Thực trạng phương pháp sử dụng để xây dựng kế hoạch

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Đề xuất điều chỉnh trong công tác lập kế hoạch và định hướng đến năm 2020 doc (Trang 46 - 70)

2.2.1.Một số dự báo trong kế hoạch ngành viễn thông.

2.2.1.1. Phương pháp dự báo của công tác lập kế hoạch.

Phương pháp dự báo: Sử dụng phương pháp toán học (phân tích tính toán, phân tích hồi quy…) và phương pháp tổng hợp (bao gồm các phương pháp chuyên gia, nghiên cứu mô hình, mô phỏng…).

áp dụng hàm hồi quy về tốc độ tăng trưởng điện thoại được Liên minh viễn thông quốc tế (ITU) sử dụng có dạng như sau:

Y= ec(1)*xc(2) Trong đó: X là thu nhập trên đầu người (GDP); Y là mật độ điện thoại;

Các số liệu thống kê của quá khứ sẽ xác định các tham số c(1) và c(2). Các kết quả dự báo sẽ là ngoại suy với các tham số này.

Quá trình dự báo: Nghiên cứu số liệu thống kê, đánh giá yếu tố tác động bao gồm các biến cụ thể và yếu tố kinh tế xã hội khác như dân số, tốc độ tăng trưởng dân số, GDP các chính sách quốc gia, giá cước, mục tiêu kinh tế quốc tế, khoa học công nghệ, phân tích số liệu, loại bỏ đột biến, sai số. áp dụng dự báo toán học với công cụ phần mền tin học dự báo. áp dụng các phương pháp phân tích chuyên gia kiểm định kết quả dự báo toán học, điều chỉnh kết quả dự báo theo yếu tố tác động không thể để đưa ra kết lượng hoá, nghiên cứu các đột biến kết hợp với các mô hình phát triển, mô phỏng quả dự báo.

Các yếu tố đầu vào tác động đến nhu cầu thị trường:

- Giá dịch vụ;

- Giá các dịch vụ liên quan; - Dân số và thu nhập;

- Số doanh nghiệp và mật độ cạnh tranh trên thị trường; - Thị hiếu tiêu dùng;

- Các kỳ vọng

Các kịch bản dự báo như sau:

Thứ Nhất: Kết quả dự báo bằng phương pháp của liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) thuần tuý dựa trên chỉ tiêu thu nhập người dân cho thấy: Năm 2010 mật độ thoại 29 máy/100 dân, mật độ điện thoại cố định 13 máy/100 dân, mật độ điện thoại di động 16 máy/100 dân, mật độ thuê bao Internet 11 thuê bao / 100 dân.

Kết quả dự báo theo phương pháp của ITU

Đơn vị: Máy/100 dân

Năm Mật độ điện thoại cố định Mật độ điện thoại di động Mật độ điện thoại chung 2006 8,69 7,64 16,32 2007 9,62 9,13 18,75 2008 10,66 10,92 21,59 2009 11,82 13,08 24,90 2010 13,11 15,68 28,79

Nguồn: Dự thảo quy hoạch phát triên Viễn thông đến năm 2010

Thứ hai:Dựa trên yếu tố tác động giảm cước một cách kịch tính 500 – 1000

đống/phút cước điện thoại cố định tại nông thôn khoảng 500 – 10000 đồng/tháng có thể dự báo đến năm 2010 mật điện thoại 32 máy/ 100 dân, mật độ điện thoại cố định 14 máy / 100 dân, mật độ điện thoại di động 18 máy/ 100 dân. trong kịch bản này giảm giá cước có thể giảm doanh thu của ngành Viễn thông. Kết quả dự báo được thể hiện trong bảng sau:

Kết quả dự báo dựa trên yếu tố giảm giá cước một cách kịch tính

Đơn vị: Máy / 100 dân

thoại cố định thoại di động thoại

2006 8,69 8,50 17,19

2007 9,62 11,00 20,62

2008 11,10 13,16 24,26

2009 12,80 15,20 28,00

2010 14,50 17,50 32,00

Nguồn: Dự thảo quy hoạch phát triển Viễn thông đến năm 2010

Lựa chọn kịch bản có khả năng nhất: Kết quả dự báo được lựa chọn dựa

trên chỉ tiêu GDP, khả năng chi tiêu của xã hội cho Viễn thông, xu hướng đổi mới công nghệ và chiến lược phát triển ngành dựa trên năng lực huy động vốn đầu tư của các doanh nghiệp. Dự báo có khả năng nhiều nhất được chọn như sau: Năm 2010 mật độ điện thoại 32 – 35 máy/100 dân, mật độ điện thoại cố định 14 – 15 máy/100dân, mật độ điện thoại di động 18 – 20 máy/100 dân, mật độ thuê bao Internet 12 – 13 thuê bao/ 100 dân.

2.2.2 Dự báo thị trường

2.2.2.1. Xu hướng biến đổi nhu cầu thị trường.

Các dịch vụ truyền thống như điện thoại cố định, di động, truyền số liệu, truy cập Internet vẫn tiếp tục có nhu cầu ngày càng tăng. Đến năm 2015, tốc độ tăng trưởng hàng năm giảm đều những vẫn tiếp tục được duy trì ở mức cao khoảng 8- 9%

+ Các dịch vụ gia tăng: Truy cập mạng qua các thiết bị di động cá nhân thích hợp đa dịch vụ sẽ trở thành phổ biến.

+ Các dịch vụ mới: Nhu cầu các dịch vụ băng rông như thiết bị mạng gia đình (Home net work), trao đổi tệp dữ liệu, trao đổi và lập Video theo yêu cầu, truyền hình tương tác, game…sẽ phát triển nhanh.

2.2.2.2. Xu hướng thị trường phân bố theo lãnh thổ.

Tại thành thị: Điện thoại cố định phát triển đến năm 2015, sau đó giảm tốc độ phát triển. Phát triển điện thoại di động sẽ tạm thời chậm lại vào năm 2020. Đến năm 2020 tăng trưởng của thị trường dịch vụ Viễn thông tại các thành phố lớn chủ yếu sẽ do các dịch vụ giá trị gia tăng và cung cấp nội dung thông tin mang lại. Điều đó sẽ tạo điều kiện cho các dịch vụ đa phương tiện phát triển mạnh, tiến tới hội tụ các dịch vụ truyền thông quảng cáo với Viễn thông.

Tại nông thôn: Điện thoại phát triển đột biến từ 2010 và kéo dài sau năm 2015. Sau năm 2010 sẽ có nhu cầu sử dụng điện thoại di động giá rẻ khá lớn.

2.2.2.3 Xu hướng thị trường phân bố theo thành phần kinh tế xã hội.

Trong khu vực Nhà nước: Khách hàng đòi hỏi các dịch vụ điện thoại, truyền số liệu và Internet ngày một nhiều. Nhu cầu có một mạng chuyên dùng của Chính phủ đảm bảo an toàn và thông xuất hết sức cấp bách. Trong các lĩnh vực Y tế, Giáo dục, Phát thanh và Truyền hình, các dịch vụ công ích như dịch vụ Giáo dục từ xa, Y tế từ xa, dịch vụ truyền ảnh số… sẽ là những thị trường tiềm năng.

Trong các doanh nghiệp: Ngoài các dịch vụ điện thoại, còn có nhu cầu sử dụng các dịch vụ truyền số liệu, tryền ảnh với các kênh thuê riêng băng rộng để phát triển năng lực cạnh tranh của hệ thống thông tin. Các doanh nghiệp sẽ có nhu cầu lớn về dịch vụ truy cập các dịch vụ mạng…

Các cá nhân: Sử dụng dịch vụ Viễn thông đang đòi hỏi các dịch vụ điện thoại, Internet với chất lượng ngày càng cao, băng thông rộng ADSL. Đòi hỏi phổ cập dịch vụ với giá thành hạ.

2.3. Đánh giá phương pháp sử dụng xây dựng kế hoạch.

Việc xây kế hoạch ngành viễn thông phụ thuộc chủ yếu vào phương pháp sử dụng số liệu thống kê sử dụng máy điện thoại/100 dân qua các năm để xây dựng các chỉ tiêu cho kì kế hoạch tiếp theo, do vậy việc định hướng phát triển ngành phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp dự báo hàm số toán học do vậy nó phụ thuộc vào

các giá trị chuỗi thời gian và sai số ước lượng trong quá khứ. Khi các dự báo bao trùm một khoảng thời gian dài, mô hình trên sẽ có nguy cơ gặp sai lầm lớn do không tính đến các đặc thù mà môi trường bên trong bên ngoài ngành ảnh hưởng tới. Bên cạnh đó việc sử dụng phương pháp trên sẽ cho được các chỉ tiêu số điện thoại/ 100 dân một cách chính sác. Các biến cụ thể và yếu tố kinh tế xã hội khác như dân số, tốc độ tăng trưởng dân số, GDP các chính sách quốc gia, giá cước, mục tiêu kinh tế quốc tế, khoa học công nghệ ảnh hưởng trực tiếp đối với công tác lập kế hoạch phát triển ngành.. Bên cạnh đó vẫn chưa có một giải pháp cụ thể nhất về việc chênh lệch sử dụng các dịch vụ viễn thông giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền trên tổ quốc. Do vậy công tác lập kế hoạch phát triển ngành cần phải đồng bộ với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội nói chung. Chúng ta phải có một cơ chế cung cấp các dịch vụ viễn thông đặc biệt cho các nhóm đối tượng khác nhau, không chỉ có viễn thông công ích mà chính phủ cung cấp cần có sự tham gia của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này. Điều đó cần có một kế hoạch cụ thể của chính phủ trong việc phân bổ các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ viễn thông công ích nhằm đạt được các chỉ tiêu và mục tiêu cao nhất là phát triển kinh tế xã hội của kì kế hoạch nói chung và kế hoạch phát triển ngành nviễn thông nói riêng.

Đồng thời cần có công tác theo dõi và đánh giá bên ngoài (có sự tham gia), là một cơ hội cho cả những nhà lập công tác kế hoạch phát triển ngành và có sự tham gia của những cá nhân hay tổ chức bên ngoài nhìn nhận và suy nghĩ về những kết quả quá khứ nhằm học hỏi và phục vụ cho việc ra quyết định trong tương lai vào sự phát triển ngành viễn thông. Đánh giá có sự tham gia cung cấp cho công tác lập kế hoạch những thông tin xác đáng và hữu ích, giúp những nhà lập kế hoạch có thể điều chỉnh các mục tiêu phát triển ngành viễn thông trong những giai đoạn cụ thể.

Chương 3. Đề xuất điều chỉnh trong công tác lập kế hoạch và định hướng đến năm 2020.

3.1. Triển vọng phát triển ngành Viễn thông trong bối cảnh hội nhập. 3.1.1. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt nam. 3.1.1. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt nam.

Vai trò và tác động to lớn đã làm cho quá trình mở cửa hội nhập thực sự đóng vai trò và động lực tăng trưởng và phát triển chủ yếu, tạo sự chuyển biến chất lượng sâu sắc trong xã hội, tăng cường tiềm lực kinh tế quốc gia, bảo đảm cho quá trình phát triển diễn ra nhanh và bền vững, góp phần nâng cao vị thế của đất nước.

Để đạt được kết quả đó, trong 20 năm qua, quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta diễn ra liên tục được thực hiện một cách chủ động và gắn kết chặt chẽ với các cải cách thể chế bên trong. Trên cơ sở những bước đầu rất quan trọng của 10 năm đầu đổi mới, với cam kết mở cửa thị trường về thương mại hóa và dịch vụ đầu tư. Năm 2000, sau 5 năm đàm phán, Việt nam và Hoa kỳ đã ký kết hiệp định thương mại song phương. Hiệp định này có nội dung bao quát các lĩnh vực thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ và các vấn đề đầu tư liên quan đến thương mại. nó mở ra những cơ hội to lớn và tạo sự đột phá phát triển mạnh cho nền kinh tế nước ta.

Bắt đầu năm 2002, cùng với các nước ASEAN chúng ta tham dự hiệp định mậu dich tự do ASEAN- Trung quốc, ASEAN- Ấn độ, ASEAN- Hàn quốc… Phạm vi điều chỉnh độ sâu của hiệp định này về cơ bản giống phạm vi điều chỉnh độ sâu của hiệp định mậu dịch tự do ASEAN.

Đó là những bước đi quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, diễn ra trên cấp độ song phương khu vực. Chúng vừa tạo ra các tiền đề và cơ sở vật chất kỹ thuật, vừa cung cấp những bài học cần thiết để chúng ta hội nhập đặc biệt ở cấp độ đa phương toàn cầu sau khi là thành viên chính thức của WTO ngày 7/ 11/ 2006.

Gia nhập WTO là sự cam kết của Việt nam với cộng đồng quốc tế về quyết tâm đổi mới và phát triển. Tư cách và vị thế này gắn với quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của nước ta trong sự nghiẹp phát triển chung của nhân loại. Đồng thời tạo thế và lực mới để nước ta hội nhập sâu và hiệu quả hơn ở cấp độ song phương và khu vực.

Với các ý nghĩa nêu trên việc gia nhập WTO mở ra một giai đoạn phát triển mới của nước ta hội nhập sâu và toàn diện vào nên kinh tế thế đang biến đổi rất nhanh và sâu sắc. Hơn 20 năm đổi mới thì con thuyền Việt nam chính thức tham gia vào cuộc đua tranh phát triển với toàn thế giới.

3.1.1. Những cơ hội và thách thức đối với ngành viễn thông khi gia nhập WTO. WTO.

3.1.1.1. Các cơ hội thách thức từ xu thế hội nhập.

Cùng với sự toàn cầu hóa sự phát triển như vũ bão của Công nghệ thông tin đã trở thành hai nét đặc trưng của sự phát triển hiện nay trên thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế có những ảnh hưởng sâu sắc toàn diện đến sự phát triển của ngành bưu chính viễn thông. Một số chính sách và lộ trình hội nhập hợp lý là vô cùng quan trọng để tận dụng được những lợi thế, giảm thiểu những tác động tiêu cực của quá trình này và tạo điều kiện cho hội nhập gắn liền với phát triển bền vững. việc gia nhập WTO sẽ tạo ra cho ngành Viễn thông những cơ hội phát triển đó là:

+ Là cơ hội để tiến hành đổi mới, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông quốc gia qua đó thúc đẩy kinh tế quốc dân. Việc phát triển nhanh mạnh cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông quốc gia sẽ giúp chúng ta nhanh chóng nâng cao hiệu quả nền kinh tế, sức cạnh tranh quốc gia, rút ngắn khoảng cách kinh tế với các nước đang phát triển.

+ Tạo điều kiện thuận lợi để tiếp thu kinh nghiệm quản lý tiên tiến, chuyển giao công nghệ hiện đại đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ hiện đại cũng như tạo môi trường kinh doanh phù hợp với cam kết khi hội nhập. Các hoạt

động kinh tế trong nước sẽ gắn chặt trẽ hơn với thị trường quốc tế. Đây chính là chiến trường tuy khốc liệt nhưng là cần thiết để chúng ta thay đổi lại tư duy và bỏ lại những gì thuộc về lạc hậu và cũ kĩ trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung còn tồn dư lai.

+ Tạo động lực đổi mới sản xuất kinh doanhtheo hướng nâng cao cạnh tranh. Trên thị trường viễn thông hiện nay ở Việt nam đã có sự cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp trong nước tuy nhiên mức độ cạnh tranh ở đây còn chưa hợp lí với một nền kinh tế thị trường do chỉ xoay quanh ba nhầ mạng Viettel, mobiphone, vina trong mạng điện thại di động. Và một mình VNPT trong mạng điện thoại cố định. Sau hơn ba năm gia nhập WTO thì chưa có sự cạnh tranh gây gắt từ các doanh nghiệp nước ngoài.

+ Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Thực tế cho thấy tác động của sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ, sự hội tụ của các nghành Điện tử- Tin học- Viễn thông cũng như sự biến động theo chiều hướn toàn cầu hóa của thị trường đã có tác động tích cực trong việc đổi mới và tổ chức hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.

+ Là cơ hội để các doanh nghiệp mở rộng thị trường, mở rộng quy mô. Đồng thời cũng tạo điều kiện cho người tiêu dùng có được các dịch vụ tốt nhất từ việc sử dụng các sản phẩm viễn thông.

Các cách thức đặt ra với nghành trong giai đoạn hội nhập.

+ Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp còn yếu, điều này thể hiện rõ nhất là về vốn, công nghệ, kinh nghiệp quản lý kinh doanh, trình độ đội ngũ và năng suất lao động còn yếu. Quan tâm đến thị trường viễn thông là các nước công nghiệp phát triển có nhiều tiềm lực và cạnh tranh quốc tế cùng hệ thống pháp luật chặt chẽ để hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi các doanh nghiệp mà họ đầu tư ra nước ngoài.

+ Thị trường viễn thông trong tương lai có thể bị chia rẽ khi các tập đoàn nước ngoài xâm nhập vào Việt nam. Mặt khác nếu không có chính sách phù hợp sẽ dẫn

đến việc phát triển mất cân đối do các công ty nước ngoài sẽ đầu tư vào các ngành

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Đề xuất điều chỉnh trong công tác lập kế hoạch và định hướng đến năm 2020 doc (Trang 46 - 70)