2.1.4.1.Môi trường pháp lý
Hệ thống các văn bản pháp quy của Nhà nước hiện đang điều chỉnh việc quản lý các hoạt động liên quan đến lĩnh vực Viễn thông gồm:
- Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông sô 43/2002/PL – UBTVQH 10 đã được Uỷ ban thường vụ quốc hội khoá X thông qua ngày 25 – 2 – 2002 có hiệu lực từ ngày 1- 10 – 2002.
- Quyết định số 158/2001/QĐ - TTg ngày 18/10/2001 về phê duyệt chiến lược phát triển Bưu chính Viễn thông đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
- Nghị định số 90/2002/NĐ - CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định “Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Bưu chính, Viễn thông”
- Nghị định số 55/2001/NĐ - CP ngày 23/8/2001 của Chính phủ về “quản lý, cung cấp sản phẩm dịch vụ Internet”.
- Nghị định số 160/2004/NĐ - CP ngày 03/09/2004 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của pháp lệnh Bưu chính Viễn thông.
- Quyết định số 271/2003/QĐ - TTg ngày 27/10/2003 của Thủ tướng Chính phủ về “Quản lý giá và cước Bưu chính Viễn thông”.
- Quyết định số 33/2002/QĐ - TTg ngày 8/2/2002 phê duyệt kế hoạch phát triển Internet Việt Nam.
Hệ thống cơ chế chính sách và văn bản quy phạm pháp luật của bộ Bưu chính Viễn thông và các văn bản quy phạm liên tịch giữa Bộ Bưu chính Viễn thông và các Bộ ngành liên quan.
ưu điểm: Hệ thống cơ chế chính sách và các văn bản quy phạm pháp luật đã
được xây dựng, hoàn thiện theo hướng đổi mới tổ chức, quản lý, thúc đẩy cạnh tranh trong lĩnh vực Viễn thông.
Nhược điểm: Nhiều cơ chế, chính sách còn chưa ban hành kịp thời, phù hợp
với trình độ và nhu cầu phát trỉên công nghệ và thị trường. Thời gian cần thiết ban hành các văn bản quy phạm pháp luật còn dài.
2.1.4.2. Cơ quan quản lý Nhà nước.
Nghị định số 90/2002/NĐ - CP ngày 11/11/2002 của chính phủ về quy định: chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ Bưu chính Viễn thông, quy định “Bộ Bưu chính Viễn thông là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về Bưu chính Viễn thông, công nghệ thông tin, điện tử, Internet, chuyển dẫn và phát sóng tần số vô tuyến điện và cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia trong phạm vi cả nước (sau đây gọi chung là Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin); quản lý Nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong lĩnh vực bưu chính Viễn thông và công nghệ thông tin theo quy định nhà nước”.
2.1.4.3. Đánh giá về một số chính sách, giải pháp chính sách trong công tác lập kế hoạch phát triển ngành Viễn thông.
Các cam kết của Việt nam khi tham gia vào WTO hiện nay đã bước đầu đi vào thực hiện, vì vậy việc đi vào điều chỉnh các chỉ tiêu, mục tiêu cũng cần phải có những điều chỉnh sao cho phù hợp với nhu cầu tình hình mới. Việc các bản kế hoạch không nêu lên được vai trò các nguồn lực như: nguồn lao động, vốn và công nghệ trong khi đây là các nguồn lực chủ đạo mà giúp cho kế hoạch đạt được mục tiêu phát triển ngành hiện nay. Do vậy trong quá trình xây dựng kế hoạch phát triển nghành chúng ta phải nhấn mạnh vào các nguồn lực trên.
Bên cạnh đó các giải pháp của bản kế hoạch chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bên trong việc đưa kế hoạch phát triển nghành vào triển khai. Chính vì
thiếu các giải pháp về thực hiện các giải pháp về tổ chức thực hiện kế hoạch, nên dẫn đến một điều tất yếu là kế hoạch chưa tìm ra được một cơ chế giám sát thực tế, thường xuyên cho việc triển khai và thực hiện kế hoạch.
Ngoài ra cần có một số đề suất điều chỉnh như sau:
Chính sách thực hiện cân đối lại giá cước, điều chỉnh lại giá cước đối với thuê bao cố định, thuê bao trả trước, thuê bao trả sau, đối với các gói cước liên lạc quốc tế sao cho phù hợp với các nước trong khu vực. Bên cạnh đó phải có sự quản lý chặt trẽ với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Viễn thông việc coi đầu số là nguồn tài sản quốc gia vì vậy như hiện nay chúng ta đang lãng phí đầu số, dẫn đến việc báo cáo thị phần của các doanh nghiệp là vấn đề tranh cãi hiện nay.
Chính sách và giải pháp để tăng khả năng cạnh tranh và huy động các thành phần kinh tế tham gia phát triển viễn thông chưa thực rõ ràng. Chính vì lẽ đó vô hình tạo nên sự độc quyền của một số ít các doanh nghiệp trong khoảng thời gian dài vừa qua. Do vậy phải có sự điều tiết của nhà nước để thị trường Viễn thông phát triển lành mạnh theo đúng nghĩa của kinh tế thị trường.
Chưa có được lộ trình cổ phần hóa các doanh nghiệp viễn thông nhà nước, do vậy việc cấp bách nên tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp này như thế sẽ không còn sự ưu ái của nhà nước với bất kỳ một doanh nghiệp viễn thông nào đây cũng là một cơ chế mà qua đó thị trường sẽ có một sức cạnh tranh mới.
Điều này đòi hỏi bên cạnh các chỉ tiêu, mục tiêu cần có sự điều chỉnh các giải pháp thực hiện thì như vậy kế hoạch phát triển nghành viễn thông sẽ phù hợp với tình hình mới của đất nước cũng nhu xu hướng quốc tế hóa.