Hiệu ứng mùa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH vận dụng mô hình fama french 3 nhân tố vào thị trường chứng khoán việt nam (Trang 88 - 95)

Mùa vụ là một đặc tính thể hiện sự lặp đi lặp lại theo qui luật của một hiện tượng nào đó xảy ra trong một quảng thời gian dài, chẳng hạn như giá lương thực thường giảm khi vào mùa thu hoạch, lượng tiêu thụ áo len thường tăng vào mùa đơng… Mặc dù về lý thuyết thì giá chứng khốn là ngẫu nhiên và khơng thể biết trước được nhưng thực tế đã cho thấy thị trường chứng khốn cũng có tính mùa vụ. Xu hướng mùa trong chứng khoán là một quãng thời gian thường lặp đi lặp lại khi thị trường chứng khốn có xu hướng tăng cao hay giảm sâu hơn những giai đoạn khác. Hiệu ứng mùa trong tỷ suất sinh lợi chứng khoán bao gồm nhiều loại: hiệu ứng ngày, hiệu ứng tuần, hiệu ứng tháng, hiệu ứng quý, hiệu ứng năm… Trong phạm vi của đề tài nghiên cứu, tác giả chỉ kiểm tra hiệu ứng tháng trong tỷ suất sinh lợi chứng khoán.

Phƣơng pháp

Để kiểm tra hiệu ứng tháng trong tỷ suất sinh lợi chứng khoán, tác giả sử dụng công cụ thống kê chuỗi thời gian nghiên cứu để phát hiện ra những tháng có tỷ suất sinh lợi bình quân cao hơn rất nhiều lần những tháng cịn lại, sau đó dùng một biến giả (dummy) làm biến độc lập rồi hồi qui tỷ suất sinh lợi vượt trội của tất cả các danh mục và nhân tố của mơ hình Fama French theo biến độc lập đó để kiểm tra sự khác biệt trong tỷ suất sinh lợi của tháng đó so với các tháng cịn lại trong năm. Nếu hệ số độ dốc của biến giả khác 0 có ý nghĩa thống kê trên các danh mục và nhân tố thì kết luận có hiệu ứng mùa xảy ra.

Hiệu ứng tháng giêng

Hiệu ứng tháng giêng là một hiệu ứng mùa khá nổi tiếng trong thị trường chứng khoán thế giới, hiệu ứng tháng giêng xảy ra khi tỷ suất sinh lợi bình quân của tháng giêng hoàn toàn vượt trội hơn tỷ suất sinh lợi bình quân của các tháng khác. Rosseff và Kinney (1976) đã ghi nhận hiệu ứng tháng giêng ở thị trường chứng khoán New York giai đoạn 1904 – 1974, họ phát hiện ra rằng tỷ suất sinh lợi bình quân của tháng giêng (trung bình 3,48%) cao hơn 8 lần tỷ suất sinh lợi bình qn 11 tháng cịn lại trong năm (trung bình 0,42%). Sau đó hiệu ứng tháng giêng được tìm thấy ở nhiều thị trường chứng khoán khác như: Hà Lan (VandenBerg and Wessels - 1985), Ý (Barone - 1990), Nhật (Ziemba - 1991), Malaysia và Singapore (Ho - 1990), Anh (Choudhary - 2001)… Có nhiều nhận định về hiệu ứng tháng giêng, nhìn chung có thể tóm tắt như sau:

- Tỷ suất sinh lợi bình quân của tháng giêng thường vượt trội so với các tháng khác trong năm (cao hơn gấp nhiều lần so với các tháng còn lại)

- Tỷ suất sinh lợi bình quân tháng giêng của các cổ phiếu qui mô nhỏ hoặc giá trị thấp thường cao hơn tỷ suất sinh lợi bình qn của các cổ phiếu qui mơ lớn hoặc giá trị cao

- Có nhiều giả thuyết để giải thích hiệu ứng tháng giêng như: nhà đầu tư bán để hưởng lợi thế về thuế trong năm, cơ cấu lại danh mục đầu tư, làm đẹp báo

cáo tài chính, nhu cầu tiền mặt cao vào cuối năm, ra quyết định đầu tư vào đầu năm mới, đầu tư tiền thưởng cuối năm vào cổ phiếu…

Để kiểm tra xem có hiệu ứng tháng giêng ở thị trường chứng khoán Việt Nam không, tác giả sử dụng một biến giả nhận giá trị 1 cho tháng giêng và giá trị 0 cho các tháng khác rồi hồi qui tỷ suất sinh lợi vượt trội của tất cả các danh mục và nhân tố của mơ hình Fama French theo biến giả này. Mơ hình hồi qui đơn biến có dạng: Rp(t) – Rf(t) = a + bD(t) + e(t) trong đó hệ số chặn a thể hiện tỷ suất sinh lợi trung bình của 11 tháng khác, hệ số độ dốc b là phần chênh lệch tỷ suất sinh lợi bình quân của tháng giêng so với 11 tháng khác, nếu phần chênh lệch này có ý nghĩa thống kê thì kết luận có hiệu ứng tháng giêng xảy ra. Kết quả hồi qui của 4 danh mục thể hiện ở bảng 3.6 Rp(t) – Rf(t) = a + bD(t) + e(t) BH BL SH SL a 0,017 0,024 0,035 0,027 b 0,037 0,008 -0,028 -0,011 Sig. t(b) 0,621 0,903 0,712 0,877

Kết quả cho thấy hệ số b của cả 4 danh mục đều khá nhỏ và khơng có ý nghĩa thống kê nên khơng có hiệu ứng tháng giêng trong tỷ suất sinh lợi chứng khoán của 4 danh mục.

Tiếp theo tác giả hồi qui tỷ suất sinh lợi của 3 nhân tố theo biến dummy, kết quả hồi qui thể hiện ở bảng 3.7

Nhân tố thị trƣờng

Nhân tố qui mô (SMB) Nhân tố giá trị (HML) a 0,011 0,011 0,001 b 0,031 -0,042 0,006 Sig. t(b) 0,640 0,128 0,761

Kết quả cho thấy hệ số b của cả 3 nhân tố đều khơng có ý nghĩa thống kê. Như vậy, qua kiểm tra cho thấy khơng có hiệu ứng tháng giêng ở thị trường chứng khoán Việt Nam, trong phần sau tác giả sẽ kiểm tra 11 tháng cịn lại trong năm xem có xảy ra hiệu ứng mùa trong tỷ suất sinh lợi chứng khốn khơng.

Hiệu ứng tháng 8

Trước tiên, tác giả thống kê tỷ suất sinh lợi bình quân của từng tháng và so sánh với tỷ suất sinh lợi bình qn của 11 tháng cịn lại để phát hiện ra những tháng có tỷ suất sinh lợi bình qn cao hoặc thấp bất thường so với các tháng khác, sau đó dùng mơ hình hồi qui theo biến giả để kiểm định sự khác biệt trong tỷ suất sinh lợi trung bình giữa các tháng. Kết quả thống kê tỷ suất sinh lợi bình quân của từng tháng so sánh với 11 tháng còn lại thể hiện ở bảng 3.8

R_BH R_BL R_SH R_SL R_M R_SMB R_HML R_UMD THÁNG GIÊNG 0,0549 0,0324 0,0076 0,0159 0,0416 -0,0318 0,0071 0,0558 11 THÁNG KHÁC 0,0174 0,0242 0,0355 0,0274 0,0110 0,0106 0,0007 0,0507 THÁNG HAI 0,0052 -0,0207 0,0286 0,0444 -0,0135 0,0443 0,0051 0,0388 11 THÁNG KHÁC 0,0219 0,0290 0,0336 0,0248 0,0160 0,0037 0,0008 0,0085 THÁNG 0,0837 0,0579 0,0985 0,0728 0,0239 0,0149 0,0257 -0,0347

BA 11 THÁNG KHÁC 0,0148 0,0218 0,0272 0,0222 0,0126 0,0064 -0,0010 -0,0596 THÁNG TƯ 0,0633 0,0561 0,1163 0,0961 0,0499 0,0465 0,0137 -0,0171 11 THÁNG KHÁC 0,0166 0,0220 0,0256 0,0201 0,0103 0,0035 0,0001 -0,0231 THÁNG NĂM -0,0192 0,0187 -0,0272 0,0282 0,0093 0,0008 -0,0466 0,0156 11 THÁNG KHÁC 0,0241 0,0254 0,0386 0,0263 0,0140 0,0077 0,0055 -0,0285 THÁNG SÁU -0,0136 -0,0209 0,0341 0,0150 -0,0161 0,0418 0,0132 -0,0968 11 THÁNG KHÁC 0,0236 0,0290 0,0331 0,0275 0,0163 0,0039 0,0001 -0,0132 THÁNG BẢY -0,0538 -0,0050 -0,0288 -0,0364 -0,0326 -0,0032 -0,0206 0,0067 11 THÁNG KHÁC 0,0273 0,0276 0,0388 0,0322 0,0178 0,0080 0,0032 0,0323 THÁNG TÁM 0,1992 0,1606 0,1451 0,1191 0,1049 -0,0478 0,0323 0,0078 11 THÁNG KHÁC 0,0043 0,0125 0,0230 0,0180 0,0053 0,0121 -0,0016 -0,0693 THÁNG CHÍN 0,0634 0,0422 0,0711 0,0581 0,0459 0,0118 0,0170 -0,1228 11 THÁNG KHÁC 0,0166 0,0233 0,0297 0,0236 0,0106 0,0067 -0,0002 -0,0163 THÁNG MƯỜI -0,0350 -0,0096 0,0218 0,0115 -0,0437 0,0389 -0,0075 0,0170 11 THÁNG KHÁC 0,0256 0,0280 0,0342 0,0278 0,0188 0,0042 0,0020 0,0665 THÁNG 11 -0,0719 -0,0170 -0,0610 -0,0779 -0,0214 -0,0250 -0,0190 0,0425

11 THÁNG

KHÁC 0,0289 0,0286 0,0417 0,0359 0,0168 0,0100 0,0030 -0,0696

THÁNG 12 -0,0297 0,0035 -0,0083 -0,0297 0,0149 -0,0059 -0,0059 -0,0251

11 THÁNG

KHÁC 0,0251 0,0268 0,0369 0,0315 0,0135 0,0083 0,0018 -0,0625

Kết quả thống kê khẳng định một lần nữa khơng có hiệu ứng tháng giêng khi tỷ suất sinh lợi bình qn tháng giêng khơng khác biệt nhiều so với các tháng khác. Kiểm tra các tháng khác cho thấy chỉ có tháng tám có tỷ suất sinh lợi bình qn cao bất thường so với những tháng cịn lại (xấp xỉ 10 lần tỷ suất sinh lợi trung bình của 11 tháng cịn lại). Thống kê cho thấy dường như có hiệu ứng tháng tám trong tỷ suất sinh lợi chứng khoán, tuy nhiên cần kiểm định xem tỷ suất sinh lợi tháng tám có thực sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với tỷ suất sinh lợi của các tháng cịn lại khơng, trước tiên chúng ta kiểm định trên 4 danh mục.

Rp(t) – Rf(t) = a + bD(t) + e(t)

BH BL SH SL

a 0,004 0,013 0,023 0,018

b 0,195 0,148 0,122 0,101

Sig. t(b) 0,008 0,025 0,101 0,168

Kết quả cho thấy hệ số b của danh mục BH khác 0 có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, hệ số b của danh mục BL khác 0 có ý nghĩa thống kê ở mức 2,5%, hệ số b của danh mục SH khác 0 có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Hiệu ứng tháng tám xảy ra mạnh hơn đối với danh mục có qui mơ lớn thể hiện bằng hệ số b của 2 danh mục BH, BL lớn hơn hệ số b của 2 danh mục SH, SL. Hiệu ứng tháng tám cũng xảy ra mạnh đối với danh mục có BE/ME cao thể hiện ở cả hai nhóm cổ phiếu qui mô lớn

Bảng 3.8 Tỷ suất sinh lợi bình qn của từng tháng so với 11 tháng cịn lại

và qui mô nhỏ, tuy nhiên chênh lệch này mạnh hơn đối với nhóm cổ phiếu qui mơ lớn (0,195 so với 0,148).

Nhân tố thị trƣờng

Nhân tố qui mô (SMB) Nhân tố giá trị (HML) a 0,005 0,012 -0,002 b 0,100 -0,06 0,034 Sig. t(b) 0,125 0,030 0,106

Bảng 3.10 cho thấy hệ số b của cả 3 nhân tố đều khác 0 với độ tin cậy gần 90%, trong đó tỷ suất sinh lợi trung bình của nhân tố thị trường tháng tám cao hơn 10% so với tỷ suất sinh lợi trung bình của 11 tháng cịn lại. Kết quả kiểm tra trên danh mục và nhân tố cho thấy có hiệu ứng tháng tám trong tỷ suất sinh lợi chứng khoán. Để xác định hiệu ứng tháng tám trên qui mô và giá trị chi tiết hơn, tác giả phân nhóm tất cả các cổ phiếu trong mẫu thành 4 nhóm theo qui mơ và 4 nhóm theo giá trị (BE/ME), sau đó hồi qui tỷ suất sinh lợi vượt trội của các danh mục này theo biến giả, kết quả thể hiện ở bảng 3.11 và 3.12

Rp(t) – Rf(t) = a + bD(t) + e(t)

B 3 2 S

a 0,012 0,008 0,011 0,032

b 0,156 0,164 0,133 0,100

Sig. t(b) 0,021 0,014 0,056 0,206

Bảng 3.11 cho thấy ngoài danh mục S, 3 danh mục cịn lại đều có hệ số b khác 0 có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và hệ số b có xu hướng tăng dần khi chuyển từ

Bảng 3.10 Hồi qui tỷ suất sinh lợi 3 nhân tố theo biến giả - hiệu ứng tháng 8

danh mục qui mô nhỏ sang danh mục qui mô lớn một lần nữa cho thấy hiệu ứng tháng tám xảy ra mạnh hơn đối với danh mục qui mô lớn.

Rp(t) – Rf(t) = a + bD(t) + e(t)

H 3 2 L

a 0,017 0,020 0,016 0,012

b 0,137 0,145 0,115 0,153

Sig. t(b) 0,063 0,051 0,081 0,025

Bảng 3.12 cho thấy 2 danh mục có hệ số b khác 0 có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và 2 danh mục có hệ số b khác 0 có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Tuy nhiên, hệ số b không thể hiện được xu hướng tăng hay giảm, điều này chứng tỏ hiệu ứng tháng tám xảy ra khá yếu đối với các danh mục theo giá trị.

Như vậy nghiên cứu cho thấy có hiệu ứng tháng tám trong tỷ suất sinh lợi ở thị trường chứng khoán Việt Nam, hiệu ứng này mạnh hơn đối với nhóm cổ phiếu qui mơ lớn hoặc nhóm cổ phiếu có giá trị cao (tuy nhiên hiệu ứng này khá yếu).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH vận dụng mô hình fama french 3 nhân tố vào thị trường chứng khoán việt nam (Trang 88 - 95)