Bảng 3.1 Điều chỉnh và mã hoá thang đo
3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu
Phương pháp phân tích dữ liệu sử dụng mức có ý nghĩa α chọn trong đề tài này là 0.05 (α = 0.05). Số liệu thu thập được phân tích bằng phần mềm SPSS 22. Q trình phân tích phân tích dữ liệu được thực hiện qua các giai đoạn sau:
3.3.1. Thống kê mô tả
Thống kê mô tả (Descriptive Statistics) là các hệ số mơ tả ngắn gọn hay tóm tắt một tập dữ liệu nhất định, có thể là đại diện cho tồn bộ hoặc một mẫu của một tổng thể. Thống kê mô tả giúp mô tả và hiểu được các tính chất của một bộ dữ liệu cụ thể bằng cách đưa ra các tóm tắt ngắn về mẫu (thơng qua tần số và tỷ lệ %) để tóm tắt hoặc mơ tả các đặc điểm của tập dữ liệu thu thập được.
3.3.2. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
Một thang đo được coi là có giá trị khi nó đo lường đúng cái cần đo, có ý nghĩa là phương pháp đo lường đó khơng có sai lệch mang tính hệ thống và sai lệch ngẫu nhiên. Điều kiện đầu tiên cần có của thang đo áp dụng là phải đạt độ tin cậy. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhiều nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang
65
đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).
Trong nghiên cứu này, tác giả quyết định sử dụng tiêu chuẩn Cronbach alpha bằng 0.6 và các biến quan sát hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại.
3.3.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA
Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA giúp chúng ta đánh giá hai loại giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Phương pháp phân tích nhân tố EFA thuộc nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau nghĩa là khơng có biến phụ thuộc và biến độc lập mà nó dựa vào mối tương quan giữa các biến với nhau. EFA dùng để rút gọn một tập k biến quan sát thành một tập F (F<k) các nhân tố có ý nghĩa hơn. Cơ sở của việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ tuyến tính của các nhân tố với các biến nguyên thủy (biến quan sát).
Điều kiện để phân tích nhân tố khám phá là phải thỏa mãn các yêu cầu:
- Tiếu chuẩn 1: Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của kích thức mẫu khi phân tích yếu tố, theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) thì 0.5 ≤ KMO ≤ 1.
- Tiêu chuẩn 2: Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0.05), dùng để xem xét giả thuyết các biến khơng có tương quan trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0.05) thì các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể.
- Tiêu chuẩn 3: Hệ số tải yếu tố > 0.5 (Hair & et al., 1998)
- Tiêu chuẩn 4: Các hệ số tải phân biệt - tức là các hệ số tải lớn hơn 0.5 chỉ tải lên duy nhất cho 1 yếu tố. Nếu tải lên cho 2 yếu tố thì hiệu số phải lớn hơn 0.3 và nó được xếp vào nhóm yếu tố có giá trị tuyệt đối của hệ số tải lớn hơn. Như vậy để kiểm tra tiêu chuẩn chênh lệch hệ số tải cho 2 nhóm lơn hơn 0.3 hay không ta nên xem xét hiển thị các hệ số hệ số tải lớn hơn 0.3 trên phần mềm.
- Tiêu chuẩn 5: Giá trị Eigenvalue đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi yếu tố, chỉ có yếu tố nào có Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mơ hình phân tích.
66
- Tiêu chuẩn 6: Phần trăm tổng phương sai trích > 50%. Giá trị này thể hiện phần trăm biến thiên của các biến quan sát.
3.3.4. Phân tích tương quan
Bước phân tích hệ số tương quan giúp kiểm tra sự tương quan giữa các biến độc lập (Nhận thức nhà quản lý; Bồi dưỡng kỹ năng người làm kế toán; Mức độ hướng dẫn của văn bản chế độ kế toán; Cơ sở hạ tầng về kế tốn; Cơng tác kiểm tra/giám sát cơ quan quản lý) với biến phụ thuộc (Vận dụng chế độ kế toán theo thông tư 107/2017/TT- BTC tại các trường ĐH – CĐ – TC cơng lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương) trước khi chạy hồi quy.
Điều kiện có tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc là sig < 0.05 và hệ số tương quan > 0.
Trước đó các biến đại diện cho các nhân tố được tạo bằng phương pháp dùng trung bình cộng.
3.3.5. Phân tích hồi quy
Phân tích hồi quy tuyến tính được thực hiện bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất thơng thường (ordinary Least Square - OLS) nhằm kiểm định mơ hình lý thuyết và qua đó xác định cường độ tác động của từng nhân tố đến việc vận dụng chế độ kế tốn theo thơng tư 107/2017/TT-BTC tại các trường ĐH – CĐ – TC công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Trình tự phân tích hồi quy tuyến tính trong bài nghiên cứu này được thực hiện như sau:
- Phương pháp đưa biến vào phân tích hồi quy là phương pháp đưa các biến cùng một lượt (phương pháp Enter).
- Để đánh giá độ phù hợp của mơ hình hồi quy đối với tập dữ liệu, ta sử dụng hệ số R2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square).
- Kiểm định F để xem xét mức độ phù hợp của mơ hình hồi quy tuyến tính tổng thể.
- Kiểm định t để bác bỏ giả thuyết các hệ số hồi quy của tổng thể bằng 0.
- Sau cùng, nhằm đảm bảo độ tin cậy của phương trình hồi quy được xây dựng cuối cùng là phù hợp, một loạt các dị tìm vi phạm của giả định cần thiết trong hồi quy
67
tuyến tính cũng được thực hiện. Các giả định được kiểm định trong phần này gồm tự tương quan, phương sai sai số thay đổi, phần dư có phân phối chuẩn, đa cộng tuyến.
- Kiểm định giả thuyết
Giả thuyết được kiểm định dựa vào giá trị của Sig và dấu hệ số hồi quy của từng biến. Giả thuyết được chấp nhận khi Sig < 0.05 và dấu hệ số hồi quy cùng chiều với dấu trong mơ hình nghiên cứu.
- Mơ hình hồi quy dự kiến:
Hồi quy tuyến tính đa biến mơ tả mối quan hệ giữa các biến độc lập (Nhận thức nhà quản lý; Bồi dưỡng kỹ năng người làm kế toán; Mức độ hướng dẫn của văn bản chế độ kế toán; Cơ sở hạ tầng về kế tốn; Cơng tác kiểm tra/giám sát cơ quan quản lý) với biến phụ thuộc (Vận dụng chế độ kế tốn theo thơng tư 107/2017/TT-BTC tại các trường ĐH – CĐ – TC cơng lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương). Mơ hình dự kiến như sau:
VDCD = β + β1*NQL + β2*KTGS + β3*VBKT + β4*NLKT + β4*CSHT Trong đó:
VDCD: Vận dụng chế độ kế tốn theo thơng tư 107/2017/TT-BTC tại các trường ĐH – CĐ – TC cơng lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương (biến phục thuộc)
NQL : Nhận thức nhà quản lý (biến độc lập)
KTGS : Công tác kiểm tra/giám sát cơ quan quản lý (biến độc lập) VBKT : Mức độ hướng dẫn của văn bản chế độ kế toán (biến độc lập) NLKT : Bồi dưỡng kỹ năng người làm kế toán (biến độc lập)
CSHT : Cơ sở hạ tầng về kế toán (biến độc lập)
β : Hằng số
β1, β2, β3, β4, β5: Hệ số hồi quy của từng biến độc lập.
- Đánh giá mức độ tác động (mạnh hay yếu) giữa các biến tác động thông qua hệ số Beta.
68
Kết luận Chương 3
Chương 3 đã cung cấp đầy đủ thơng tin về quy trình và các bước thực hiện nghiên cứu, từ nghiên cứu định tính, phỏng vấn chuyên gia cho đến khảo sát chính thức, nghiên cứu định lượng. Qua đó, tác giả đã tiến hành điều chỉnh thang đo nháp thành thang đo chính thức phù hợp với thực tế lĩnh vực nghiên cứu. Theo đó, bảng hỏi được thiết kế thành hai phần:
Phần 1: Nhằm thu thập các thông tin chung về đối tượng khảo sát
Phần 2: Nội dung khảo sát, thiết kế câu hỏi sẽ gồm 6 nhân tố được mô tả trong 19 câu hỏi.
Trên cở sở mẫu điều tra chính thức 130 người làm cơng tác kế tốn tại các trường ĐH – CĐ – TC cơng lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương, trong Chương 4 của Luận văn, tác giả sẽ thống kê và tổng hợp các con số thu được, đồng thời tiến hành xử lý bằng phần mềm SPSS 22 để hình thành cái nhìn tổng thể về ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chế độ kế tốn theo Thơng tư 107/2017/TT-BTC tại các trường ĐH – CĐ - TC cơng lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương, giúp đưa ra các hàm ý phù hợp trong Chương 5.
69