Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 46 - 50)

7. Kết cấu luận văn

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các

1.3.1. Các yếu tố khách quan

1.3.1.1. Các yếu tố của môi trường kinh doanh vĩ mô

Về môi trường kinh tế

Ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp đều cùng tồn tại trên một môi trường kinh tế với tư cách là các chủ thể của nền kinh tế, hoạt động vì mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận. Do vậy, mọi biến động của nền kinh tế đều tác động trực tiếp đến hoạt động của cả doanh nghiệp và ngân hàng. Một nền kinh tế ổn định và phát triển bền vững sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNNVV, có nhiều cơ hội hơn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Cùng với đó, nhu cầu vốn của doanh nghiệp cũng tăng lên, tạo điều kiện cho hoạt động cho vay của ngân hàng được phát triển.

Về mơi trường chính trị

Một mơi trường chính trị ổn định được thể hiện ở chỗ: an ninh quốc phịng được giữ vững, khơng có các đảng phái chống đối lẫn nhau bằng bạo lực, khơng có sự tranh giành quyền lực và các cuộc xung đột sắc tộc, hệ thống pháp luật hoàn thiện và mọi người đều tn thủ chấp hành, khơng có tệ nạn xã hội… Do vậy, một mơi trường chính trị ổn định sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của các DNNVV. Các doanh nghiệp yên tâm sản xuất, mở rộng quy mô và tăng nhu cầu vay vốn. Việt Nam là một trong những nước được đánh giá cao về sự ổn định chính trị, là nơi ít xảy ra những biến cố chính trị nghiêm trọng. Đây là một lợi thế rất quan trọng cho sự phát triển về kinh tế, thu hút nguồn vốn đầu tư từ trong và ngoài nước.

Về mơi trường văn hóa - xã hội

Mơi trường văn hóa – xã hội bao gồm các tầng lớp dân cư, được đặc trưng bởi phong tục tập qn, trình độ dân trí và nhận thức của từng nhóm người. Tại mỗi vùng, miền, tập quán cũng như nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp dân cư ln có ảnh hưởng lớn đến khả năng tiêu thụ hàng hóa của các DNNVV, do đó, nó có tác động lớn đến khả năng phát triển hoạt động cho vay của ngân hàng đối với các doanh nghiệp này. Bên cạnh đó, nếu người dân có trình độ dân trí cao sẽ là nền tảng để địa phương đó có được những doanh nhân tài ba, quản lý và điều hành doanh nghiệp một cách có hiệu quả, từ đó làm tăng nhu cầu vay vốn của các ngân hàng thương mại để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.3.1.2. Cơ chế và chính sách quản lý của NHNN

Các chính sách và quy định của NHNN ảnh hưởng to lớn tới việc mở rộng cho vay của NHTM. Tùy vào từng giai đoạn phát triển với định hướng khác nhau, NHNN sẽ đưa ra hàng loạt các chính sách tài chính tiền tệ, thơng qua hệ thống NHTM để điều chỉnh thị trường. Chính sách tiền tệ của NHNN được tiến hành thông qua các công cụ như nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất chiết khấu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, các quy định về TSĐB, quy định về trần lãi suất… và các NHTM phải thực hiện các quy định đó của NHNN. Ví dụ: Để kiềm chế lạm phát, NHNN ra quy

định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, khi đó các NHTM phải thực hiện nâng mặt bằng lãi suất nhằm tăng huy động tiết kiệm, giảm đầu tư, thu hút tiền từ lưu thông về để đảm bảo dự trữ bắt buộc. Điều này khiến NHTM phải thắt chặt cho vay, chính vì thế hoạt động cho vay DNNVV cũng khó khăn hơn. Ngược lại trong giai đoạn cần kích thích hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh, NHNN sẽ giảm lãi suất chiết khấu hoặc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, khi đó mặt bằng lãi suất giảm và các NHTM có thể mở rộng hoạt động cho vay, giúp DNNVV dễ dàng tiếp cận với tín dụng của NHTM.

Như vậy, hoạt động cho vay DNNVV của NHTM chịu ảnh hưởng từ nhiều nhân tố khác nhau. Để nâng cao hiệu quả hoạt động này không chỉ cần sự nỗ lực từ bản thân ngân hàng và DN, mà còn cần sự hỗ trợ đắc lực từ các cơ quan chức năng khác.

1.3.1.3. Khách hàng

Nhu cầu vay vốn của DNNVV

Để phát triển hoạt động cho vay DNNVV, không thể không xét đến nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp này. Bởi vì, cho vay là một quan hệ hai bên giữa người đi vay và người cho vay nên nếu các DNNVV khơng có nhu cầu vay vốn thì ngân hàng cũng khơng thể phát triển được hoạt động này. Tuy nhiên, thực tế tại nước ta cho thấy, nhu cầu về vốn đang là một vấn đề bức thiết tại hầu hết các doanh nghiệp, khơng chỉ riêng các DNNVV. Do đó, phát triển hoạt động cho vay DNNVV là một xu hướng đúng đắn và đang được nhiều ngân hàng thương mại quan tâm thực hiện.

Trình độ quản lý của DNNVV

Trình độ của đội ngũ quản lý DNNVV được thể hiện ở khả năng điều hành doanh nghiệp, khả năng quản lý cán bộ nhân viên, quản lý chi phí, nguyên vật liệu, cách thức tổ chức sản xuất kinh doanh, phương thức hạch tốn kế tốn, cơng tác tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm thị trường... Trình độ của đội ngũ quản lý rất quan trọng vì nó cho biết doanh nghiệp đó có đang được dẫn dắt bởi bộ máy quản lý có năng lực

hay khơng. Một doanh nhân có năng lực quản lý tốt sẽ xây dựng được những chiến lược kinh doanh phù hợp, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, đảm bảo khả năng hoàn trả vốn vay cho ngân hàng, tạo được lịng tin cho ngân hàng.

Tính minh bạch về tài chính của DNNVV

Bất kỳ một ngân hàng thương mại nào cũng đều mong muốn mở rộng quan hệ tín dụng với những doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, thu nhập ổn định. Vì khi ngân hàng đồng ý cho vay là đã chấp nhận gắn lợi ích của mình với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, cơng tác phân tích tài chính doanh nghiệp là vô cùng quan trọng để ngân hàng quyết định xem có nên cho vay hay khơng.

Nếu một doanh nghiệp sử dụng hệ thống kế tốn chuẩn, lập báo cáo tài chính rõ ràng minh bạch thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của ngân hàng. Ngược lại, nếu doanh nghiệp khơng chứng minh được tính minh bạch về tài chính cũng như khơng đáp ứng được yêu cầu về hệ thống sổ sách kế tốn thì sẽ gây ra nghi ngờ cho cán bộ ngân hàng về tính trung thực đối với mục đích vay vốn, gây khó khăn cho việc xin vay vốn. Hiện nay, phần lớn các báo cáo tài chính của DNNVV đều khơng được kiểm tốn, nhiều thuyết minh báo cáo tài chính khơng giải thích được các số liệu trong báo cáo hay phổ biến tình trạng một doanh nghiệp có nhiều báo cáo tài chính với số liệu hồn tồn khác nhau. Điều này gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trong việc chọn lọc số liệu cũng như thiếu tin tưởng khi quyết định cho vay.

Khả năng xây dựng dự án, phương án đầu tư

Trong quá trình xét duyệt hồ sơ xin vay vốn của các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại ln quan tâm tới việc xem xét tính khả thi của những dự án/phương án sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp đưa ra. Dự án đầu tư chính là bản kế hoạch chi tiết về việc doanh nghiệp sẽ sử dụng nguồn vốn vay từ ngân hàng như thế nào, là căn cứ để sau này ngân hàng kiểm tra xem doanh nghiệp có sử dụng nguồn vốn đúng mục đích xin vay hay khơng. Do đó, một phương án có nội dung rõ

ràng, có kế hoạch sử dụng vốn vay hợp lý, đem lại dòng tiền ổn định trong tương lai sẽ làm tăng thêm niềm tin của ngân hàng, tạo điều kiện cho hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp được chấp nhận.

1.3.1.4. Đối thủ cạnh tranh

Với sự gia tăng cả về số lượng ngân hàng, quy mô của từng ngân hàng cũng như số lượng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tài chính như hiện nay, các ngân hàng thương mại đang không ngừng đẩy mạnh cạnh tranh lẫn nhau nhằm gia tăng thị phần của mình. Trong khi đó, hiện nay hầu hết các ngân hàng đều nhận ra tiềm năng phát triển của các DNNVV và coi nhóm đối tượng này là những khách hàng tiềm năng khiến cho mức độ cạnh tranh trong hoạt động cho vay DNNVV ngày càng trở nên gay gắt. Trong tình cảnh cạnh tranh gay gắt đó, nếu một ngân hàng khơng có được chính sách quảng bá phù hợp thì sẽ có nguy cơ bị thu hẹp dần thị phần của mình, gây ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 46 - 50)