Một số điều chỉnh trong các giải pháp hiện nay

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Đề xuất điều chỉnh trong công tác lập kế hoạch và định hướng đến năm 2020 doc (Trang 60 - 65)

3.3.1.1. Về hoàn thiện môi trường pháp lý và xây dựng cơ chế chính sách phù hợp.

Một trong những điểm yếu của Việt nam khi hội nhập đó là môi trường pháp lý chưa thực sự chặt chẽ gây khó khăn cho công tác quản lý, việc thực hiện các cam kết mà chúng ta đã kí, không những thế mà còn rất dễ khiến cho các công ty có điều kiện lách luật vì không chịu sự quản lý nhất quán.

Do vậy chúng ta cần có một cơ chế quản lý thích hợp trong giai đoạn hội nhập:

Việc cần có một bộ luật Viễn thông để tạo điều kiện và mở rộng sự tham gia của các thành phần kinh tế trong kinh doanh viễn thông, Luật quy định các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập theo pháp luật Việt Nam đều được tham gia cung cấp dịch vụ viễn thông cũng như thiết lập hạ tầng mạng viễn thông.

Luật cũng cần tăng cường công tác thực thi pháp luật trong lĩnh vực viễn thông trên cơ sở thành lập cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông để quản lý thị trường và nghiệp vụ viễn thông. Việc cấp phép viễn thông được minh bạch và công khai hoá, chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm thông qua việc bỏ bớt các thủ tục về đăng ký, thẩm tra dự án đầu tư.

Luật cần đưa ra một số quy định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông như trách nhiệm của doanh nghiệp khi ngừng cung cấp dịch vụ; hoàn cước, bồi thường thiệt hại; dịch vụ khẩn cấp.

Để tăng cường hiệu quả sử dụng kho số viễn thông, tài nguyên internet, ngoài hình thức phân bổ trực tiếp theo nguyên tắc “đến trước cấp trước”, Luật quy định thêm các hình thức phân bổ thi tuyển, đấu giá đối với các tài nguyên viễn thông có giá trị thương mại cao, nhu cầu sử dụng vượt quá khả năng phân bổ.

Luật cần phải quy định 1 chương riêng về kinh doanh viễn thông, tiếp tục thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng, công bằng. Ngoài ra, Luật còn có các quy định để bảo đảm phổ cập dịch vụ viễn thông công ích ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; bảo đảm quy hoạch, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông bền vững, an toàn.

3.3.1.1.1.2. Chính sách quản lý giá cước thực hiện việc cân đối lại giá cước dịch vụ trên cơ sở giá thành

Thực hiện việc cân đối lại giá cước dịch vụ trên cơ sở giá thành và quan hệ cung cầu trên thị trường. Từng bước điều chỉnh giá cước các dịch vụ hiện nay còn thấp hơn giá thành để đảm bảo hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong điều

kiện cạnh tranh hội nhập kinh tế quốc tế. Trước mắt cần tập trung xây dựng đề án giá cước điện thoại nội hạt, nội vùng theo hướng từng bước xóa bỏ bao cấp, bù chéo trong việc xây dựng giá cước, đảm bảo công bằng giữa các địa bàn thành phố và nông thôn, đảm bảo sử dụng tài nguyên số. Từng bước điều chỉnh giá cước kết nối và giá cước thuê kênh giữa các doanh nghiệp trên cơ sở giá thành. Xác định rõ phàn đóng góp cho việc cung cấp các dịch vụ viễn thông công ích trong giá cước kết nối. Nhà nước chỉ nên quy định giá cước với đối với các dịch vụ công ích, các doanh nghiệp có thể khống chế thị trừơng có ảnh hưởng đến việc thâm nhập thị trường của các doanh nghiệp khác.

3.3.1.1.1.3. Chính sách quản lý tà nguyên viễn thông( tần số , kho số).

Kế hoạch tài nguyên viễn thông trên cơ sở đảm bảo đầu tư, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả, ưu tiên kế hoạch và phân bổ tài nguyên cho công nghệ, nghiên cứu thử nghiệm tài nguyên cho công nghệ mới. Trước mắt cần tập chung xây dựng đề án cấp phép theo các hình thức thi tuyển cho các băng tần có giá trị. Trong một thời gian tương đối dài thị trường viễn thông Việt nam chỉ có một doanh nghiệp, sau này cùng với ưu tiên của chính phủ Viễn thông đã từng bước cấp phép cho các doanh nghiệp khác tham gia thị trường. Do đó việc cấp phép băng tần theo nguyên tắc xét cấp, cơ chế xét cấp này chỉ có tác dụng trong một thời gian đầu của thị trường.

Hiện nay các nước trên thế giới đều coi tần số là nguồn tài nguyên quý của quốc gia do vậy họ đều cấp theo hình thức thi tuyển hoặc đấu giá. Đây là phương thức lựa chọn ra một doanh nghiệp có đủ năng lực tài chính, trình độ công nghệ, nguồn nhân lực, có đủ kinh nghiệm để triển khai và hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả nhất. Điều này đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp có đầy đủ khả năng tham gia vào thị trường tránh được tình trạng doanh nghiệp có đủ điều kiện thì không được cấp phép, doanh nghiệp không đủ điều kiện thì lại được cấp phép.

3.3.1.1.1.4. Chính sách viễn thông công ích và bảo vệ người tiêu dùng.

Xây dựng và triển khai có hiệu quả chương trình cung cấp viễn thông công ích nhằm từng bước nâng cap cấp độ phổ cập dịch vụ và giảm khoảng cách phát triển

viễn thông giữa các vùng miền, trên tổ quốc. Tập trung xây dựng đề án công nghệ thông tin và truyền thông với nông thôn nhằm thiết lập một cơ sở hạ tầng viề truyền thông một cách có hiệu quả, phù hợp thực tế của viễn thông nông thôn hiện nay. Phân định rõ ràng chính sách viễn thông công ích với hoạt động kinh doanh không để lợi ích chung kìm hãm sự phát triển của kinh tế.

Tăng cường quản lý chất lượng mạng lưới dịch vụ thông qua các hình thức công bố, giám sát báo cáo công khai chỉ tiêu chất lượng các dịch vụ cung cấp cho xã hội của các doanh nghiệp. Xây dựng và hoàn thiện các quy định an toàn, an ninh thông tin mạng, đảm bảo cho việc kiểm tra thanh tra định kỳ. Đồng thời có một chế tài sử lý nghiêm với các doanh nghiệp vi phạm.

3.3.1.1.1.5. Chính sách quản lý kết nối và sử dụng chung cơ sở hạ tầng.

Chuyển mạnh từ cơ chế xin cho sang cơ chế hợp đồng kinh tế trong việc cung cấp dung lượng kết nối giữa các doanh nghiệp, áp dụng cơ chế quản lý phi đối xứng trong kết nối nhằm thúc đẩy cạnh tranh và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường. Khuyến khích sử dụng chung cơ sở hạ tầng bao gồm vị trí lắp đặt thiết bị, cột anten, bể cáp và các thiết bị phụ trợ khác, tạo điều kiện cho doanh nghiệp viễn thông thuê cơ sở hạ tầng của các nghành khác như truyền hình, điện lực để cung cấp các dịch vụ. Xem xét áp dụng phù hợp một số cơ chế đặc biệt tại một số địa bàn như chuyển vùng giữa các mạng di động nhằm phục vụ các nhiệm vụ công ích và thúc đẩy cạnh tranh tạo điều kiện thuận lơi cho người tiêu dùng.

3.3.1.2. Về nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trong giai đoạn mới.

3.3.1.2.1. Giảm giá thành dịch vụ phải đảm bảo chất lượng và nâng cao năng suất lao động của ngành.

Việc giảm giá thành các dịch vụ viễn thông đảm cơ hội tiếp cận của người dân là một chính sách đúng đắn, nhưng hiện nay các doanh nghiệp quá lạm dụng cung cấp tràn lan các đầu số thuê bao di động làm nguồn tài nguyên số không được quản lý một cách có hiệu quả. Chính điều này đã dẫn đến sự phát triển mất cân đối, không bền vững dẫn đến tình trạng tắc nghẽn mạng, chất lượng gọi thoại kém… trong các dịp lễ tết. Vì thế việc giảm giá các dịch vụ viễn thông phải tỷ lệ nghịch với chất lượng các dịch vụ mà các doanh nghiệp trong nghành cung cấp.

Theo như nghiên cứu của ITU thì năng suất lao động ngành viễn thông ở Việt nam khoảng 29.760 USD/ 1 lao động, trong khi trung bình ở các nước Asean là 150.500 USD/ 1lao động, như vậy là quá thấp so với so với tiềm năng của con người Việt nam. Do vậy cần có chính sách đào tạo nguồn nhân lực một cách hợp lý có đủ trình độ kinh nghiệp về công nghệ viễn thông nhất là trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế.

3.3.1.2.2. Cần có một có hướng dẫn cụ thể với luật cạnh tranh trong giai đoạn hiện nay.

Việy nam đã có luật cạnh tranh nhưng áp dụng vào lĩnh vực viễn thông thì chưa có một hướng dẫn cụ thể nào phù hợp với đặc điểm riêng của nghành. Chính vì vậy cần có một chỉ thị thông tư hướng dẫn chế tài trong cạnh tranh bảo vệ các quyền lợi của doanh nghiệp một cách lành mạnh tránh tình trạng độc quyền như: Quy định chung về giá sử dụng cơ sở hạ tầng, cung cấp các dịch vụ…

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Đề xuất điều chỉnh trong công tác lập kế hoạch và định hướng đến năm 2020 doc (Trang 60 - 65)