W 3 2 L
Phần bù momentum 0,001568 -0,00023 -0,00093 -0,00194
Ghi chú: phần bù momentum = hệ số momentum x tỷ suất sinh lợi momentum
Phần bù momentum tăng dần theo chiều tăng của tỷ suất sinh lợi bình quân 3 tháng trước, danh mục có tỷ suất sinh lợi bình qn thấp nhất (L) có phần bù âm, danh mục có tỷ suất sinh lợi bình qn cao nhất (W) có phần bù dương. Kết quả trên cho thấy có sự tồn tại hiệu ứng momentum ở thị trường chứng khoán Việt Nam, tuy nhiên hiệu ứng này khá ngắn (dưới 6 tháng) và chỉ xảy ra đối với danh mục qui mô lớn thanh khoản cao và danh mục qui mơ nhỏ thanh khoản thấp. Nói cách khác, nếu 2 danh mục này có hiệu quả tốt trong 3 tháng trước thì nó có khả năng tiếp tục duy trì hiệu quả tốt trong ít nhất 1 tháng nữa và ngược lại nếu 2 danh mục này có hiệu quả kém trong 3 tháng trước thì nó có khả năng tiếp tục duy trì hiệu quả kém trong ít nhất 1 tháng nữa.
3.1.2 Hiệu ứng mùa
Mùa vụ là một đặc tính thể hiện sự lặp đi lặp lại theo qui luật của một hiện tượng nào đó xảy ra trong một quảng thời gian dài, chẳng hạn như giá lương thực thường giảm khi vào mùa thu hoạch, lượng tiêu thụ áo len thường tăng vào mùa đơng… Mặc dù về lý thuyết thì giá chứng khốn là ngẫu nhiên và khơng thể biết trước được nhưng thực tế đã cho thấy thị trường chứng khốn cũng có tính mùa vụ. Xu hướng mùa trong chứng khoán là một quãng thời gian thường lặp đi lặp lại khi thị trường chứng khốn có xu hướng tăng cao hay giảm sâu hơn những giai đoạn khác. Hiệu ứng mùa trong tỷ suất sinh lợi chứng khoán bao gồm nhiều loại: hiệu ứng ngày, hiệu ứng tuần, hiệu ứng tháng, hiệu ứng quý, hiệu ứng năm… Trong phạm vi của đề tài nghiên cứu, tác giả chỉ kiểm tra hiệu ứng tháng trong tỷ suất sinh lợi chứng khoán.
Phƣơng pháp