Cơ sở vật chất và mạng lưới hoạt động

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 57)

7. Kết cấu luận văn

2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Bắc

2.1.3. Cơ sở vật chất và mạng lưới hoạt động

Vietcombank Bắc Ninh thực hiện các thao tác nghiệp vụ trên nền tảng cơng nghệ hiện đại. Nhằm hiện đại hóa cơng nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của khách hàng, Vietcombank đã thực hiện nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking). Kể từ ngày 29/01/2020 toàn bộ hệ thống Vietcombank đã được vận hành theo hệ thống mới, đảm bảo các giao dịch của khách hàng được thực hiện nhanh chóng, thuận tiện, đảm bảo bí mật tuyệt đối và an tồn trong q trình giao dịch.

Tháng 9/2019, VCB Bắc Ninh đã tiến hành bàn giao tài sản, con người, dữ liệu khách hàng về huy động vốn, dư nợ… để thành lập chi nhánh mới là Vietcombank Kinh Bắc, đánh dấu một bước phát triển vững mạnh của Vietcombank trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh với hai chi nhánh trên địa bàn.

Đến 31/12/2020 Vietcombank Bắc Ninh đã phát triển mạng lưới hoạt động với:

- 08 Phịng Giao dịch trực thuộc trong đó có 02 PGD mới thành lập trong năm 2020 (PGD Thành phố Bắc Ninh và PGD Tiên Du)

- 60 Máy rút tiền tự động ATM

- 650 Đơn vị chấp nhận thẻ POS

2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh

Sau hơn 17 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank Bắc Ninh đã từng bước khẳng định vị thế, uy tín đối với khách hàng và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Tính đến nay, Vietcombank Bắc Ninh đã có trên

2.000 khách hàng pháp nhân và thể nhân có quan hệ tín dụng, hơn 3.000 khách hàng doanh nghiệp và trên 500 nghìn khách hàng cá nhân mở tài khoản giao dịch, đặc biệt 300 doanh nghiệp FDI đang là khách hàng của Vietcombank Bắc Ninh (chiếm khoảng 50% thị phần khách hàng FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh). Tính đến tháng 12/2020, Vietcombank Bắc Ninh đã huy động vốn đạt 11.183 tỷ đồng (tăng 12,3% so với năm 2019), dư nợ đạt 8.437 tỷ đồng (tăng 17,2% so với năm 2020), doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt trên 2,5 tỷ USD giữ được nhịp độ tăng trưởng so với các năm trước, lợi nhuận hàng năm đều tăng trưởng khá. Bên cạnh đó, Vietcombank Bắc Ninh tập trung phát triển các dịch vụ và sản phẩm cốt lõi như dịch vụ thẻ, thanh toán lương, ngân hàng điện tử. Kết quả, Vietcombank Bắc Ninh đã phát hành trên 350 nghìn thẻ, lắp đặt được 60 máy rút tiền tự động ATM, hơn 300 đơn vị, doanh nghiệp thực hiện trả lương qua tài khoản của Vietcombank.

Kết quả các hoạt động kinh doanh chính như sau:

2.1.4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB Bắc Ninh

Qua những số liệu phân tích ở Phụ lục 3 có thể thấy được hoạt động của VCB Bắc Ninh được duy trì tăng trưởng tương đối ổn định qua các năm. Điều đó được thể hiện ở kết quả kinh doanh có lãi, năm sau cao hơn năm trước, đóng góp vào lợi nhuận chung của tồn hệ thống Ngân hàng Ngoại thương.

Trong giai đoạn 2017-2020, bình quân lợi nhuận trước thuế của VCB Bắc Ninh tăng trưởng 17,9%, đặc biệt năm 2019 có bước nhảy vọt về lợi nhuận, đạt quy mơ trên 370 tỷ đồng, tăng trưởng 40,9%. Đây là bước tạo đà thuận lợi để năm 2020, chi nhánh lần đầu tiên đạt quy mô lợi nhuận trên 440 tỷ, tăng 16,6% so với 2019. Lợi nhuận trước thuế bình quân đầu người của chi nhánh năm 2019 đạt 3,05 tỷ đồng, cao gấp hơn 2 lần so với mức bình quân của toàn hệ thống.

Thực hiện đúng định hướng của Ban lãnh đạo Vietcombank về gia tăng thu nhập từ dịch vụ, tổng thu nhập từ dịch vụ của chi nhánh tăng trưởng hàng năm, tỷ lệ tăng trưởng năm 2018, 2019 và 2020 so với năm liền trước lần lượt là 34,6%; 23,2% và 11,8% (Phụ lục 4). Tỷ trọng thu từ dịch vụ trong tổng lợi nhuận của chi nhánh các năm 2018, 2019, 2020 lần lượt là: 42,4%; 37,1%; 35,5% đóng góp lớn

vào hiệu quả kinh doanh của chi nhánh. Trong cơ cấu thu dịch vụ, có thể thấy Vietcombank có thế mạnh về: Ngân hàng điện tử, kinh doanh ngoại tệ, thẻ, tài trợ thương mại…

2.1.4.2. Hoạt động huy động vốn

Công tác huy động vốn luôn được Vietcombank Bắc Ninh coi trọng nhằm đảm bảo quy mô nguồn vốn, luôn tăng trưởng theo kế hoạch đã được TSC giao cũng như đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh diễn ra một cách hiệu quả nhất.

Qua bảng tổng hợp tình hình huy động vốn của Vietcombank Bắc Ninh trong giai đoạn 2017 – 2020 (phụ lục 1), có thể thấy cơng tác huy động vốn trong những năm gần đây của chi nhánh ln có sự tăng trưởng. Trong năm 2018, tổng vốn huy động của chi nhánh đã tăng 1.004 tỷ đồng (tăng 13,07%) so với năm 2017. Năm 2019, tổng huy động vốn của chi nhánh đã tăng 1.227 tỷ đồng (tăng 14,71%) so với năm 2018. Tới năm 2020, con số này tiếp đà tăng và đạt mức tăng 1.223 tỷ đồng (tăng 12,28%) so với năm 2018.

Năm 2019 được coi là năm đột phá trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh, mặc dù bàn giao chuyển tách số liệu để thành lập chi nhánh mới Vietcombank Kinh Bắc với ~1.300 tỷ số dư huy động vốn nhưng đến hết 2019 chi nhánh vẫn đạt quy mô huy động vốn theo kế hoạch và tăng trưởng cao hơn so các năm. Giai đoạn năm 2019-2020, nền kinh tế bị ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh Covid- 19, song hoạt động huy động vốn của VCB Bắc Ninh tuy có giảm tốc độ tăng trưởng so với các năm trước nhưng vẫn ở mức cao so với toàn hệ thống.

Huy động vốn từ dân cư chiếm tỷ trọng 46% (năm 2019) và 53% (năm 2020) trong tổng nguồn vốn, duy trì tăng trưởng bền vững.

Tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn cao chiếm hơn 50% tổng nguồn vốn và duy trì tăng trưởng hàng năm, đây là nguồn vốn giá rẻ là lợi thế rất lớn của VCB Bắc Ninh trong suốt thời gian dài.

2.1.4.3. Hoạt động cho vay

Bên cạnh huy động vốn, hoạt động cho vay của Vietcombank Bắc Ninh cũng được duy trì tăng trưởng tốt, là hoạt động mang lại lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng. Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ quy VND qua các năm 2018, 2019, 2020 so với năm trước tương ứng là 26,51%; -3,45%; 17,21%. Sở dĩ năm 2019 dư nợ có sụt giảm so 2018, do tháng 9/2019 chi nhánh bàn giao khách hàng với tổng dư nợ hơn 2.000 tỷ đồng để thành lập chi nhánh mới Vietcombank Kinh Bắc.

Dư nợ đến 31/12/2019 đạt 7.198 tỷ đồng, trong đó dư nợ VNĐ đạt 4.352 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 60,5%, dư nợ ngoại tệ quy VNĐ đạt 2.846 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 39,5% và tăng 913 tỷ đồng (tăng 47,23%) so 2018 (Phụ lục 2). Như vậy, có thể thấy chi nhánh đã tìm kiếm được các khách hàng mới có nhu cầu giải ngân vốn vay bằng ngoại tệ để bù đắp phần dư nợ đã bàn giao chi nhánh mới.

Sang đến năm 2020, tổng dư nợ đạt 8.437 tỷ đồng tăng 1.239 tỷ đồng (tăng 17,21%) so với năm 2019, có thể thấy sau một năm chuyển tách thành lập chi nhánh mới VCB Bắc Ninh đã dần lấy lại được đà tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ.

Chất lượng tín dụng là điểm sáng của Vietcombank Bắc Ninh: Tỷ lệ nợ nhóm 2 ở mức rất thấp và giảm dần hàng năm, các năm 2018, 2019 và 2020 lần lượt là 0,24%; 0,39% và 0,10%.

Cùng với đó nợ xấu cũng được kiểm soát chặt chẽ bên cạnh tăng cường các biện pháp xử lý thu hồi nợ hiệu quả, nợ xấu giảm dần hàng năm. Tỷ lệ nợ xấu các năm 2018, 2019 và 2020 lần lượt là 0,05%; 0,07% và 0,04% đều thấp hơn kế hoạch của TSC đặt ra (kế hoạch <0,4%).

2.1.4.4. Các hoạt động dịch vụ khác

Bên cạnh hai hoạt động chủ chốt là huy động vốn và cho vay, các mảng hoạt động dịch vụ khác như: chuyển tiền, thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại, kinh doanh thẻ, mở tài khoản cá nhân... của Chi nhánh đều đạt được kết quả tương đối tốt và ổn định.

Đặc biệt với lợi thế ngân hàng có nhiều khách hàng là doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp xuất khẩu nên Chi nhánh luôn cố gắng đảm bảo tốt nhất nguồn cung ngoại tệ cho các doanh nghiệp nhập khẩu, bên cạnh đó với mức phí thanh tốn hợp lý, chất lượng thanh tốn vượt trội so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn nên hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của Chi nhánh được duy trì phát triển rất tốt.

Bảng 2.1: Doanh số TTQT&TTTM giai đoạn 2017-2020Chỉ tiêu Chỉ tiêu

Doanh số TTQT (triệu USD) Số tăng tuyệt đối so năm trước % tăng trưởng so năm trước

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động Vietcombank Bắc Ninh 2017 – 2020)

Doanh số thanh toán XNK tăng qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng của năm sau đã giảm so với giai đoạn 2017, nguyên nhân do Samsung và các Vendor của Samsung bắt đầu chuyển dịch hoạt động từ Bắc Ninh sang các địa phương khác như Thái Nguyên, đồng thời giai đoạn 2019-2020 ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 nên hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp giảm mạnh.

Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu ngân hàng bán l ẻ giai đoạn 2017-2020Chỉ tiêu Chỉ tiêu

Số lượng KH cá nhân mới Số lượng thẻ tín dụng mới Số lượng ĐVCNT mới Doanh số thanh toán thẻ Doanh số sử dụng thẻ

Nguyên nên nhà máy tại Bắc Ninh của Samsung và các Vendor đã giảm lao động tuyển mới so với trước. Giai đoạn năm 2019-2020, chi nhánh đã duy trì được tăng trưởng, số lượng khách hàng cá nhân mới năm 2019 tăng 2.909 khách hàng (tăng 6,2%) so với 2018, năm 2020 tăng 5.415 khách hàng (tăng 10,9%) so với 2019.

Các chỉ tiêu khác đều giữ tăng trưởng hàng năm, cho thấy VCB Bắc Ninh là chi nhánh có lợi thế về ngân hàng bán lẻ, chi nhánh đã tận dụng phát triển nhiều Đơn vị chấp nhận thẻ tại các siêu thị, nhà hàng… nhằm tăng doanh số thanh toán cũng như doanh số sử dụng thẻ.

2.2 Thực trạng phát triển cho vay doanh nghi ệp nhỏ và vừa tại Ngân hàngTMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh

2.2.1. Thực trạng quy mô, chất lượng và hiệu quả của hoạt động cho vayDNNVV tại VCB Bắc Ninh DNNVV tại VCB Bắc Ninh

2.2.1.1. Thực trạng về quy mô của hoạt động cho vay DNNVV

Quy mô cho vay DNNVV được thể hiện qua một số chỉ tiêu như số lượng khách hàng DNNVV đang có quan hệ vay vốn tại ngân hàng, dư nợ DNNVV, thị phần dư nợ DNNVV của VCB Bắc Ninh trên địa bàn. Do đó mở rộng về quy mơ của hoạt động cho vay DNNVV sẽ được thực hiện thông qua việc tăng số lượng DNNVV có quan hệ vay vốn tại ngân hàng, tăng dư nợ đối với DNNVV, tăng thị phần dư nợ DNNVV của VCB Bắc Ninh so với các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn.

(i) Số lượng DNNVV đang có quan hệ vay vốn tại ngân hàng

Để thấy được việc mở rộng quy mô thông qua việc thống kê số lượng KHDN mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng và số lượng KHDN có quan hệ vay vốn, trong đó số lượng khách hàng DNNVV chiếm tỷ trọng bao nhiêu. Sự gia tăng về số lượng khách hàng qua các năm là một trong các thước đo để đánh giá việc mở rộng quy mô hoạt động cho vay.

Bảng 2.3: Số lượng KHDN có quan hệ vay vốn và số lượng KHDN mở mới tài khoản tại Vietcombank Bắc Ninh qua các năm

Chỉ tiêu

Số lượng KHDN có quan hệ vay vốn

Trong đó, nhóm SME

Số lượng KHDN mở tài khoản trong năm

Trong đó, nhóm SME

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của chi nhánh các năm 2018-2020)

Do tháng 9/2019 là thời điểm chuyển tách chi nhánh để thành lập chi nhánh VCB thứ hai trên địa bàn Bắc Ninh (chi nhánh VCB Kinh Bắc) nên các số lượng khách hàng tính đến cuối năm 2019 có giảm so với năm 2018. Số lượng khách hàng DNNVV có quan hệ vay vốn tại VCB Bắc Ninh có tăng trưởng: Năm 2020 tăng 28 khách hàng so với năm 2019 (tốc độ tăng 11%). Số lượng khách hàng DNNVV chiếm tỷ trọng lần lượt 61,9%; 61,6% và 63% theo từng năm 2018, 2019 và 2020 trong tổng số KHDN có quan hệ vay vốn với ngân hàng. Điều này cho thấy xu hướng cho vay của chi nhánh đang chuyển dịch, đã hướng đến mở rộng hơn đối với đối tượng này. Tuy nhiên, tỷ lệ số lượng DNNVV có quan hệ vay vốn so với số lượng DNNVV mở tài khoản giao dịch tại chi nhánh qua các năm 2018, 2019 và 2020 mới lần lượt ở mức: 31,4%; 30,4% và 28,2% chứng tỏ kết quả bán chéo sản phẩm cho vay tại VCB Bắc Ninh chưa cao, VCB Bắc Ninh vẫn còn thị trường để gia tăng được hoạt động cho vay đối với đối tượng khách hàng này.

(ii) Dư nợ cho vay DNNVV

Tổng dư nợ của chi nhánh được duy trì tăng trưởng tốt, với tỷ lệ tăng trưởng

ở mức cao so với toàn ngành. Riêng năm 2019, dư nợ giảm 257 tỷ (giảm 3,4%) so với năm 2018 do nguyên nhân chuyển tác chi nhánh, nếu không lại trừ phần dư nợ

Bắc Ninh sẽ đạt mức hơn 20%, là mức tăng trưởng kỷ lục kể từ khi thành lập chi nhánh đến nay. Đặc biệt đến hết năm 2020, dư nợ đạt 8.437 tỷ đồng, tăng 1.239 tỷ so với 2019, tỷ lệ tăng trưởng 17,2%.

Cùng với đà tăng trưởng của tổng dư nợ nói chung của chi nhánh, dư nợ đối với DNNVV cũng được tăng đáng kể, tuy tỷ lệ tăng trưởng của năm 2020 so với 2019 đạt 29,7% cao hơn so với tỷ lệ tăng trưởng của 2017 nhưng số tăng tuyệt đối ở mức thấp, chỉ tăng 146 tỷ đồng so với 31/12/2019 và vẫn chưa đạt được bằng mức dư nợ của năm 2017.

Với định hướng phát triển cho vay bán lẻ của Ban lãnh đạo, chi nhánh cũng đã chú trọng tới tăng trưởng dư nợ đối với DNNVV, tuy nhiên tỷ trọng cho vay đối tượng này đang ở mức quá nhỏ bé so với đối tượng KHDN lớn hay khách hàng cá nhân. Điều nay đặt ra mục tiêu cho VCB Bắc Ninh cần phải vừa duy trì tốc độ tăng trưởng vừa phải tăng quy mơ tăng trưởng mới đảm bảo hồn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh được đặt ra.

Bảng 2.4: Tình hình dư nợ DNNVV tại VCB Bắc Ninh giai đoạn 2018-2020

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Dư nợ DNNVV Tổng dư nợ

(Nguồn: Báo cáo phân loại nợ của VCB Bắc Ninh năm 2018-2020)

(iii) Tốc độ tăng trưởng thị phần cho vay DNNVV

So với 03 Ngân hàng Nhà nước lớn đã thành lập lâu đời tại Bắc Ninh với thâm niên hoạt động gần 30 năm: Vietinbank, BIDV, Agribank thì Vietcombank Bắc

có 4 chi nhánh cấp 1 và 26 PGD; hệ thống BIDV có 3 chi nhánh cấp 1 và 18 PGD; hệ thống Agribank có 2 chi nhánh cấp 1, 8 chi nhánh cấp 2 và 20 PGD, trong khi đó, hệ thống Vietcombank có 2 chi nhánh cấp 1 và 8 PGD. Do vậy thị phần cho vay so với khối Ngân hàng quốc doanh còn thấp. Tuy nhiên trong 02 năm trở lại đây, do thành lập chi nhánh mới trên địa bàn nên thị phần cho vay chung của Vietcombank đã cải thiện đáng kể: từ 10,3% năm 2019 lên 11,2% năm 2020. Trong đó riêng thị phần cho vay SME của Vietcombank Bắc Ninh cũng có sự tăng trưởng nhẹ: năm 2019 đạt 3,2% và năm 2020 đạt 3,9%.

VCB Bắc Ninh 4%

NHTM khác

Agribank

Hình 2.2: Thị phần cho vay DNNVV của các NHTM địa bàn Bắc Ninh năm 2020

So với quy mô và lợi thế về thị trường hoạt động tại địa bàn, thị phần cho vay DNNVV của VCB Bắc Ninh như trên còn quá thấp so với 03 NHTM Nhà nước cịn lại. Chi nhánh vẫn chưa hồn tồn tận dụng được các ưu thế về lãi suất, sản phẩm, con người của thương hiệu Vietcombank để nâng cao sức thu hút trên thị

2.2.1.2. Thực trạng chất lượng hoạt động cho vay DNNVV

Chất lượng hoạt động cho vay của ngân hàng được đánh giá theo các chỉ tiêu: tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ cho vay có tài sản bảo đảm. Chất lượng hoạt động cho

vay là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp và lớn nhất tới hoạt động hiệu quả của ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn thấp, tỷ lệ cho vay có tài sản bảo đảm cao là các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động an tồn hiệu quả của NHTM.

(i) Tình hình nợ q hạn đối với cho vay DNNVV

Chất lượng tín dụng của VCB Bắc Ninh nói chung trong giai đoạn 2018-

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 57)