CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
4.3. Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha
4.3.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo biến phụ thuộc
Kiểm định độ tin cậy của thang đo biến phụ thuộc Vận dụng chế độ kế tốn theo thơng tư 107/2017/TT-BTC tại các trường ĐH – CĐ – TC công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương, bảng 4.4 cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha lần 1 đạt 0.679 > 0.6, song biến quan sát VDCD3 có hệ số tương quan với biến tổng bằng 0.242 < 0.3 nên ta loại biến VDCD3 và chạy lại (xem Bảng 4.4 và Phụ lục 4.1).
Hệ số Cronbach’s Alpha lần 2 đạt 0.755 > 0.6, giá trị này tương đối cao và đảm bảo sự phù hợp. Hệ số tương quan biến tổng của 3 biến quan sát: VDCD1, VDCD2, VDCD4 đều lớn hơn 0.5 cho thấy giữa các biến có tương quan chặt chẽ và sẽ được đưa vào phân tích tiếp theo.
77
Bảng 4. 3. Kết quả phân tích thang đo biến phụ thuộc Biến quan
sát
Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến Tương quan với biến tổng Cronbach’s alpha nếu loại biến Kết quả chạy lần 01
Độ tin cậy của thang đo: ALPHA = 0.679
VDCD1 11.93 3.889 0.506 0.585
VDCD2 11.86 3.323 0.632 0.490
VDCD3 12.01 4.447 0.242 0.755
VDCD4 11.79 3.907 0.506 0.586
Kết quả chạy lần 02
Độ tin cậy của thang đo: ALPHA = 0.755
VDCD1 8.07 2.361 0.543 0.716
VDCD2 8.01 2.008 0.624 0.625
VDCD4 7.94 2.288 0.588 0.668
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả điều tra)
4.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA
Phân tích nhân tố khám phá chúng ta dễ dàng xem xét mối quan hệ giữa các nhân tố (được tính ra các biến đại diện nếu cần thiết), phương pháp xoay ma trận sử dụng là Varimax và các biến độc lập với 15 biến quan sát được đưa vào xoay một lần riêng và biến phụ thuộc với 3 biến quan sát được xoay một lần riêng.