4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn
5.2.2. Tăng doanh thu lợi nhuận
Sau khi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận như: cơ cấu hàng hóa, giá cả, chi phí... Do đó, để tăng lợi nhuận ta phải xem xét những nguyên nhân tác động đến các nhân tố đó. Ta cần những giải pháp cụ thể sau:
Vấn đề đầu tiên không thể bỏ qua đó là tăng doanh số bán hang.
Để tạo nên sản phẩm cần rất nhiều khoản chi phí, trong đó chi phí giá vốn hàng bán ảnh hưởng nhiều nhất và sau đó là chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
+ Giá vốn hàng bán: Chúng ta không thể tiết kiệm chi phí lọc nước mà cần cung cấp đầy đủ hóa chất và thiết bị cần thiết, kiểm tra nguồn nước... nhưng chỉ nên cung cấp đủ liều lượng, đảm bảo cho tôm đủ sức khỏe và tăng trưởng. Các lĩnh vực kinh doanh khác cũng tương tự như vậy.
+ Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: Phân công đúng người đúng việc, phân phối cơ cấu lao động hợp lý, tránh tình trạng công nhân dư thừa để giảm chi phí về tiền lương, nhưng cũng cần phải đảm bảo đủ số lượng nhân công để đạt công suất công việc cao nhất. Đồng thời, quản lý tốt việc bố trí nhân viên đi công tác, quản lý tiền điện thoại và chi phí tiếp khách... đúng mục đích và có hiệu quả.
Thông qua thực trạng hoạt động công ty nên tham khảo những giải pháp thiết thực sau:
+ Công ty tham gia quy hoạch và cập nhật quy hoạch khai thác, cấp nước cho từng huyện để nắm nguồn tài nguyên nước, chất lượng nguồn nước ngầm, đảm bảo phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và vệ sinh môi trường.
+ Có chính sách khuyến khích các cá nhân có đủ điều kiện tham gia tạo thế cạnh tranh lành mạnh phục vụ tốt cho cộng đồng dân cư nông thôn, đặc biệt là cụm dân cư ở các xã khó khăn của huyện Tân Phước, Cái Bè, Cai Lậy thuộc vùng lũ Đồng Tháp Mười, Cù lao Lợi Quan huyện Tân Phú Đông và một số xã ở ven biển của huyện Gò Công Đông.
+ Bên cạnh ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn có chính sách hỗ trợ về đất đai cho xây dựng cơ sở vật chất tín dụng ưu đãi, miễn, giảm thuế cho những năm đầu.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN
Việc cung cấp nước uống và sinh hoạt đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng. Đầu tiên phải được khai thác từ các nguồn nước mặt hay nước ngầm, tiếp đến phải qua xử lý và lắng lọc. Công việc lọc nước có tính kinh tế qui mô, mặc dù đã có những công nghệ lọc đơn giản và ít tốn kém trong việc lọc nước ở hộ gia đình nhưng phần lớn người dân sử dụng nước do các doanh nghiệp cung cấp. Mà các doanh nghiệp đó đa phần thuộc sự quản lý của nhà nước, với nhiệm vụ là xây dựng và bảo trì hệ thống ống dẫn. Điều này làm cho giá nước trở nên phức tạp, bởi vì giá nước sẽ bù đắp chi phí khai thác, lọc và phân phối. Giá nước cố định có nghĩa là người tiêu dùng có thể sử dụng bao nhiêu tùy thích mà không cần quan tâm đến giá nước. Cách định giá như thế này rất không hiệu quả, mức giá biên của 1m3 nước tăng thêm đối với người tiêu dùng bằng 0 trong khi chi phí biên chắc chắn > 0(mặc dù có thể thấp).
Với lý do trên nên công ty Khai Thác và Cấp Nước Sinh Hoạt Nông Thôn Tiền Giang trực thuộc sự quản lý của Sở NN&PTNT cũng chịu sự cố định giá, nên phần doanh thu mang lại công ty dùng để trang trải cho chi phí bảo trì máy móc ở các trạm đôi khi không đủ. Tuy xét về mặt kinh doanh công ty không đạt hiệu quả kinh tế như mong đợi nhưng đơn vị đã hoàn thành tốt nhiệm vụ do UBND tỉnh đề ra hàng năm là phải đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cho người dân, trong năm 2008 công ty nâng số trạm lên 58 trạm và mỗi trạm trung bình cung cấp nước cho 4000 người dân nông thôn sử dụng. trong năm 2009 công ty sẽ cố gắng duy trì và phát triển thành quả đạt được ở năm qua và khắc phục những nhược điểm để đơn vị ngày càng phát triển mạnh hơn.
6.2. KIẾN NGHỊ
6.2.1. Đối với lãnh đạo tỉnh
- Cung cấp kịp thời các thông tin vĩ mô có liên quan giúp công ty có những quyết định đúng đắn, quảng bá tên tuổi và hình ảnh của công ty.
- UBND tỉnh chỉ đạo các ngành hữu quan như Sở Tài Chính, Sở tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và PTNT, Liên Minh HTX, trung tâm y tế dự phòng tỉnh phối hợp chặc chẽ với UBND các huyện thực hiện:
+ Sở tài chính tiến hành kiểm kê đánh giá vốn, Tài sản cố định và thực hiện các quy định quản lý tài chính của các mô hình quản lý, khai thác và cấp nước SHNT hiện có.
+ Sở tài nguyên Môi trường kiểm tra thủ tục cấp giấy phép khai thác Tài nguyên và đảm bảo môi trường trong việc khai thác các mô hình.
+ Trung tâm y tế dự phòng kiểm tra chất lượng nguồn nước được cung cấp cho sinh hoạt người dân ở nông thôn.
+ Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp Liên Minh HTX rà soát công tác quản lý các mô hình tổ hợp tác, HTX để có kế hoạch củng cố hay giải thể các đơn vị hoạt động không đúng.
6.2.2. Đối với công ty
- Để đảm bảo cho nguồn vốn kinh doanh của công ty, công ty cần có hướng khai thác thêm nguồn vốn bằng cách liên doanh, liên kết với các đơn vị cùng ngành trong và ngoài tỉnh, nếu có thể thu hút đầu tư thêm của nước ngoài sẽ tốt hơn, khắc phục dần tình trạng thiếu vốn trong kinh doanh.
- Luôn giữ uy tín đối với khách hàng đảm bảo chất lượng sản phẩm của công ty.
- Mở rộng thêm thị phần ở khu vực Cái Bè, Tân Phước, Gò Công Đông. - Hạn chế tối đa tỷ lệ thất thoát nước dưới 25% như hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ******
1. Nguyễn Thị Cành (2004). Phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học kinh tế, NXB Đại học Quốc Gia TP.HCM, TP.HCM.
2. Đặng Văn Du (2005). Giáo trình Kinh tế công cộng, NXB Tài chính, Học viện tài chính.
3. Võ Thị Lang (2007).Giáo trình Kinh tế tài nguyên môi trường, Tủ sách đại học cần Thơ
4. Nguyễn Quang Thu (2007).Quản Trị tài chính căn bản, NXB thống kê 5. Bùi văn Trịnh (2007). Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh, Tủ sách đại học Cần thơ
6. Báo cáo chuyên đề, báo cáo tài chính, của công ty Khai Thác và Cấp Nước Sinh Hoạt Nông Thôn Tiền Giang
7.www.tiengiang.gov.vn 8. http://vi.wikipedia.org