Đặc điểm phân bổ chi phí sản xuất của Xí Nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn " KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP ĐÔNG LẠNH THỦY SẢN AFIEX " doc (Trang 51 - 86)

2. 3.1 Đối tượng tính giá th ành

4.4.3.Đặc điểm phân bổ chi phí sản xuất của Xí Nghiệp

- Trong tháng 12/2006, Xí Nghiệp sản xuất được:

+ Cá tra fillet loại 1: 150.281 Kg.

+ Cá tra fillet loại 2: 179.004 Kg.

+ Cá tra fillet loại 3: 12.855 Kg.

- Để đánh giá chính xác chi phí để sản xuất ra sản phẩm, Xí nghiệp đã theo dõi rất chặt chẽ giá trị phụ phẩm trong từng khoản mục riêng. Cụ thể như sau:

+ Đối với phụ phẩm thu hồi (bán ngoài), Xí nghiệp chỉ theo dõi bằng khoản

mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

+ Đối với sản phẩm phụ được Xí nghiệp theo dõi cả 03 khoản mục chi phí.

- Kế toán sau khi loại trừ các khoản làm giảm giá thành theo từng khoản mục

- Giá trị các khoản mục chi phí tính cho sản phẩm fillet loại 1, loại 2, loại 3 như

sau:

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

CP NVLTT (Fi 1,2,3) = TNVLTT ổng CP - CPNVLTT (phụ phẩm) - CPNVLTT (sản phẩm phụ) Với: Tổng CPNVLTT 12.740.837.391 đồng CP NVLTT (phụ phẩm) 1.185.114.503 đồng CP NVLTT (sản phẩm phụ) 111.576.888 đồng

Vậy CPNVLTT tính cho sản phẩm fillet loại1, 2, 3 là: 11.444.146.000 đồng.

+ Chi phí nhân công trực tiếp:

CP NCTT (Fi 1,2,3) = TNCTT ổng CP - CPNCTT (sản phẩm phụ) Với: Tổng CPNCTT 1.145.558.101 đồng CP NCTT (sản phẩm phụ) 5.314.801 đồng

Vậy CPNCTT tính cho sản phẩm fillet loại1, 2, 3 là: 1.140.243.300 đồng.

+ Chi phí sản xuất chung:

CP SXC (Fi 1,2,3) = Tổng CP SXC - CPSXC (sản phẩm phụ) Với: Tổng CPSXC 1.894.992.646 đồng CP SXC (sản phẩm phụ) 10.289.661 đồng

Vậy CPSXC tính cho sản phẩm fillet loại1, 2, 3 là: 1.884.702.985 đồng.

Phân bổ chi phí sản xuất sản phẩm cá tra Fillet:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Xí nghiệp áp dụng công thức phân bổ như sau:

Tổng CP NVLTT CP NVLTT phân bổ cho từng loại sản phẩm = Tổng số lượng sản phẩm quy đổi thành Fillet loại 1

X

Số lượng sản phẩm quy đổi thành Fillet

loại 1

Trong đó số lượng sản phẩm quy đổi thành Fillet loại 1 được Xí nghiệp áp

+ Cá tra fillet loại 1: 100%

+ Cá tra fillet loại 2: 85%

+ Cá tra fillet loại 3: 70%

Hệ số qui đổi nêu trên được xác định dựa trên giá sự chênh lệch giá bán thành phẩm giữa các loại sản phẩm cá tra Fillet loại 1, loại 2 và loại 3.

Hệ số này sẽ thay đổi khi tương quan giá bán của các loại sản phẩm cá tra fillet

đông lạnhđóng gói thay đổi.

Bảng 4.2

Bảng phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

ĐVT: đồng

Phân bổ

Khoản mục Tổng CP

Fillet loại 1 Fillet loại 2 Fillet loại 3

CP NVLTT 11.444.146.000 5.522.337.894 5.591.142.503 330.665.603

- Chi phí nhân công trực tiếp:

Xí nghiệp áp dụng công thức phân bổ như sau:

Tổng CP NCTT CP NCTT phân bổ cho từng loại sản phẩm = Tổng sản phẩm sản xuất X Số lượng từng loại sản phẩm

Trong đó theo mức qui định tại Xí nghiệp thì:

+ Tổng sản phẩm sản xuất là: tổng số lượng sản phẩm cá tra Fillet sản xuất

trong tháng.

+ Số lượng từng loại sản phẩm là: số lượng từng loại sản phẩm cá tra Fillet

sản xuất trong tháng.

Bảng 4.3

Bảng phân bổ chi phí nhân công trực tiếp

ĐVT: đồng

Phân bổ

Khoản mục Tổng CP

Fillet loại 1 Fillet loại 2 Fillet loại 3

CP NCTT 1.140.243.300 500.838.555 596.563.137 42.841.608

- Chi phí sản xuất chung:

Tổng CP SXC CP SXC phân bổ cho từng loại sản phẩm = Tổng sản phẩm sản xuất X Số lượng từng loại sản phẩm

Trong đó theo mức qui định tại Xí nghiệp thì:

+ Tổng sản phẩm sản xuất là: tổng số lượng sản phẩm cá tra Fillet sản xuất

trong tháng.

+ Số lượng từng loại sản phẩm là: số lượng từng loại sản phẩm cá tra Fillet

sản xuất trong tháng.

Bảng 4.4

Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung

ĐVT: đồng

Phân bổ

Khoản mục Tổng CP

Fillet loại 1 Fillet loại 2 Fillet loại 3

CP SXC 1.884.702.985 827.833.779 986.056.507 70.812.699

4.4.4. Đánh giá sản phẩm dở dang

Do đặc điểm của qui trình công nghệ, và do đặc điểm của nguyên vật liệu cũng như sản phẩm nên tùy theo khối lượng sản phẩm sản xuất trong ngày mà Xí nghiệp

quyết định thu mua nguyên vật liệu đầu vào vừa đủ để sản xuất trong ngày. Do đó Xí

nghiệp không có sản phẩm dở dang nên không đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.

4.4.5. Tính giá thành sản phẩm

Trong tháng, Xí nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, nhưng do thời

gian có hạn nên để tài này chỉ tập trung tính giá thành cho sản phẩm cá tra fillet loại

1, loại 2 và loại 3.

Tại Xí nghiệp áp dụng phương pháp giản đơn để tính giá thành theo công thức

sau: Tổng giá thành thực tế sản phẩm = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ - Gía trị các khoản điều chỉnh giảm Tổng giá thành thực tế sản phẩm Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm = Số lượng sản phẩm hoàn thành

Trong tháng 12/2006, Xí nghiệp tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế đơn vị

Bảng 4.5

Bảng tính giá thành sản phẩm tháng 12/2006

ĐVT: đồng

Loại sản phẩm

Khoản mục

Fillet loại 1 Fillet loại 2 Fillet loại 3

CP NVLTT 5.522.337.894 5.591.142.503 330.665.603 CP NCTT 500.838.555 596.563.137 42.841.608 CPSXC 827.833.779 986.056.507 70.812.699 Tổng GT 6.851.010.228 7.173.762.147 444.319.910 SLSP (Kg) 150.281 179.004 12.855 GTĐV(đ/Kg) 45.588 40.076 34.563 Nhập kho thành phẩm: Nợ TK 155 6.851.010.228 đồng Nợ TK 155 7.173.762.147 đồng Nợ TK 155 444.319.910 đồng Có TK 154 14.469.092.285 đồng  Nhận xét chung:

Nhìn chung cách phân bổ và tính giá thành sản phẩm cá tra fillet của Xí Nghiệp

Chế Biến Thủy Sản AFIEX là chính xác, đảm bảo theo chế độ kế toán của Nhà nước nhưng đã có sự kết hợp uyển chuyển sao cho phù hợp với tình hình thực tế của các

cán bộ công nhân viên phòng kế toán của Xí nghiệp.

4.5. PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ CẤU

THÀNH NÊN GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

Mục đích của việc tìm hiểu và phân tích biến động chi phí sản xuất là nhằm đánh giá về sự biến động của các khoản mục chi phí cấu thành nên giá thành đơn vị

sản phẩm trong 2 năm 2005 và 2006, và qua đó đề ra các biện pháp nhằm giúp Xí

nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX giảm chi phí sản xuất.

Trong hai năm 2005 và 2006, Xí nghiệp sản xuất ra rất nhiều loại sản phẩm,

trong phạm vi để tài nghiên cứu này chỉ tìm hiểu về sự biến động chi phí sản xuất

của sản phẩm cá tra Fillet loại 1 vì sản phẩm này luôn chiếm tỷ trọng cao và tương đối ổn định qua các kỳ sản xuất.

Bảng tổng hợp giá thành sản phẩm cá tra Fillet loại 1 qua hai năm 2005 và 2006

ĐVT: 1.000 đồng

(Nguồn: tổng hợp từ các bảng tính giá thành năm 2005-2006)

Qua bảng số liệu nêu trên, có thể nhận thấy tổng chi phí sản xuất sản phẩm cá tra fillet đông lạnh loại 1 tăng 55,04% tương tứng với số tuyệt đối là 44.153.717.751

đồng. Khi đi sâu vào phân tích các khoản mục chi phí cấu thành nên sản phẩm này, ta có thể thấy rằng chi phí của từng khoản mục đều tăng. Để dễ dàng xác định được

mức độ ảnh hưởng của từng khoản mục chi phí lên giá thành sản phẩm, ta đi vào xem xét bảng tính giá thành đơn vị các khoản mục giá thành sản phẩm cá tra Fillet

loại 1 như sau:

Bảng 4.7

Bảng phân tích biến động các khoản mục giá thành đơn vị của sản phẩm cá tra Fillet loại 1

ĐVT: đồng/Kg Năm 2005 Năm 2006 Khoản mục giá thành Số tiền % Số tiền % Chênh lệch Tỷ lệ tăng/giảm NVLTT 34.122 83 35.231 81.64 1.107 +3,24 % NCTT 2.862 6.95 3.156 7.3 294 +10,27 % CPSXC 4.179 10.05 4.765 11.06 586 +14,0 % Tổng 41.163 100 43.152 100 1.989 +4,83 % (Nguồn: tập hợp tứ các bảng tính giá thành)

Qua bảng phân tích nêu trên, ta thấy rằng giá thành đơn vị của sản phẩm cá tra

Fillet loại 1 tăng 4,83% tương đương với 1.989 đồng, trong đó các khoản mục chi phí

Khoản mục giá

thành Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch

Tỷ lệ tăng/giảm SLSP (Kg) 1.948.890 2.918.996 970.106 +49,8 % CP NVLTT 66.500.492 102.839.177 36.338.685 +54,6 % CP NCTT 5.577.723 8.581.151 3.003.428 +53,8 % CP SXC 8.144.411 12.956.016 4.811.605 +59 % Tổng 80.222.627 124.376.345 44.153.718 +55,04 %

đều tăng. Để làm rõ hơn nguyên nhân biến động chi phí, ta đi sâu vào tìm hiểu

nguyên nhân biến động của từng khoản mục chi phí.

4.5.1. Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Cá tra tươi sống nguyên con là nguyên liệu chủ yếu để sản xuất những sản

phẩm cá tra fillet. Nguyên vật liệu này chiếm tỷ trọng khá lớn và có nhiều biến động

nên gây ảnh hưởng rất lớn đến giá thành của sản phẩm cá tra fillet.

Bảng 4.8

Bảng chi phí nguyên vật liệu của sản phẩm cá tra Fillet loại 1

Sản phẩm cá tra Fillet loại 1

Diễn giải Năm 2005 Năm 2006 Số lượng sản phẩm (Kg) 1.948.890 2.918.996 Tiêu hao NVL (Kg/đvsp) 2,56 2,48 Đơn giá NVL (đ/Kg) 13.329 14.150 CP NVLTT (đ) 66.500.492.310 102.839.177.235 (Nguồn: tập hợp từ các bảng tính giá thành) CPNVL2005 = 1.948.890 x [ 2,56 x 13.329] = 66.500.492.310 đồng CPNVL2006 = 2.918.996 x [ 2,48 x 14.150] = 102.839.177.235 đồng

+ Biến động chi phí nguyên vật liệu:

CPNVL = 102.839.177.235 - 66.500.492.310 = + 36.338.684.925 đồng

So với chi phí nguyên vật liệu sản xuất cá tra Fillet loại 1 của năm 2005 thì chi phí nguyên vật liệu năm 2006 cao hơn với mức chênh lệch là 36.338.684.925 đồng. Chi phí nguyên vật liệu chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau:

+ Khối lượng sản phẩm sản xuất.

+ Mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm hoàn thành. + Giá cả của nguyên vật liệu.

Năm 2005 Xí nghiệp sản xuất được 1.948.890 Kg sản phẩm cá tra Fillet loại 1,

năm 2006 sản xuất được 2.918.996 Kg sản phẩm cá tra Fillet loại 1, ta có thể quy về theo định mức tiêu hao nguyên vật liệu của Kg sản phẩm để phân tích biến động chi

phí nguyên vật liệu của loại sản phẩm này. - Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:

+ Mức độ ảnh hưởng của nhân tố lượng

CPNVLL = (2.918.996 – 1.948.890) x [2.56 x 13.329]

+ Mức độ ảnh hưởng của nhân tố tiêu hao

CPNVL M = 2.918.996 x [(2.48 – 2.56) x 13.329] = - 2.723.510.838 đồng

+ Mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá

CPNVL P = 2.918.996 x [(14.150 – 13.329) x 2.48]

= + 5.960.006.033 đồng

Tổng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chi phí nguyên vật liệu của sản phẩm cá tra Fillet loại 1.

CPNVL GB = + 33.102.189.760 - 2.723.510.838 + 5.960.006.033 = + 36.338.684.925 đồng.

 Nguyên nhân của sự biến động

- Biến động lượng:

Trong tổng mức độ ảnh hưởng thì mức độ ảnh hưởng của nhân tố lượng là cao nhất, điều này làm cho chi phí lượng tăng 33.102.189.760 đồng. Nguyên nhân do

trong năm 2006, Xí nghiệp đã sản xuất nhiều hơn năm 2005 một lượng là 49,8%

tương đương với 970.106 Kg sản phẩm cá tra Fillet loại 1.

- Biến động do tiêu hao:

Trái với sự tác động làm tăng chi phí của nhân tố giá và lượng, nhân tố tiêu hao

đã làm chi phí nguyên vật liệu giảm. Mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một Kg sản

phâm cá tra Fillet loại 1 của năm 2006 là 2.48 Kg thấp hơn so với mức tiêu hao của năm 2005 là 2.56 Kg. Điều này giúp cho tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp giảm đi được một lượng - 2.723.510.838 đồng. Điều này chứng tỏ Xí nghiệp đã có những

cố gắng nhất định trong việc làm giảm giá thành sản phẩm mà vẫn giữ nguyên chất lượng trong bối cảnh giá nguyên liệu đầu vào liên tục biến động. Mức tiêu hao giảm

do các nguyên nhân sau:

+ Trong năm 2006, câu lạc bộ nuôi cá tra sạch AFIEX bắt đầu đi vào hoạt động

có hiệu quả. Câu lạc bộ này bao gồm các hộ nuôi cá tra nguyên liệu dưới sự hướng

dẫn về kỹ thuật nuôi của Xí nghiệp, do đó cá tra được Xí nghiệp mua vào từ đây sẽ

có kích cỡ đồng đều hơn, màu sắc thịt của cá cũng đồng nhất hơn nên giúp Xí nghiệp

giảm được mức hao phí nguyên liệu trong sản xuất.

+ Xí nghiệp đã đào tạo, nâng cao tay nghề chế biến cho các công nhân sản xuất

nên đã làm giảm số lượng sản phẩm hư hỏng.

+ Trong năm 2006, Xí nghiệp đã tìm được nhiều hơn hợp đồng xuất khẩu cũng như tiêu thụ trong nước, lượng khách hàng cũng đa dạng hơn nên Xí nghiệp đã có những thay đổi về định mức kinh tế kỹ thuật sao cho phù hợp với từng đối tượng

khách hàng.

- Biến động giá:

Trong tổng mức độ ảnh hưởng thì mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá tương đối cao, điều này làm cho chi phí giá tăng 5.960.006.033 đồng. Chi phí giá tăng nhanh như vậy là do đơn giá cá tra nguyên liệu tăng nhanh, cụ thể giá cá tra trung bình năm

2006 so với năm 2005 tăng khoảng 6,2% tương ứng với giá cá tra nguyên liệu năm 2005 và năm 2006 là 13.329 đồng/Kg và 14.150 đồng/Kg.

Giá cá tra nguyên liệu tăng đột biến là do tình hình biến động của giá cả thị trường làm cho giá mua tăng. Nguyên vật liệu chính dùng để sản xuất loại sản phẩm này là cá tra nguyên con, tươi sống cho nên sự tác động của nhân tố giá đó sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến chi phí sản xuất của Xí nghiệp.

Do đặc điểm của quy trình công nghệ đòi hỏi nguyên liệu đầu vào là phải là cá

tra tươi sống và sạch bệnh, nên việc dự trữ cá tra nguyên liệu để sản xuất là nằm

ngoài khả năng của Xí nghiệp, do đó dù đã có mối quan tâm rất nhiều đến biến động

của loại chi phí này nhưng Xí nghiệp vẫn phải chịu tác động rất lớn từ những biến động của nguồn cung cấp bên ngoài.

Ngoài ra, trong năm 2006 giá xăng dầu liên tục biến động tăng so với năm 2005

nên làm cho chi phí vận chuyển tăng.

Nguyên nhân giá cá tra nguyên liệu và giá xăng dầu luôn biến động trong năm

2005 và 2006, đây là nguyên nhân do quan hệ cung cầu của thị trường quy định

Tuy nhiên, giá cá tra trung bình năm 2006 cao hơn năm 2005 là 6,2%, nhưng

chi phí nguyên vật liệu để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm cá tra Fillet loại 1 chỉ tăng 3,24% tương ứng với 1.107 đồng. Điều này cho thấy trong năm 2006, Xí nghiệp đã có những biện pháp hiệu quả làm giảm chi phí tiêu hao nguyên vật liệu như:

+ Trong năm 2006, câu lạc bộ nuôi cá tra sạch AFIEX gồm các hộ nuôi thủy

sản trong tỉnh An Giang bắt đầu đi vào hoạt động có hiệu quả nên giúp Xí nghiệp

giảm được chi phí thu mua.

4.5.2. Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp

Bảng 4.9

Chi phí nhân công trực tiếp của sản phẩm cá tra Fillet loại 1

ĐVT: đồng

Khoản mục Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch Tỷ lệ

tăng/giảm

CPNCTT (đ) 5.577.723.180 8.581.151.376 +3.003.428.196 +53,8 %

SLSP (Kg) 1.948.890 2.918.996 +970.106 +49,8 %

CPNCTTĐV (đ/Kg) 2.862 3.156 +294 +10,27 %

Nhìn chung, ta thấy rằng chi phí nhân công trực tiếp sản xuất đơn vị sản phẩm trong năm 2006 đã tăng hơn so với năm 2005 một tỷ lệ là 10,27% tương đương với 294 đồng, chi phí nhân công trực tiếp luôn là một yếu tố quan trọng trong việc cấu

thành nên giá trị sản phẩm. Do đó, sự biến động chi phí nhân công trực tiếp luôn có

sự ảnh hưởng nhất định đến giá thành sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận

của Xí Nghiệp và cuộc sống của công nhân viên trực tiếp sản xuất.

- Trong hai năm 2005 và 2006, Chính phủ đã có quyết định nâng mức lương cơ

bản của công nhân viên từ 290.000 đồng lên 350.000 đồng và đến ngày 1/10/2006 là mức 450.000 đồng. Đây là quyết định đúng đắn của Chính phủ trong việc tạo thu

nhập cao hơn cho người lao động, giúp người lao động có được mức sống tương đối ổn định, giúp duy trì cuộc sống, an tâm hơn trong việc sản xuất. Tuy nhiên, điều này cũng là nguyên nhân làm tăng chi phí sản xuất cho Xí nghiệp. Đây là yếu tố khách

quan giúp cho công nhân của Xí nghiệp

- Trong năm 2006, Xí nghiệp đã ký được nhiều hợp đồng cung ứng sản phẩm

hơn, do đó trong những thời điểm nhất định trong năm (nhất là trong những tháng

vào mùa thu hoạch cá tra) Xí nghiệp luôn phải hoạt động sản xuất liên tục, tăng ca

sản xuất để cung ứng sản phẩm đúng thời điểm. Ở Xí nghiệp, việc làm ngoài giờ chi

phí mỗi giờ công tăng hơn 150% so với làm việc trong giờ hành chính và tăng 200%

Một phần của tài liệu Luận văn " KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP ĐÔNG LẠNH THỦY SẢN AFIEX " doc (Trang 51 - 86)