắt đầu từ ngày 20/10/2021 cho đến khi thu thập đủ 130 phiếu khảo sát vào ngày 20/11/2021.

- Bước 2: Tổng hợp bảng hỏi.

Tổng số phiếu thu về là 130 phiếu, trong đó có 124 phiếu hợp lệ sẽ được đưa vào phân tích (Chi tiết xem Phụ lục 3.6 – Danh sách cán bộ công chức viên chức các trường được khảo sát).

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chế độ kế toán theo thông tư 107 (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)