Thị trường viễn thông

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Đề xuất điều chỉnh trong công tác lập kế hoạch và định hướng đến năm 2020 doc (Trang 28 - 34)

2.1.1.1. Về phát triển dịch vụ.

Đánh giá sự phát triển dịch vụ Viễn thông thông qua một số chỉ tiêu như: Tổng doanh thu Viễn thông; Mật độ điện thoại trên 100 dân; Thuê bao điện thoại cố định; Thuê bao điện thoại di động; Thuê bao Internet; Mức tăng, tốc độ tăng của các chỉ tiêu trên.

a. Thứ nhất đánh giá về doanh thu Viễn thông

Tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm Năm Doanh thu Viễn thông (tỷ) Tốc tộ tăng trưởng (%)

2006 20.187 -

2007 23.541 16,61

2008 28.125 19,4

2009 38.272 36,0

2010 42.865 11,9

Nguồn Bộ Bưu chính Viễn thông

Doanh thu Viễn thông thông liên tục tăng đều qua các năm, doanh thu Viễn thông năm 2009 tăng 36,0 % so với năm 2006, năm 2010 tăng hơn năm 2006 là 11,9 % sở dĩ có được điều đó là do trong khoảng thời gian này có nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường Viễn thông làm số thuê bao điện thoai, thuê bao Internet tăng lên và bổ sung vào thị trương những loại hình dịch vụ mới cho sản lượng điện thoại của toàn ngành tăng lên. sự tăng lên của thuê bao điện thoại và thuê bao Internet sẽ lần lượt được xem xét sau đây.

b. Thứ hai đánh giá về thuê bao điện thoại, Mật độ điện thoại.Trong thời gian

vừa qua thì tổng số thuê bao điện thoại trong cả nước liên tục tăng từ năm 1997 đến năm 2009 và được dự báo đến 2010.

Tổng số thuê bao điện thoại và Mật độ điện thoại từ Năm1997– 2010

Năm

Tổng số thuê bao (nghìn)

Số máy điện thoại bình quân trên 100 dân (máy)

Mức tăng thêm thuê bao hàng năm (nghìn) 1997 1.593.90 2,14 - 1998 2.031,60 2,69 437,70 1999 2.401,40 3,14 369,80 2000 3.279 4,20 877,60 2001 4300 5,45 1.021,00 2002 5.567,14 6,9 1.267,14 2003 7.330 9,0 1.762,86 2004 10.300 12,56 2.970 2005 18.470 22,38 8.170 2006 28.530 34,4 10.060 2007 35.970 42,8 7.440 2008 50.272 59,1 14.302 2009 61.530 71,9 11.258

2010 67.780 78,8 6.250

Nguồn: Bộ Bưu chính Viễn thông

Từ bảng cho thấy số máy điện thoại tăng lên hàng năm và máy trên 100 dân cũng liên tục tăng từ năm 1997 đến nay liên tục tăng cao một phần do sự góp mặt của mạng điện thoại di động Viettiel, MobiFone và mạng VinaPhone. Mạng điện thoại di động MobiFone là mạng điện thoại di động đầu tiên của Việt Nam từ đây bắt đầu bước vào thời kỳ kinh doanh của điện thoại di động.

Điều đó góp phần nâng cao tổng số thuê bao trong cả nước và mật độ điện thoại trong khoảng thời gian này tăng lên với tốc độ rất nhanh. Năm 2000 mật độ điện thoại đạt mức 4,2 máy/ 100 dân cho đến năm 2009 là 71,9/100 dân. Mục tiêu của Ngành trong thời kỳ kế hoạch này là tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia hiện đại, đồng bộ và ổn định lâu dài, phù hợp với xu hướng phát triển của quốc tế, đáp ứng mọi như cầu về thông tin của xã hội và an ninh, quốc phòng, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.

Trên đây là đánh giá tổng quát về điện thoại và mật độ điện thoại, vậy cụ thể về mức tăng của điện thoại cố định và di động đóng góp vào mức tăng chung của điện thoại hàng năm như thế nào điều này sẽ được lý giải trong phần phân tích về cơ cấu điện thoại cố định và di động trong khoảng thời gian 2006– 2009 sẽ được trình bày sau đây.

Cơ cấu điện thoại cố đinh và di động trong thời kỳ 2006 – 2009

Năm

Tổng số thuê bao điện thoại

(nghìn) Thuê bao ĐTCĐ (nghìn) Thuê bao ĐTDĐ (nghìn) Cơ cấu ĐTCĐ (%) Cơ cấu ĐTDĐ (%) 2006 28.530 5.705 22.825 20 80

2007 35.970 6.855 29.115 19,05 80,95

2008 50.272 8.548 41.724 17 83

2009 61.530 11.105 50.425 18 82

Nguồn: Bộ Bưu chính Viễn thông

Nhìn chung trong khoảng thời gian từ năm 2006 và 2009 tổng số thuê bao điện thoại cố định và di động trong cả nước đều tăng, Cơ cấu điện thoại cố định trong tổng số chiếm một tỷ lệ nhỏ và ổn định còn cơ cấu điện thoại di động tăng đây là một điều hợp với xu thế phát triển chung.

Tuy cơ cấu điện thoại cố đinh trong tổng số nhưng hàng năm có giảm nhưng nếu xét về góc độ tăng trưởng thì thuê bao điện thoại cố định vẫn tăng đều đặn bởi vì trong khoảng thời gian 2006- 2010 có sự ra nhập thị trường kinh doanh điện thoại cố định của hai doanh nghiệp đó là Viettel EVN và SPT ngoài ra còn một số công ty khác nữa… Tuy nhiên việc cạnh tranh trong thị trường điện thoại cố định không gay gắt như trong thị trường điện thoại di động.

Thông tin di động đang là loại hình dịch vụ Viễn thông “nóng nhất” ở Việt Nam hiện nay. Năm 2006 – 2009, với việc đầu tư mở rộng mạng lưới, hạ giá cước mạnh mẽ, thị trường điện thoại di động Việt Nam đã đạt được một con số ấn tượng 50.425.000 thuê bao nhưng thực chất còn nhiều thuê bao ảo do các nhà mạng cung cấp ra thị trường rất nhiều đầu số.

Trong khoảng 10 năm đã có 8 lần giảm giá cước, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã rất nỗ lực để có được mức giá dịch vụ điện thoại ngang bằng với khu vực.

Giá cước điện thoại di động qua 5 thời kỳ chính. QĐ số 320 (26/4/1994) QĐ số 256 (01/6/1996) QĐ số 829 (1/11/2001) QĐ số 49 (01/4/2003) QĐ 1964 (19/7/2004)

Cước hoà mạng (đ) 2.200.000 1.500.000 600.000 600.000 200.000

Trả sau (đ/phút)

Cước thuê bao 330.000 250.000 150.000 120.000 80.000

Nội vùng 2.200 1.800 1.800 1.800 1.700 Kề vùng 3.200 3.000 2.700 1.700 (850/30”) Cách vùng 4.600 4.200 Trả trước Nội vùng 3.182 3.000 2.800 (1400/30”) Kế vùng 4.545 3.818 Cách vùng 5.909

Thuê bao ngày

Thuê bao ngày 2.727 2.455 2.000

(950/30”)

Nội vùng 1.909 1.909

Kề vùng 3.182 2.818

Cách vùng 4.091

Nguồn: Bộ Bưu chính Viễn thông

Giá cước điện thoại di động liên tục giảm từ từ năm 2006 đến năm 2009 điều đó làm cho nhu cầu về điện thoại di động của người dân tăng lên điều đó là nguyên nhân lý giải số thuê bao điện thoại di động liên tục tăng từ năm 2006 đến nay.

Sự góp mặt của của SFone, Viettel vào năm 2003, 2004 vào đầu năm 2005 có thêm sự tham gia vào thị trường của 2 công ty là HanoiTelecom cùng VP Telecom và

đến cuối năm 2008 và đầu năm 2009 là sự góp mặt của Vietnammobile và Beeline đã làm nóng thị trường dịch vụ điện thoại. Trên thị trường ngoài cuộc chạy đua về giá cước, khuyến mại cũng đã xuất hiện cuộc chạy đua về công nghệ, chất lượng dịch vụ. Người tiêu dùng cũng đã quen với phong cách kinh doanh của các nhà cung cấp cũng như quen thuộc với các khẩu hiệu của họ: MobiFone là “Sức mạnh di động của bạn”. Sfone – “Nghe là thấy”. Viettel – “Hãy nói theo cách của bạn”. VinaPhone thì có vùng phủ sóng rộng nhất và là mạng lớn nhất Việt Nam hiện nay.

2.1.1.2. Năng lực của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ

Thị trường Viễn thông đang chuyển mạnh từ độc quyền sang cạnh tranh với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Hiện nay các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng và dịch vụ Viễn thông cơ bản đều là các doanh nghiệp Nhà nước hoặc các công ty cổ phần có vốn Nhà nước. Trong lĩnh vực dịch vụ giá trị gia tăng và dịch vụ Internet đã có sự tham gia của nhiều thành phân kinh tế khác nhau tạo nên hệ thống cung cấp dịch vụ đa dạng và phong phú.

Thị phần của các doanh nghiệp Viễn thông trên thị trường. VNPT vẫn là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Viễn thông và chủ lực chiếm hơn 90% thị phần; Viettel chiếm: 3,06%; SPT: 2,14%; ETC: 0,67%; FPT: 0,56%; 0,06%

Các doanh nghiệp cạnh tranh khốc liệt nhằm giành giật thị phân về phía doanh nghiệp mình bắt đầu bằng sự ra đời của “thế lực di động” mới mới Viettel.

Mạng điện thoại di động Beeline, Vietnammobile Chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/07/2009, nâng tổng số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam lên con số 6. Sự xuất hiện của Beeline, Vietnammobile đã khiến thị trường dịch vụ điện thoại di động trở nên nóng bỏng buộc các “đàn anh” VinaPhone, MobiFone, Viettel và SFone phải đưa ra nhiều chương trình hạ giá và thay đổi cách tính giá cước. Viettel xây dựng một hệ thống Viễn thông phủ sóng 63 tỉnh thành . Mạng lưới đại lý củ Beeline, Vietnammobile cũng được triển khai nhanh chóng và

rộng khắp trên toàn quốc. Đặc biệt, với cách tính cước và các chương trình khuyến mại dài hơn.

SFone là một thương hiệu điện thoại di trung tâm điện thoại di động CDMA (S-Telecom) với thương hiệu SFone được thành lập theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh donh giữa Công ty cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT) và công ty SLD có trụ sở tại Singapore (Liên doanh các tập đoàn Viễn thông của Hàn Quốc gồm SK Telecom, LG Telecom va Dong Ah Telecom). Đây là hợp đồng liên doanh xây dựng, khai thác, phát triển và cung cấp dịch vụ điện thoại di động tế bào, điện thoại vô tuyến cố định (WLL) và các dịch vụ giá trị gia tăng trên toàn lãnh thổ Việt Nam theo công nghệ CDMA 2000 1X.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Đề xuất điều chỉnh trong công tác lập kế hoạch và định hướng đến năm 2020 doc (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)