Một số giải pháp bổ sung

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Đề xuất điều chỉnh trong công tác lập kế hoạch và định hướng đến năm 2020 doc (Trang 65 - 70)

3.3.2.1. Triển khai đồng bộ kế hoạch phát triển ngành.

Một thực tế cho thấy ở Việt nam hiện nay cho thấy ở mỗi đơn vị đều có một kế hoạch cụ thể điều này cho thấy việc có thể triển khai một cách đồng bộ kế hoạch phát triển ngành là rất khó khăn, do vậy nên có các giải pháp sau:

+ Các địa phương khi tiến hành rà soát, xây dựng kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội, xác định rõ ràng vị trí và tầm quan trong củ kế hoạch viễn thông trong kế hoạch 5 năm của địa phương.

+ Phải có sự liên ngành giữa các doanh nghiệp viễn thông và các doanh nghiệp hạ tầng khác như giao thông, điện lực. Các doanh nghiệp viễn thông phải dựa trên kế hoach của các nghành trên để triển khai cơ sở hạ tầng và các thiết bị truyền dẫn kết nối.

+ Ngoài ra phải có sự phối hợp giữa ngành và địa phương, các tỉnh thành phố thông báo với tất cả các doanh nghiệp viễn thông kế hoạch xây dựng các khu đô thị. Các doanh nghiệp viễn thông lập dự án xây dựng mạng rồi gửi về địa phương để xem xét .

+ Việc triển khai kế hoạch ngành phải gắn liền với công tác kiểm tra giám sát một cách có hiệu quả. Việc này đòi hỏi phải có sự phối hợp của các bộ ban nghành liên quan mà bộ Thông tin truyền thông giữ vai trò chính chủ đạo trong công tác

này để có thể kịp thời chỉ đạo tháo gỡ khó khăn mà kế hoạch phát triển ngành viễn thông gặp phải.

3.3.2.2. Về vốn đầu tư.

Tăng cường thu hút vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế, vốn tín dụng, vốn tự có, vốn cổ phần, vốn qua thị trường chứng khoán để đầu tư. Cần sử dụng tối đa các nguồn vốn huy động trong nước, và coi đây là nguồn vốn chủ đạo trong phát triển đầu tư viễn thông . Chú trọng nguồn vốn huy động thông qua cổ phần hóa doanh nghiệp và bán lại dịch vụ nhằm xã hội hóa việc đầu tư phát triển viễn thông. Nguồn vốn ODA được sử dụng để hỗ trợ cho việc phát triển viễn thông ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa và hỗ trợ phát triển các dịch vụ công ích.

Xây dựng và triển khai các chương trình nhằm quảng bá hình ảnh kêu gọi nguồn vốn đầu tư từ quốc gia, tổ chức và các tập đoàn lớn trong các lĩnh vực viễn thông tai Việt nam. Bên cạnh đó phải có giải pháp sử dụng vốn có hiệu quả có trọng điểm, trnánh đầu tư tràn lan gây lãng phí

Ngoài ra các cơ quan nhà nước cần nghiên cứu các chính sách thúc đẩy tạo điều kiện đầu tư vào Viễn thông, khuến khích các doanh nghiệp tham gia vào thị trường. Cần phải có một kế hoạch sử dụng vốn hợp lý, minh bạch như vậy chúng ta mới tận dụng tối đa nguồn vốn được sử dụng trong phát triển ngành.

3.3.2.3. Về đào tạo nguồn nhân lực.

Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng trong phát triển kinh tế không chỉ riêng đối với ngành viễn thông. Do vậy đòi hỏi đội ngũ của ngành phải có trình độ cao, kinh nghiệm, nắm bắ được các thiết bị công nghệ tiên tiến. chính vì vậy cần đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực chất lực phục vụ sự phát triển ngành viễn thông. Đối với các trường đại học đào tạo chú trọng nâng số lượng cũng như chất lượng sinh viên theo từng các năm, bên cạnh đó các trường đại học cần có một chương trình chuẩn hóa với quốc tế để có thể cho ra được những kỹ sư, chuyên viên phục vụ trong ngành viễn thông một cách có hiệu quả nhất.

Cần có những chính sách đãi ngộ để có thể giữ chân được những lao động có trình độ, kinh nghiệm tránh tình trạng chảy máu chất sám.

3.3.2.4. Phát triển khoa học công nghệ.

Thử nghiệm ứng dụng các công nghệ góp phần đổi mới tổ chức sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn thông. Khuyến khích đầu tư công nghệ cao của nước ngoài vào khu vực viễn thông nâng cao chất lượng và giảm giá thành các dịch vụ góp phần đẩy nhanh tốc độ phổ cập điện thoại ở Việt nam đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, miền núi và hải đảo. Tạo điều kiện gắn nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với sản xuất kinh doanh và đào tạo nhân lực, đẩy nhanh quá trình xã hội hóa các hoạt động khoa học và công nghệ. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các trường đại học, các đơn vị nghiên cứu với các doanh nghiệp trong việc triển khai đề án. Khuyến khích mọi hình thức hợp tác khoa học và các tổ chức, công ty trong việc chuyển dao công nghệ viễn thông.

Kết luận.

Vấn đề đổi mới tư duy và nhận thức không chỉ là vấn đề của đổi mới công tác kế hoạch mà còn là vấn đề cần đổi mới của toàn bộ nền kinh tế kể từ khi công cuộc đổi mới được tiến hành. Tư duy và nhận thức của một thời kỳ bao cấp kéo dài vẫn còn tồn tại trong cách thức làm việc ở một số cán bộ trong bộ máy Nhà nước đặc biệt là những cán bộ có liên quan đến công tác kế hoạch. Do vây vấn đề đổi mới tư duy và nhận thức về công tác kế hoạch là công việc hết sức quan trọng và cần thiết phải tiến hành trước tiên trong công cuộc đổi mới kế hoạch hoá nói chung và kế hoạch 5 năm nói riêng. Bời vì nếu tư duy và nhận thức của đội ngũ lập kế hoạch còn nặng tư tưởng và cách thức làm việc kiểu bao cấp sẽ tạo ra những kế hoạch không những không giúp Nhà nước quản lý nền kinh tế mà còn kìm hãm quá trình phát triển kinh tế dẫn tới tụt hậu, lệch thông hiện khỏi mục tiêu định hướng của nền kinh tế xã hội. Do vậy việc hoàn chỉnh công tác lập kế hoạch phát triển ngành viễn nay là vấn đề

then chốt trong định hướng phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn mà Đảng và nhà nước đã nêu ra. Trên đây là một số đề suất của em trong công tác lập kế hoạch phát triển nghành viễn thông trong thời kỳ mới .

MỤC LỤC

Lời mở đầu ... 1

Chương 1. Cơ sở lý luận về lập kế hoạch ngành viễn thông. ... 4

1.1. Lý luận chung về kế hoạch ngành viễn thông. ... 4

1.1.1. Kế hoạch ngành viễn thông trong bối cảnh hội nhập. ... 4

1.1.2. Sự cần thiết phải lập kế hoạch ngành viễn thông... 10

1.1.2.1. Sơ lược về lịch sử ngành Viễn thông ... 14

1.1.2.2. Vai trò của kế hoạch phát triển ngành đối với sự phát triển của viễn thông. ... 17

1.2.Các yêu cầu đối với một bản kế hoạch phát triển ngành. ... 18

1.2.1. Kế hoạch phát triển là một trạng thái động, là một quá trình cho từng thời kì. ... 18

1.2.2. Kế hoạch phát triển phải đạt được mục tiêu phát triển trong thế vận động tiến bộ và bền vững. ... 18

1.2.3. Kế hoạch phát triển phải thể hiện đa dạng phân công lao động theo lãnh thổ một cách đa dạng và linh hoạt. ... 19

1.2.4. Kế hoạch phát triển phải đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường, tiến bộ của khoa học công nghệ và phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. ... 20

1.3. Phương pháp xây dựng kế hoạch ngành viễn thông. ... 20

1.3.1. Đặc điểm của nghành viễn thông... 20

1.3.2. Phương pháp đánh giá thực trạng phát triển ngành. ... 23

1.3.3. Các phương pháp thực hiện dự báo trong kế hoạch ngành viễn thông. . 23

Chương II. Hiện trạng công tác lập kế hoạch phát triển ngành viễn thông .... 28

2.1.1. Thị trường viễn thông. ... 28

2.1.2. Phát triển mạng lưới Viễn thông. ... 34

2.1.3. Nguồn nhân lực trong ngành Viễn thông. ... 40

2.1.4. Quản lý nhà nước trong việc phát triển ngành Viễn thông. ... 41

2.1.5. Đánh giá chung về viễn thông. ... 43

2.2.Thực trạng phương pháp sử dụng để xây dựng kế hoạch. ... 46

2.2.1. Một số dự báo trong kế hoạch ngành viễn thông. ... 46

2.2.2 Dự báo thị trường ... 49

2.3. Đánh giá phương pháp sử dụng xây dựng kế hoạch. ... 50

Chương 3. Đề xuất điều chỉnh trong công tác lập kế hoạch và định hướng đến năm 2020. ... 52

3.1. Triển vọng phát triển ngành Viễn thông trong bối cảnh hội nhập.... 52

3.1.1. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt nam. ... 52

3.1.1. Những cơ hội và thách thức đối với ngành viễn thông khi gia nhập WTO. ... 53

3.2. Một số điều chỉnh trong mục tiêu, chỉ tiêu của công tác lập kế hoach hiện nay. ... 58

3.2.1. Định hướng đến năm 2020. ... 58

3.2.2. Một số các kết quả dự báo mới được công bố. ... 59

3.2.3. Mục tiêu đến năm 2015. ... 59

3.2.4. Chỉ tiêu tính đến năm 2015. ... 60

3.3. Đề xuất một số điều chỉnh trong giai đoạn mới. ... 60

3.3.1. Một số điều chỉnh trong các giải pháp hiện nay. ... 60

3.3.2. Một số giải pháp bổ sung. ... 65

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng ( 2007) - Giáo trình quy hoạch phát triển – XNB Đại học Kinh tế Quốc dân.

2. PGS. TS Ngô Thắng Lợi (2009) Giáo trình kế hoạch hóa phát triển- NXB Đại học Kinh tế Quốc dân

3. Thời báo kinh tế Việt Nam tháng 11/2009 4. Kinh tế Việt Nam sau một năm ra nhập WTO

5. Bộ kế hoạch và Đầu tư (2009)- Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020

6. Bộ kế hoạch và đầu tư (2009)- Quy hoạch tổng thể phát triển KCN 2000-2010 7. Nghị định số 29/2008/NĐ- CP về KCN và KCX

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

AFTA : Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

BĐVN : B ưu đi ện Vi ệt Nam

UPU : Liên minh Bưu chính thế giới

ITU : : Liên minh Viễn thông quốc tế

ADSL : Công nghệ băng rộng

WTO : :Tổ chức thương mại thế giới

WAP : Giao thức Ứng dụng Không dây

VNPT : Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam

GDP : Tổng sản phẩm quốc nội

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Đề xuất điều chỉnh trong công tác lập kế hoạch và định hướng đến năm 2020 doc (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)