7. Kết cấu luận văn
2.2 Thực trạng phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP
2.2.1. Thực trạng quy mô, chất lượng và hiệu quả của hoạt động cho vay
DNNVV tại VCB Bắc Ninh
2.2.1.1. Thực trạng về quy mô của hoạt động cho vay DNNVV
Quy mô cho vay DNNVV được thể hiện qua một số chỉ tiêu như số lượng khách hàng DNNVV đang có quan hệ vay vốn tại ngân hàng, dư nợ DNNVV, thị phần dư nợ DNNVV của VCB Bắc Ninh trên địa bàn. Do đó mở rộng về quy mơ của hoạt động cho vay DNNVV sẽ được thực hiện thơng qua việc tăng số lượng DNNVV có quan hệ vay vốn tại ngân hàng, tăng dư nợ đối với DNNVV, tăng thị phần dư nợ DNNVV của VCB Bắc Ninh so với các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn.
(i) Số lượng DNNVV đang có quan hệ vay vốn tại ngân hàng
Để thấy được việc mở rộng quy mô thông qua việc thống kê số lượng KHDN mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng và số lượng KHDN có quan hệ vay vốn, trong đó số lượng khách hàng DNNVV chiếm tỷ trọng bao nhiêu. Sự gia tăng về số lượng khách hàng qua các năm là một trong các thước đo để đánh giá việc mở rộng quy mô hoạt động cho vay.
Bảng 2.3: Số lượng KHDN có quan hệ vay vốn và số lượng KHDN mở mới tài khoản tại Vietcombank Bắc Ninh qua các năm
Chỉ tiêu
Số lượng KHDN có quan hệ vay vốn
Trong đó, nhóm SME
Số lượng KHDN mở tài khoản trong năm
Trong đó, nhóm SME
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của chi nhánh các năm 2018-2020)
Do tháng 9/2019 là thời điểm chuyển tách chi nhánh để thành lập chi nhánh VCB thứ hai trên địa bàn Bắc Ninh (chi nhánh VCB Kinh Bắc) nên các số lượng khách hàng tính đến cuối năm 2019 có giảm so với năm 2018. Số lượng khách hàng DNNVV có quan hệ vay vốn tại VCB Bắc Ninh có tăng trưởng: Năm 2020 tăng 28 khách hàng so với năm 2019 (tốc độ tăng 11%). Số lượng khách hàng DNNVV chiếm tỷ trọng lần lượt 61,9%; 61,6% và 63% theo từng năm 2018, 2019 và 2020 trong tổng số KHDN có quan hệ vay vốn với ngân hàng. Điều này cho thấy xu hướng cho vay của chi nhánh đang chuyển dịch, đã hướng đến mở rộng hơn đối với đối tượng này. Tuy nhiên, tỷ lệ số lượng DNNVV có quan hệ vay vốn so với số lượng DNNVV mở tài khoản giao dịch tại chi nhánh qua các năm 2018, 2019 và 2020 mới lần lượt ở mức: 31,4%; 30,4% và 28,2% chứng tỏ kết quả bán chéo sản phẩm cho vay tại VCB Bắc Ninh chưa cao, VCB Bắc Ninh vẫn còn thị trường để gia tăng được hoạt động cho vay đối với đối tượng khách hàng này.
(ii) Dư nợ cho vay DNNVV
Tổng dư nợ của chi nhánh được duy trì tăng trưởng tốt, với tỷ lệ tăng trưởng
ở mức cao so với toàn ngành. Riêng năm 2019, dư nợ giảm 257 tỷ (giảm 3,4%) so với năm 2018 do nguyên nhân chuyển tác chi nhánh, nếu không lại trừ phần dư nợ
Bắc Ninh sẽ đạt mức hơn 20%, là mức tăng trưởng kỷ lục kể từ khi thành lập chi nhánh đến nay. Đặc biệt đến hết năm 2020, dư nợ đạt 8.437 tỷ đồng, tăng 1.239 tỷ so với 2019, tỷ lệ tăng trưởng 17,2%.
Cùng với đà tăng trưởng của tổng dư nợ nói chung của chi nhánh, dư nợ đối với DNNVV cũng được tăng đáng kể, tuy tỷ lệ tăng trưởng của năm 2020 so với 2019 đạt 29,7% cao hơn so với tỷ lệ tăng trưởng của 2017 nhưng số tăng tuyệt đối ở mức thấp, chỉ tăng 146 tỷ đồng so với 31/12/2019 và vẫn chưa đạt được bằng mức dư nợ của năm 2017.
Với định hướng phát triển cho vay bán lẻ của Ban lãnh đạo, chi nhánh cũng đã chú trọng tới tăng trưởng dư nợ đối với DNNVV, tuy nhiên tỷ trọng cho vay đối tượng này đang ở mức quá nhỏ bé so với đối tượng KHDN lớn hay khách hàng cá nhân. Điều nay đặt ra mục tiêu cho VCB Bắc Ninh cần phải vừa duy trì tốc độ tăng trưởng vừa phải tăng quy mô tăng trưởng mới đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh được đặt ra.
Bảng 2.4: Tình hình dư nợ DNNVV tại VCB Bắc Ninh giai đoạn 2018-2020
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Dư nợ DNNVV Tổng dư nợ
(Nguồn: Báo cáo phân loại nợ của VCB Bắc Ninh năm 2018-2020)
(iii) Tốc độ tăng trưởng thị phần cho vay DNNVV
So với 03 Ngân hàng Nhà nước lớn đã thành lập lâu đời tại Bắc Ninh với thâm niên hoạt động gần 30 năm: Vietinbank, BIDV, Agribank thì Vietcombank Bắc
có 4 chi nhánh cấp 1 và 26 PGD; hệ thống BIDV có 3 chi nhánh cấp 1 và 18 PGD; hệ thống Agribank có 2 chi nhánh cấp 1, 8 chi nhánh cấp 2 và 20 PGD, trong khi đó, hệ thống Vietcombank có 2 chi nhánh cấp 1 và 8 PGD. Do vậy thị phần cho vay so với khối Ngân hàng quốc doanh còn thấp. Tuy nhiên trong 02 năm trở lại đây, do thành lập chi nhánh mới trên địa bàn nên thị phần cho vay chung của Vietcombank đã cải thiện đáng kể: từ 10,3% năm 2019 lên 11,2% năm 2020. Trong đó riêng thị phần cho vay SME của Vietcombank Bắc Ninh cũng có sự tăng trưởng nhẹ: năm 2019 đạt 3,2% và năm 2020 đạt 3,9%.
VCB Bắc Ninh 4%
NHTM khác
Agribank
Hình 2.2: Thị phần cho vay DNNVV của các NHTM địa bàn Bắc Ninh năm 2020
So với quy mô và lợi thế về thị trường hoạt động tại địa bàn, thị phần cho vay DNNVV của VCB Bắc Ninh như trên còn quá thấp so với 03 NHTM Nhà nước còn lại. Chi nhánh vẫn chưa hoàn toàn tận dụng được các ưu thế về lãi suất, sản phẩm, con người của thương hiệu Vietcombank để nâng cao sức thu hút trên thị
2.2.1.2. Thực trạng chất lượng hoạt động cho vay DNNVV
Chất lượng hoạt động cho vay của ngân hàng được đánh giá theo các chỉ tiêu: tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ cho vay có tài sản bảo đảm. Chất lượng hoạt động cho
vay là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp và lớn nhất tới hoạt động hiệu quả của ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn thấp, tỷ lệ cho vay có tài sản bảo đảm cao là các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động an tồn hiệu quả của NHTM.
(i) Tình hình nợ quá hạn đối với cho vay DNNVV
Chất lượng tín dụng của VCB Bắc Ninh nói chung trong giai đoạn 2018- 2020 được duy trì rất tốt, tỷ lệ nợ cần chú ý (nợ nhóm 2) qua các năm 2018, 2019 và 2020 lần lượt là 0,11%; 0,39% và 0,10%. Đây là tỷ lệ nợ nhóm 2 thấp, đảm bảo nhỏ hơn so với mức tỷ lệ không chế của TSC giao các chi nhánh (mức tỷ lệ nợ nhóm 2 khống chế của TSC là nhỏ hơn 0,4%).
Tỷ lệ nợ xấu cũng như vậy, tỷ lệ này qua các năm 2018, 2019 và 2020 lần lượt là 0,05%; 0,11% và 0,04%, thấp hơn rất nhiều so với mức tỷ lệ khống chế của TSC giao các chi nhánh (TSC giao tỷ lệ nợ xấu của các chi nhánh là nhỏ hơn 0,4%.
Phù hợp với chất lượng tín dụng chung của chi nhánh, chất lượng tín dụng đối với đối tượng khách hàng DNNVV cũng được duy trì rất tốt.
Tỷ lệ nợ nhóm 2 SME/Dư nợ SME của chi nhánh các năm 2018, 2019 và 2020 lần lượt là: 0,04%; 0,03% và 0,10% ở mức thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ nhóm 2 chung của chi nhánh. Nợ cần chú ý phát sinh ở một số khách hàng tạm thời gặp khó khăn về mặt tài chính nên chậm trả gốc, lãi cho ngân hàng hoặc do kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ của Vietcombank. Đây là trường hợp khách hàng vẫn trả nợ gốc lãi đầy đủ, đúng hạn cho ngân hàng nhưng theo kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng, khách hàng bị xếp hạng thấp nên dư nợ bị phân loại vào nợ nhóm 2.
Do thẩm định khách hàng rất chọn lọc và kỹ càng, các khách hàng vay đều có tài sản bảo đảm nên trong 3 năm VCB Bắc Ninh không phát sinh nợ xấu đối với các DNNVV. Khoản nợ xấu 87 triệu đồng là hai khoản dư nợ thẻ tín dụng đứng tên cơng ty đã được xử lý xuất ngoại bảng chỉ cịn để lại phần dư nợ thẻ tín dụng theo dõi nội bảng.
Bảng 2.5: Tổng hợp dư nợ cần chú ý và tỷ lệ nợ cần chú ý đối với DNNVV tại Vietcombank Bắc Ninh Đơn vị: triệu đồng Năm 2018 2019 2020
(Nguồn: Báo cáo phân loại nợ của chi nhánh năm 2018-2020) Bảng 2.61: Tổng hợp
nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu đối với DNNVV tại Vietcombank Bắc Ninh
Đơn vị: triệu đồng
Năm
2018 2019 2020
(Nguồn: Báo cáo phân loại nợ của chi nhánh năm 2018-2020)
Tuy nhiên, do tác động ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 từ cuối năm 2019, kéo dài đến 2020 và cả những năm tiếp theo, nguy cơ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các khách hàng của chi nhánh là rất lớn, một số ngành nghề kinh doanh dịch vụ như vận tải taxi, nhà hàng, dịch vụ ăn uống… bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều nay khả năng dẫn tới nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng trong thời gian tới.
dụng có bảo đảm một phần bằng tài sản bảo đảm. Do khẩu vị rủi ro của Chi nhánh tương đối an tồn nên Chi nhánh khơng thực hiện cấp tín dụng khơng có tài sản bảo đảm (cho vay tín chấp) đối với khách hàng DNNVV.
Năm 2020: tỷ lệ cho vay có bảo đảm tồn bộ bằng TSBĐ là 34% và có bảo đảm một phần bằng TSBĐ là 66%. Các tài sản ngân hàng nhận thế chấp vẫn chủ yếu là bất động sản (tỷ lệ 48%), máy móc thiết bị (tỷ lệ 43%), phương tiện vận tải (tỷ lệ 12%), hàng tồn kho (tỷ lệ chỉ có 1%).
Bảng 2.7: Cơ cấu dư nợ theo hình thức bảo đảm của DNNVV tại Vietcombank Bắc Ninh
STT
1 Cho vay có bảo đảm tồn bộ bằng TSBĐ
2 Cho vay có bảo đảm một phần bằng TSBĐ
Tổng số
(Nguồn: Báo cáo phân loại nợ tổng hợp của chi nhánh) Bảng 2.8: Cơ cấu loại hình
tài sản bảo đảm của DNNVV tại Vietcombank Bắc Ninh
STT
năm 2020
1 TSBĐ là bất động sản
2 TSBĐ là máy móc thiết bị
3 TSBĐ là Phương tiện vận tải
4 TSBĐ là Hàng tồn kho
Tổng số
(Nguồn: Báo cáo phân loại nợ tổng hợp của chi nhánh)
Thực tế cho thấy các doanh nghiệp quy mơ lớn khơng có đủ đảm bảo tài sản để đảm bảo toàn bộ cho khoản vay. Nguyên nhân do: những khách hàng có quy mơ
kinh doanh lớn, nhu cầu vốn lưu động thiếu hụt lớn hơn nhiều so với tài sản cố định. Do vậy dựa theo chính sách cấp tín dụng của Vietcombank, trên cơ sở kết quả xếp hạng tín dụng của Khách hàng, Khách hàng có thể vay vốn theo hình thức bảo đảm một phần bằng tài sản bảo đảm.
Bên cạnh đó một số lượng không nhỏ DNNVV mà đặc biệt là doanh nghiệp FDI không xây dựng nhà máy sản xuất mà chủ yếu là thuê nhà xưởng để sản xuất, phần giá trị tài sản cố định chỉ bao gồm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải và trang thiết bị văn phòng. Do vậy nên tỷ trọng dư nợ cấp tín dụng có bảo đảm tồn bộ TSBĐ tại Chi nhánh đối với khách hàng SME tương đối thấp. Trong khi đó, đối tượng khách hàng này lại chiếm tỷ trọng dư nợ rất lớn trong cơ cấu tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh.
VCB Bắc Ninh rất hạn chế nhận tài sản bảo đảm là hàng tồn kho do yếu tố rủi ro về quản lý hàng và tính thanh khoản của hàng hóa nhận bảo đảm. Chi nhánh chỉ thực hiện nhận TSBĐ là hàng tồn kho khi có kho riêng quản lý được số lượng hàng trong kho, quản lý được tình hình xuất nhập kho và quản lý được chất lượng hàng, đảm bảo hàng tồn kho có tính thanh khoản tốt. Đối với danh mục hàng tồn kho, Chi nhánh chỉ nhận theo hình thức là tài sản bảo đảm bổ sung để tăng tính an tồn cho Chi nhánh, khơng nhận là tài sản bảo đảm chính thức.
Việc thanh lý tài sản bảo đảm tạo ra nguồn thu nợ cho Ngân hàng trong trường hợp khách hàng khơng có khả năng trả nợ. Do đó, Vietcombank Bắc Ninh rất chú trọng trong việc thẩm định cũng như quản lý tài sản bảo đảm, luôn bám sát theo nguyên tắc định giá thận trọng, khơng nhận những loại tài sản có tính thanh khoản thấp, giá trị dễ bị hao mịn, khó quản lý và có tranh chấp về mặt pháp lý.
2.2.1.3. Thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay DNNVV
Hiệu quả cho vay DNNVV mang lại cho ngân hàng được hiểu là thu nhập từ hoạt động cho vay DNNVV, hiệu suất sử dụng vốn càng cao thì cho thấy mức độ đóng góp của hoạt động cho vay DNNVV vào kết quả hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng, từ đó thấy được tầm quan trọng, vai trò của đối tượng khách hàng này đối với ngân hàng để có những chính sách, định hướng cụ thể.
Trong đó yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới hiệu quả cho vay DNNVV của ngân hàng chính là lãi suất cho vay đối với DNNVV. Ngồi quy trình đơn giản, nhanh gọn và các sản phẩm đa dạng, phong phú thì lãi suất cho vay là một trong những yếu tố quan trọng để ngân hàng mời chào các DNNVV vay vốn.
(i) Hiệu suất sử dụng vốn
Hiệu suất sử dụng vốn của Ngân hàng đối với khách hàng DNNVV càng cao thì hiệu quả cho vay càng được cải thiện.
Bảng 2.9: Hiệu suất sử dụng vốn
Chỉ tiêu Dư nợ cho vay DNNVV Tổng nguồn vốn huy động DNNVV
Hiệu suất sử dụng vốn (%)
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của VCB Bắc Ninh)
Hiệu suất sử dụng vốn hiện vẫn ở mức khá thấp, chỉ hơn 50%. Chi nhánh thường xuyên dư thừa vốn, có thể sử dụng nguồn vốn huy động từ DNNVV để cho vay đối với đối tượng KHDN và KHCN khác. Trong thời gian tới, chi nhánh cần phải phát triển cho vay DNNVV để nâng cao hiệu suất sử dụng vốn.
(ii) Thu nhập từ hoạt động cho vay DNNVV
Quan sát bảng số liệu dưới đây có thể thấy nếu xem xét số tuyệt đối thì lợi nhuận rịng từ DNNVV tăng qua các năm. Tuy nhiên tỷ trọng lợi nhuận từ DNNVV so với tổng lợi nhuận của chi nhánh còn chiếm tỷ lệ rất thấp ở mức dưới 5%, còn nếu so với lợi nhuận từ hoạt động cho vay thì ở mức dưới 10%. Điều này do quy mô dư nợ cho vay DNNVV so với tổng dư nợ của chi nhánh ở mức thấp. Vietcombank Bắc Ninh được TSC xếp vào nhóm chi nhánh bán bn trọng điểm FDI, nghĩa là nhiệm vụ mục tiêu và cốt lõi là phát triển các dịch vụ ngân hàng bán buôn và các khách hàng FDI lớn. Tín dụng SME hiện được tính vào chỉ tiêu bán lẻ, do đó dư nợ cho vay DNNVV tăng trưởng chậm.
Bảng 2.10: Thu nhập từ hoạt động cho vay DNNVVChỉ tiêu Chỉ tiêu Tổng lợi nhuận LN từ hoạt động cho vay LN từ cho vay DNNVV LN từ cho vay DNNVV/LN từ hoạt động cho vay (%) LN từ cho vay DNNVV/Tổng LN (%)
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh VCB Bắc Ninh năm 2018-2020)
Bên cạnh đó, DNNVV nằm trong nhóm 5 đối tượng ưu tiên cho vay với lãi suất ưu đãi của NHNN do đó, lãi suất áp dụng cho đối tượng này luôn thấp hơn so với KHCN, doanh nghiệp khác. Mặc dù con số lợi nhuận đến từ DNNVV năm 2020 tăng không đáng kể so với năm 2019 (tăng 3,7 tỷ đồng) nhưng tốc độ tăng lại
ở mức cao (tăng 40,2%), cho thấy rất nhiều vấn đề Vietcombank Bắc Ninh cần giải quyết nhằm thực hiện thành cơng định hướng phát triển bán lẻ của tồn
ngành, trong đó có phát triển cho vay đối tượng DNNVV.
Mặt khác, so sánh với hoạt động tín dụng chung tồn chi nhánh thì hoạt động cho vay DNNVV cũng có điểm đáng chú ý: tỷ lệ sinh lời từ DNNVV thường thấp hơn so với hoạt động tín dụng chung tồn chi nhánh. Điều đó phản ánh hiệu quả thấp trong cho vay đối với DNNVV tại Vietcombank Bắc Ninh.
(iii) Lãi suất cho vay DNNVV tại VCB Bắc Ninh
Căn cứ vào thời hạn, mục đích vay vốn của từng sản phẩm cho vay DNNVV mà các khách hàng DNNVV tại Vietcombank Bắc Ninh sẽ được hưởng các mức lãi suất khác nhau. Chính sách lãi suất cũng được thay đổi linh hoạt tùy vào tình hình thị trường kinh tế chung của cả nước hoặc của riêng địa bàn Bắc Ninh. Từ năm 2018-2020 lãi suất cho vay của các sản phẩm chính tại VCB Bắc Ninh như sau:
a. Cho vay ngắn hạn
Bảng 2.11: Lãi suất cho vay ngắn hạn qua các nămSản phẩm Sản phẩm
1. Tiền VND
Cho vay lãi suất thông thường
Cho vay lãi suất cạnh tranh
Cho vay 5 lĩnh vực ưu tiên theo Thông tư