Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Một phần của tài liệu Luận văn " KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP ĐÔNG LẠNH THỦY SẢN AFIEX " doc (Trang 41 - 86)

2. 3.1 Đối tượng tính giá th ành

4.3.1.Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

4.3.1.1. Đặc điểm nguyên liệu sử dụng

Nguyên vật liệu chính sử dụng trong quá trình sản xuất là cá tra nguyên con, vật liệu phụ là các loại hóa chất sử dụng trong quá trình chế biến. Cá nguyên liệu khi

mua về được phân ra thành nhiều loại khác nhau theo trọng lượng và màu sắc, sau đó được đưa vào sản xuất.

Xí Nghiệp Chế Biến Thủy Sản có nhiệm vụ sản xuất, chế biến và kinh doanh các mặt hàng thủy sản đã qua chế biến theo kế hoạch của Công ty AFIEX. Sau khi ký

kết hợp đồng Công ty AFIEX giao cho Xí nghiệp thu mua, chế biến và kinh doanh theo hợp đồng. Đến khi phòng kế toán nhận được phiếu nhập kho và hóa đơn mua

hàng do phòng kế hoạch chuyển sang, kế toán vật tư sẽ ghi nhận số lượng, giá trị

nguyên vật liệu nhập kho và cập nhật vào máy tính để cuối tháng làm bảng xuất,

nhập, tồn nguyên vật liệu.

4.3.1.2. Chứng từ sử dụng và trình tự hạch toán

Chứng từ sử dụng:

+ Phiếu đề nghị mua nguyên vật liệu. + Phiếu xuất kho.

+ Phiếu nhập kho.

+ Sổ cái…

- Đánh giá vật liệu theo giá gốc:

Trị giá thực tế mua

ngoài = theo hóa đơnGiá mua ghi + Chi phí thu mua thực tế

- Do nhu cầu sản xuất là cần số lượng nguyên vật liệu nhiều, liên tục và phải tươi sống nên nhập và xuất kho nguyên vật liệu diễn ra thường xuyên, giá thực tế của

nguyên vật liệu biến động liên tục theo từng thời điểm.

Vì vậy, Xí nghiệp đã chọn phương pháp tính giá thành bình quân để tính đơn

giá xuất kho cho mỗi thời điểm xuất kho.

Giá trị thực tế NVL nhập trong kỳ Đơn giá bình

quân =

Số lượng NVL nhập trong kỳ

Cuối tháng kế toán vật tư căn cứ vào phiếu xuất kho, sổ chi tiết kế toán để xác định số lượng vật tư sử dụng trong tháng, lên bảng tổng hợp số lượng xuất kho sản

xuất trong tháng, lên chứng từ ghi sổ, lập báo cáo xuất - nhập - tồn. Đặc biệt do đặc điểm nguyên vật liệu là mặt hàng tươi sống, đồng thời sản phẩm hoàn thành trong thời gian khá ngắn nên trong dây chuyền công nghệ của Xí nghiệp không có sản

phẩm dở dang cuối kỳ. Dựa vào đó, cuối tháng kế toán tổng hợp tập hợp chi phí ở

từng tháng để tính giá thành.

Căn cứ vào các nghiệp vụ phát sinh, kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu

trực tiếp vào chứng từ ghi sổ và sổ cái.

Để phản ánh các nghiệp vụ liên quan đến nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử

dụng tài khoản 152 “Nguyên vật liệu” để phản ánh nguyên vật liệu nhập kho và tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” để phản ánh giá trị nguyên vật liệu

xuất kho sản xuất. TK 152 TK 621 Trị giá nguyên vật liệu nhập kho Trị giá nguyên vật

liệu xuất kho

dùng cho sản xuất Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào TK 154

Trong tháng 12/2006, Xí nghiệp sản xuất 226.584 Kg fillet cá tra loại 1; 79.568

Kg fillet cá tra loại 2 và 2.715 Kg fillet cá tra loại 3, Xí nghiệp có các phát sinh liên

quan đến nguyên vật liệu trực tiếp như sau:

- Xuất cá tra nguyên liệu sản xuất cá tra fillet

Nợ TK 621 12.740.837.391 đồng

Có TK 152 12.740.837.391 đồng

Cuối tháng, kế toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để tính giá

thành.

Nợ TK 154 12.740.837.391 đồng

Có TK 621 12.740.837.391 đồng

Sơ đổ 4.2

Sơ đồ kế toán tổng hợp TK 621

4.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Ba yếu tố cấu thành sản xuất là lao động, đối tượng lao động (vật liệu) và tư

liệu lao động (máy móc, thiết bị), trong đó yếu tố lao động là yếu tố quyết định. Tiền lương phải trả cho người lao động phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sản xuất, chất lượng và kết quả hoạt động kinh doanh. Sự tồn tại của một đơn vị đòi hỏi sự tăng trưởng tiền lương phải trả, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và kinh phí công đoàn sao

cho phù hợp với tốc độ tăng năng xuất lao động của công nhân trực tiếp sản xuất.

4.3.2.1. Đặc điểm

Hiện tại, tổng số lao động tại Xí Nghiệp Đông Lạnh Thủy Sản AFIEX gồm 1027 người, trong đó phân xưởng sản xuất gồm:

+ Đội tiếp nhận: 44 + Đội Fillet: 254 + Đội sửa cá I: 326 + Đội sửa cá II: 286

+ Đội phân cở - Xếp khuôn: 62 + Đội thành phẩm: 55

4.3.2.2. Hình thức trả lương

- Xí Nghiệp Đông Lạnh Thủy Sản AFIEX vận dụng chủ yếu là hình thức trả lương theo sản phẩm.

152 621 154 12.740.837.391 12.740.837.391

- Hình thức tiền lương tính theo sản phẩm là hình thức có nhiều ưu điểm đảm

bảo nguyên tắc phân phối theo lao động, kích thích người lao động, làm cho người

lao động có quyết tâm lao động với số lượng và chất lượng càng cao. Nó phát huy vai trò đòn bẩy kinh tế, kích thích sản xuất tăng, thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng sản phẩm cho xã hội.

- Hình thức này được áp dụng chủ yếu đối với khối lao động trực tiếp sản xuất, được xác định dựa trên cơ sở số lượng sản phẩm do bộ phận lao động tiền lương xác định và trình giám đốc phê duyệt.

Hình thức trả lương theo sản phẩm gồm:

- Trả lương theo sản phẩm trực tiếp: áp dụng đối với công nhân trực tiếp sản

xuất.

- Trả lương khoán gọn công việc: áp dụng cho những công việc có tính chất đơn giản, nhất là hoạt động có tính chất lao động ngắn hạn, toàn bộ công việc phải hoàn thành đúng tiêu chuẩn trong một thời gian nhất định với số tiền lương định trước.

4.3.2.3. Định mức lương và hệ số lương

Căn cứ vào hệ số lương tính tại Xí nghiệp theo qui định của Chính phủ, Xí

nghiệp điều chỉnh mức lương và cấp bậc như sau:

Bảng 4.1 Lương hệ số cấp bậc Mức lương: 450.000 đ/tháng Đvt: đồng Cấp bậc Hệ số Mức lương I II III IV V VI 1,4 1,55 1,72 1,92 2,5 3,28 630.000 697.500 774.000 864.000 1.125.000 1.476.000

Tiêu chuẩn cấp bậc trên chỉ áp dụng cho các đối tượng công nhân sản xuất như:

tiếp nhận nguyên liệu, chế biến, phân loại, xếp khuôn, cấp đông,…

4.3.2.4. Cách tính lương

Tiền lương phụ thuộc vào kết quả hoạt động cuối cùng của từng người, từng bộ

phận. Những công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, tay nghề giỏi, đóng góp nhiều vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị thì trả lương cao.

- Đối với công nhân trực tiếp sản xuất:

Tổng số lượng sản phẩm

hoàn thành

Đơn giá tiền lương

sản phẩm tập thể =

Tổng năng suất hoàn thành công việc

X Đơn giá từng khoản

định mức.

Tiền lương sản

phẩm tập thể = cSủa từng bước công việc cụ thểố lượng sản phẩm hoàn thành X Đơn giá tiền lương sản phẩm tập thể

- Đối với công nhân viên quản lý sản xuất:

Tiền lương sản phẩm tập thể Xác định tiền lương

một giờ hệ số =

Tổng thời gian hoàn thành

Tiền lương một

công nhân viên = Tigiền lương ờ hệ số X Hệ số cấp tiền lương X Ngày giờ công qui định 4.3.2.5. Chứng từ sử dụng và trình tự hạch toán Chứng từ sử dụng: - Bảng chấm công.

- Bảng thanh toán tiền lương chính, lương ngoài giờ.

- Bảng phụ cấp độc hại.

Cuối tháng phân xưởng sản xuất gửi bảng chấm công đến phòng kế toán. Kế

toán tiền lương sẽ tiến hành tính toán tiền lương chính, lương ngoài giờ, phụ cấp độc

hại theo đúng qui định, đồng thời trích KPCĐ 2%, BHXH 15% và BHYT 2% tính vào chi phí sản xuất trong kỳ. Điều đặc biệt ở Xí nghiệp là chỉ trích các khoản này trên tổng lương chính. Ngoài ra, Xí nghiệp còn một khoản chi lương khác đó là lương công nhật, khoản lương này không trích các khoản KPCĐ, BHXH, BHYT.

Tài khoản sử dụng để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng

- TK 334 “ Phải trả công nhân viên” dùng để phản ánh tiền lương phải trả cho

công nhân sản xuất.

- TK 338 “Phải trả, phải nộp khác” dùng để phản ánh các khoản trích theo

lương công nhân viên do công ty chi trả được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Trong đó chi tiết thành TK 3382 ”Kinh phí công đoàn”, TK 3383 “Bảo hiểm xã hội”,

TK 3384 “Bảo hiểm y tế”, TK 3388 “Phải trả, phải nộp khác” dùng để trả lương

công nhật.

- TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” dùng để tập hợp chi phí nhân công trực

tiếp.

Trong tháng 12 năm 2006, chi phí nhân công trực tiếp phát sinh toàn Xí nghiệp được tổng hợp bao gồm: Nợ TK 622 1.145.558.101 đồng Có TK 3341 620.819.850 đồng Có TK 3382 12.416.397 đồng Có TK 3383 54.158.686 đồng Có TK 3384 6.704.400 đồng Có TK 3388 451.458.768 đồng

Cuối tháng kế toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành: Nợ TK 154 1.145.558.101 đồng Có TK 622 1.145.558.101 đồng Sơ đồ 4.3 Sơ đồ kế toán tổng hợp TK 622 3341 622 154 620.819.850 1.145.558.101 3382 12.416.397 3383 54.158.686 3384 6.704.400 3388 451.458.768

4.3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung4.3.3.1. Đặc điểm 4.3.3.1. Đặc điểm

Chi phí chung là những chi phí phục vụ chung cho tất cả các tổ sản xuất và toàn Xí nghiệp. Bao gồm chi phí lương nhân viên quản lý và phục vụ phân xưởng, chi phí

vệ sinh, chi phí sửa chữa và khấu hao tài sản cố định thuộc phân xưởng sản xuất, chi

phí vật liệu, công cụ dụng cụ và chi phí khác bằng tiền… Chi phí nhân viên phân xưởng:

Phản ánh các khoản tiên lương, trích các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiển y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên văn phòng Xí nghiệp.

Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ sản suất:

Phản ánh các khoản chi phí mua vật liệu phụ dùng để sản xuất ở Xí nghiệp, phụ

tùng thay thế, công cụ dụng cụ sản xuất hoặc bao bì dùng cho các tổ sản xuất.

Chi phí khấu hao tài sản cố định:

Phản ánh toàn bộ số tiền trích khấu hao của tài sản cố định sử dụng tại Xí

nghiệp như: máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, nhà xưởng,…

Xí nghiệp được đầu tư dây chuyển công nghệ hiện đại nên chi phí máy móc chiếm tỷ lệ khá lớn trong chi phí sản xuất.

Xí nghiệp đánh giá tài sản cố định theo nguyên giá (giá trị ban đầu) và giá trị

còn lại.

Xí nghiệp sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng.

Nguyên giá tài sản cố định

Mức khấu

hao tháng =

Thời gian sử dụng

Chi phí dịch vụ mua ngoài:

Bao gồm chi phí điện, nước, điện thoại, bóc vác,…

Chi phí bằng tiền khác:

Là những chi phí phục vụ yêu cần sản xuất chung ngoài những chi phí nêu trên

như: chi phí vệ sinh nhà xưởng, chi phí công tác kiểm cá nguyên liệu, tiền mua văn

phòng phẩm, chi phí bảo hiểm phân xưởng, công tác phí, phụ cấp tiền cơm,…

4.3.3.2. Chứng từ sử dụng và trình tự hạch toán

Chứng từ sử dụng

+ Bảng khấu hao tài sản cố định.

+ Bảng tính lương.

+ Sổ cái…

Tài khoản sử dụng

+ TK 111, TK 112, TK 153, TK 214, TK 334, TK 338,… dùng để phản ánh

các chi phí phục vụ phân xưởng sản xuất.

+ TK 627 “Chi phí sản xuất chung” dùng để tập hợp chi phí sản xuất chung. Trong tháng 12/2006 căn cứ vào các nghiệp vụ phát sinh, kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh vào sổ cái.

Trong tháng 12 năm 2006, chi phí sản xuất chung phát sinh toàn Xí nghiệp được tổng hợp bao gồm:

- Chi phí nhân viên quản lý Xí nghiệp:

Nợ TK 6271 22.835.962 đồng Có TK 3341 21.584.031 đồng Có TK 3382 431.681 đồng Có TK 3383 723.750 đồng Có TK 3384 96.500 đồng Sơ đồ 4.4 Sơ đồ kế toán tổng hợp TK 6271

- Chi phí vật liệu: Nợ TK 6272 956.881.762 đồng Có TK 1421 845.210.026 đồng Có TK 1522 111.671.736 đồng - Chi phí dụng cụ sản xuất: Nợ TK 6273 165.049.885 đồng Có TK 1421 165.049.885 đồng

- Chi phí khấu hao tài sản cố định:

Nợ TK 6274 282.953.170 đồng

Có TK 214 282.953.170 đồng

- Chi phí dịch vụ mua ngoài:

Nợ TK 6277 293.847.687 đồng Có TK 1111 293.847.687 đồng - Chi phí khác: Nợ TK 6278 173.424.180 đồng Có TK 1111 53.488.221 đồng Có TK 3388 108.146.154 đồng Có TK 1421 11.789.805 đồng

Cách hạch toán các tài khoản 6272, 6273,6274,6277,6278 tương tự như cách hạch toán tài khoản 6271.

Cuối tháng kế toán kết chuyển chi phí sản xuất chung để tính giá thành: Nợ TK 154 1.894.992.646 đồng Có TK 6271 22.835.962 đồng 3341 6271 154 21.584.031 22.835.962 3382 431.681 3383 723.750 3384 96.500

Có TK 6272 956.881.762 đồng Có TK 6273 165.049.885 đồng Có TK 6274 282.953.170 đồng Có TK 6277 293.847.687 đồng Có TK 6278 173.424.180 đồng Hoặc có thể kết chuyển Nợ TK 154 1.894.992.646 đồng Có TK 627 1.894.992.646 đồng Sơ đồ 4.5 Sơ đồ kế toán tổng hợp TK 627

4.4. TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

4.4.1. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất

Cuối tháng, trên cơ sở các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân

công trực tiếp, chi phí sản xuất chung đã phát sinh, kế toán tập hợp chi phí vào tài khoản 154 để tổng hợp chi phí và tính giá thành.

- Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Nợ TK 154 12.740.837.391 đồng

Có TK 621 12.740.837.391 đồng

- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp:

Nợ TK 154 1.145.558.101 đồng 6271 627 154 22.835.962 1.894.992.646 6272 956.881.762 6273 165.049.885 6274 282.953.170 6277 293.847.687 6278 173.424.180

Có TK 622 1.145.558.101 đồng

- Kết chuyển chi phí sản xuất chung:

Nợ TK 154 1.894.992.646 đồng

Có TK 627 1.894.992.646 đồng

4.4.2. Hạch toán các khoản làm giảm giá thành

- Đặc điểm sản xuất của Xí nghiệp là sản phẩm đông lạnh fillet cá tra đông

lạnh, trong quá trình sản xuất thu được các phế phẩm thu hồi như: đầu cá, da cá, xương cá, mỡ cá,…

- Các khoản thu hồi trên, một phần được để lại Xí nghiệp để chế biến thành sản

phẩm phụ, một phần được bán ra ngoài. Kế toán theo dõi chặt chẽ từng khoản mục

chi phí cho phụ phẩm thu hồi và đưa vào các khoản làm giảm giá thành.

Trong tháng 12/2006, Xí nghiệp thu được 1.185.114.503 đồng giá trị phụ phẩm

thu hồi và 127.181.350 đồng giá trị sản phẩm phụ.

Xí nghiệp đánh giá giá trị phụ phẩm thu hồi theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, và đánh giá giá trị sản phẩm phụ theo đầy đủ cả 3 khoản mục chi phí. Cụ thể

như sau:

Chi phí nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm phụ là 111.576.888 đồng. Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm phụ là 5.314.801 đồng. Chi phí sản xuất chung sản xuất sản phẩm phụ là 10.289.661 đồng.

Kế toán sử dụng TK 1524 để theo dõi phụ phẩm nhập kho dùng để bán ngoài và sử dung TK 155 để theo dõi chi phí sản xuất các sản phẩm phụ. Cụ thể trong

tháng 12/2006, Xí nghiệp có các phát sinh sau:

Nợ TK 1524 1.185.114.503 đồng

Nợ TK 155 127.181.350 đồng

Có TK 154 2.455.295.853 đồng

4.4.3. Đặc điểm phân bổ chi phí sản xuất của Xí Nghiệp

- Trong tháng 12/2006, Xí Nghiệp sản xuất được:

+ Cá tra fillet loại 1: 150.281 Kg.

+ Cá tra fillet loại 2: 179.004 Kg.

+ Cá tra fillet loại 3: 12.855 Kg.

- Để đánh giá chính xác chi phí để sản xuất ra sản phẩm, Xí nghiệp đã theo dõi rất chặt chẽ giá trị phụ phẩm trong từng khoản mục riêng. Cụ thể như sau:

+ Đối với phụ phẩm thu hồi (bán ngoài), Xí nghiệp chỉ theo dõi bằng khoản

mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

+ Đối với sản phẩm phụ được Xí nghiệp theo dõi cả 03 khoản mục chi phí.

- Kế toán sau khi loại trừ các khoản làm giảm giá thành theo từng khoản mục

- Giá trị các khoản mục chi phí tính cho sản phẩm fillet loại 1, loại 2, loại 3 như

sau:

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Một phần của tài liệu Luận văn " KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP ĐÔNG LẠNH THỦY SẢN AFIEX " doc (Trang 41 - 86)