Đánh giá chung về viễn thông

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Đề xuất điều chỉnh trong công tác lập kế hoạch và định hướng đến năm 2020 doc (Trang 43 - 46)

Trong những năm qua, Với sự chỉ đạo của nhà nước và Bộ bưu chính viễn thông đã đưa ngành viễn thông nước ta có sự phát triển vượt bậc. Thị trường Việt nam trở thành thị trường có tốc độ tăng trưởng cao. Số lượng các thuê bao liên tục có số lượng gia tăng theo các năm, các dịch vụ mạng lưới liên tục phát triển trên mọi

miền trên cả nước góp phần vào phát triển kinh tế- xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng.Trong năm 2009 doanh thu của toàn ngành đạt 143.314 tỷ đồng tăng gần 61% so với năm 2008. Mặc dù xuất phát điểm và tổng sản phẩm quốc dân trên đầu người còn thấp nhưng do tốc độ phát triển viễn thông trong những năm qua cao Việt nam đã có những bước tiến vượt bậc do vậy thị trường viễn thông Việt nam là một trong những thị trường phát triển trong khu vực và trên thế giới theo báo cáo của bộ Thông tin- truyền thông thì năm 2009 số thuê bao điện thoại đã đạt 130,4 triệu máy, mật độ điện thoại đạt 152,7/100 dân.

Trên thị trường Viễn thông Việt Nam hiện có 6 doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ Viễn thông

Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) là doanh nghiệp chủ đạo hoạt động toàn diện trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông bao gôm: Xây dưng, xây lắp và thiết kế, kinh doanh xuất nhập khẩu, quản lý điều hành mạng lưới cung cấp dịch vụ Viễn thông và Internet công cộng ở Việt Nam, sản xuất cung cấp thiết bị Viễn thông…năm 2009, tổng doanh thu đạt 41.923 tỷ đồng, tổng số thuê bao cố định điện thoại 12.219.542, nguồn vốn chủ sở hữu 49.658 tỷ đồng.

Công ty Viễn thông thông quân đội (Viettel) năm 2009 doanh thu đạt 1683 tỷ đồng. Cung cấp dịch vụ VOIP ở các tỉnh thành phố. Mạng điện thoại nội hạt tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng có 3000 thuê bao. Cung cấp dịch vụ Internet và bước đầu triển khai dịch vụ IXP. Đang hoàn thiện lắp mạng điện thoại di động công nghệ GSM phủ sóng 63 tỉnh, thành phố. Mạng truyền dẫn được phát triển mạnh tới các tỉnh, thành phố. Trạm cổng quốc tế qua vệ tinh của Viettel đã chính thức đi vào hoạt động từ tháng 11 năm 2003.

Công ty cổ phần Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT) Năm 2009 tổng doanh thu đạt 800 tỷ đồng cung cấp dịch vụ VOIP trong nước và quốc tế có 24.200 thuê bao điện thoại cố định tại TP. Hồ Chí Minh. Dịch vụ di động S- Fone công nghệ CDMA khai trương tháng 7 năm 2003 có 26.300 thuê bao phủ sóng 16 tỉnh, thành phố. SPT đang triển khai lắp đặt hệ thống Internet và IXP.

Công ty Viễn thông điện lực (ETC) năm 2009 doanh thu đạt 365 tỷ đồng. Được cấp giấy phép về thiết mạng, đang triển khai thử nghiêm dịch vụ vô tuyến nội thị CDMA 2000 tại TP. Hà nội, Đà Nẵng và Đồng Nai mạng cáp quang của ETC theo tuyến điện lực hầu hết các tỉnh, thành phố. Năm 2003 ETC đã hoàn thành dự án nâng cấp đường truyền dẫn cáp quang trục Bắc Nam lên 2,5 Gb/s

Công ty thông tin điện tử hàng hải (Vishipel) tổ chức triển khai công tác phát triển dịch vụ thông tin biển đảo, tàu – bờ đảm bảo thông tin liên lạc thông xuất cho các phương tiện hoạt động trên biển, bảo vệ môi trường biển, an ninh quốc phòng. Dự án xây dựng hệ thống các đài thông tin duyên hải phần phiá Bắc đã được vào sử dụng từ tháng 3 năm 2003. Đang tiếp thu thực hiện dự án thông tin Duyên hải phía nam. Có kế hoạch cung cấp dịch vụ VOIP trong nước và quốc tế.

Công ty cổ phần Viễn thông Hà nội (Hanoi Telecom) đã thiết lập và đưa vào hoạt động hai trung tâm cung cấp dịch vụ truy cập Internet tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh từ tháng 6 năm 2003. Đang chuẩn bị các dự án triển khai cung cấp dịch vụ Internet và IXP, điện thoại Internet, VOIP trong nước, quốc tế và chuẩn bị từng bước xây dựng mạng cố định nội hạt thông tin di động.

Tuy nhiên thị trường viễn thông Việt nam còn nhiều tiềm năng chưa khai thác được vì khu vực nông thôn vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển và dịch vụ chưa thực sự phát triển. Do vậy với tình hình phát triển chung của đất nước thì chỉ trong một vài năm tiếp theo khi thu nhập tăng cao và với các chính sách phát triển hợp lý thì đây sẽ là một thị trường mà các doanh nghiệp sẽ ưu tiên phát triển với các chính sách định hướng của các doanh nghiệp thì sẽ có một sự cạnh tranh gay gắt trên khu vực này khi mà thị phần của các doanh nghiệp ở khu vực thành thị bắt đầu bão hòa.

Bên cạnh đó bản thân ngành viễn thông còn có những khó khăn như: năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp còn yếu, nguồn nhân lực còn thiếu, môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, khoảng cách giữa các khu vực còn lớn, chất lượng mạng chưa được đảm bảo.

Sự khởi sắc trên thị trường viễn thông Việt Nam những năm qua cho thấy chính sách quản lý của nhà nước và các biện pháp mà MIC áp dụng là cơ bản đúng hướng. Việc trở thành thành viên WTO giúp thị trường viễn thông Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn, đáng tin cậy hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Thị trường viễn thông Việt Nam đã có sự cạnh tranh, nhu cầu thông tin của các tầng lớp dân cư và toàn xã hội được đáp ứng tốt hơn với nhiều sự lựa chọn hơn. Thị trường dịch vụ di động sẽ tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao, tiếp đên là dịch vụ băng rộng và Internet. Trong môi trường kinh doanh mới, cạnh tranh và các vấn đề tranh chấp nảy sinh giữa các DN là điều không thể tránh khỏi. Áp lực của quá trình cạnh tranh đòi hỏi bản thân mỗi DN viễn thông phải có sự đổi mới và thích ứng mới có thể vận động đi lên. Nếu so sánh với các ngành dịch vụ, quá trình cạnh tranh trên thị trường viễn thông phần nào giúp các DN viễn Nam có kinh nghiệm hơn trong cạnh tranh quốc tế khi Việt Nam đã trở thành viễn chính chức của WTO thông Việt./. Do vậy việc điều chỉnh lại kế hoạch phát triển nghành trong giai đoạn mới cho phù hợp với tình hình mới là vô cùng cần thiết.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Đề xuất điều chỉnh trong công tác lập kế hoạch và định hướng đến năm 2020 doc (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)