Nguồn nhân lực trong ngành Viễn thông

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Đề xuất điều chỉnh trong công tác lập kế hoạch và định hướng đến năm 2020 doc (Trang 40 - 41)

Đội ngũ cán bộ toàn ngành trong giai đoạn 2006 - 2010 liên tục được phát triển mở rộng, đào tạo và tái đào tạo, đáp ứng nhu cầu ngành. Trong những năm đầu thực hiện số hoá mạng lưới, hầu hết các công việc đòi hỏi kỹ thuật cao đều do chuyên gia nước ngoài đảm nhiệm. Đến nay, đội ngũ cán bộ kỹ thuật Việt Nam đã hoàn toàn có khả năng tự khai thác, quản lý, vận hành được mạng lưới với trình độ kỹ thuật hiện đại.

Đến năm 2010 toàn ngành có khoảng 92.590 lao động trong đó 35% có trình độ đại học.Các cán bộ công chức trong toàn ngành đã được chú trọng bồi dưỡng cả về chất lượng và số lượng. Đã cử nhiều lượt cán bộ tham dự các hội thảo, khoá đào tạo bồi dưỡng nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ, trình độ quản lý, ngoại ngữ ở trong và ngoài nước. Thực hiện nhiệm vụ do Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Bưu chính Viễn thông đã tích cực triển khai công tác chuẩn bị xây dựng trường cao đẳng CNTT hữu nghị Việt – Hàn sử dụng nguồn vốn ODA của Hàn Quốc.

Tuy đạt được một số kết quả như trên song vẫn còn nhiều hạn chế. Do công nghệ mới, môi trường chuyển đổi nhanh từ độc quyền sang cạnh tranh nên Việt Nam còn thiếu đội ngũ chuyên gia giỏi về quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, phát triển thị trường có khả năng thích ững với môi trường ngày càng có tính cạnh tranh mạnh mẽ hơn.

Chuyên gia có kinh nghiêm, có trình độ tập trung ở các thành phố lớn, các tỉnh, các địa phương vẫn thiếu chuyên gia giỏi.

Năng suất lao động trong ngành Viễn thông Việt Nam còn thấp so với mức bình quân của khu vực.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Đề xuất điều chỉnh trong công tác lập kế hoạch và định hướng đến năm 2020 doc (Trang 40 - 41)