Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp

Một phần của tài liệu Luận văn " KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP ĐÔNG LẠNH THỦY SẢN AFIEX " doc (Trang 59 - 60)

2. 3.1 Đối tượng tính giá th ành

4.5.2. Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp

Bảng 4.9

Chi phí nhân công trực tiếp của sản phẩm cá tra Fillet loại 1

ĐVT: đồng

Khoản mục Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch Tỷ lệ

tăng/giảm

CPNCTT (đ) 5.577.723.180 8.581.151.376 +3.003.428.196 +53,8 %

SLSP (Kg) 1.948.890 2.918.996 +970.106 +49,8 %

CPNCTTĐV (đ/Kg) 2.862 3.156 +294 +10,27 %

Nhìn chung, ta thấy rằng chi phí nhân công trực tiếp sản xuất đơn vị sản phẩm trong năm 2006 đã tăng hơn so với năm 2005 một tỷ lệ là 10,27% tương đương với 294 đồng, chi phí nhân công trực tiếp luôn là một yếu tố quan trọng trong việc cấu

thành nên giá trị sản phẩm. Do đó, sự biến động chi phí nhân công trực tiếp luôn có

sự ảnh hưởng nhất định đến giá thành sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận

của Xí Nghiệp và cuộc sống của công nhân viên trực tiếp sản xuất.

- Trong hai năm 2005 và 2006, Chính phủ đã có quyết định nâng mức lương cơ

bản của công nhân viên từ 290.000 đồng lên 350.000 đồng và đến ngày 1/10/2006 là mức 450.000 đồng. Đây là quyết định đúng đắn của Chính phủ trong việc tạo thu

nhập cao hơn cho người lao động, giúp người lao động có được mức sống tương đối ổn định, giúp duy trì cuộc sống, an tâm hơn trong việc sản xuất. Tuy nhiên, điều này cũng là nguyên nhân làm tăng chi phí sản xuất cho Xí nghiệp. Đây là yếu tố khách

quan giúp cho công nhân của Xí nghiệp

- Trong năm 2006, Xí nghiệp đã ký được nhiều hợp đồng cung ứng sản phẩm

hơn, do đó trong những thời điểm nhất định trong năm (nhất là trong những tháng

vào mùa thu hoạch cá tra) Xí nghiệp luôn phải hoạt động sản xuất liên tục, tăng ca

sản xuất để cung ứng sản phẩm đúng thời điểm. Ở Xí nghiệp, việc làm ngoài giờ chi

phí mỗi giờ công tăng hơn 150% so với làm việc trong giờ hành chính và tăng 200%

trong ngày nghỉ.

- Ngoài ra Xí nghiệp còn một số thiết bị sản xuất đã cũ, chậm được thay thế và nâng cấp nên ảnh hưởng đến năng suất chế biến, phát sinh chi phí làm ngoài giờ, làm

tăng giá thành sản phẩm.

- Trong năm 2005, ở địa bàn tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung và tỉnh An Giang nói riêng, đã hình thành nên nhiều nhà máy chế biến thủy

sản. Do đó với áp lực cạnh tranh thu hút nhân lực của các Xí nghiệp này, nhân công trực tiếp có tay nghề của Xí nghiệp thủy sản AFIEX luôn bị biến động làm ảnh hưởng đến năng suất sản xuất và làm cho chi phí đào tạo công nhân của Xí nghiệp

luôn phát sinh.

- Dưới áp lực cạnh tranh về nhân công trực tiếp sản xuất của các Xí nghiệp chế

biến thủy sản khác trong và ngoài tỉnh, trong năm 2006, Xí nghiệp đã thay đổi cách tính lương cho công nhân sản xuất, bằng cách ngoài việc nâng định mức tiền lương

mỗi công đoạn sản xuất sao cho phù hợp với quy định của Nhà nước, Xí nghiệp còn

quy định thêm mức lương tối thiểu cho mỗi công nhân trực tiếp (có hợp đồng) sản

xuất là 1.000.000 đồng/tháng. Điều này sẽ làm tăng chi phí sản xuất nhưng giúp cho công nhân có được thu nhập ổn định hơn và an tâm với việc làm đang hiện có.

Một phần của tài liệu Luận văn " KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP ĐÔNG LẠNH THỦY SẢN AFIEX " doc (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)