Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu Luận văn: Phân tích hiệu quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty khai thác và cấp nước sinh hoạt nông thôn Tiền Giang docx (Trang 25 - 79)

4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

2.2.2.1. Phương pháp chi tiết

Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong phân tích hoạt động kinh doanh. Mọi kết quả hoạt động kinh doanh đều cần thiết và có thể chi tiết theo các hướng khác nhau. Thông thường phương pháp phân tích được thực hiện như sau:

- Chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu. - Chi tiết theo thời gian.

- Chi tiết theo địa điểm và phạm vi kinh doanh.

2.2.2.2. Phương pháp so sánh

Là phương pháp nhằm xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng rộng rãi trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế xã hội.

Có hai phương pháp so sánh:

- Phương pháp số tuyệt đối: là hiệu số của hai chỉ tiêu, chỉ tiêu kì phân tích và chỉ tiêu kì cơ sở. Chẳng hạn như so sánh giữa kết quả của thực hiện và kế hoạch hoặc giữa kết quả thực hiện kì này và kết quả kì trước.

- Phương pháp số tương đối: là tỉ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kì phân tích với chỉ tiêu cơ sở để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỉ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.

2.2.2.3. Phương pháp thay thế liên hoàn

Là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu cần phân tích (đối tượng phân tích) bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế.

a) Trường hợp các nhân tố quan hệ dạng tích số

Gọi Q là chỉ tiêu phân tích.

Gọi a, b, c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích. Thể hiện bằng phương trình: Q = a . b . c

Q0: Chỉ tiêu kỳ kế hoạch, Q0 = a0. b0. c0

Q1 – Q0 = Q: mức chênh lệch giữa thực hiện so với kế hoạch, là đối tượng phân tích

Q = Q1– Q0 = a1b1c1– a0b0c0

Thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn: - Thay thế bước 1 (cho nhân tố a):

a0b0c0 được thay thế bằnga1b0c0

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố“a” sẽ là: a = a1b0c0– a0bc0

- Thay thế bước 2 (cho nhân tố b): a1b0c0 được thay thế bằng a1b1c0

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố“b” sẽ là: b = a1b1c0– a1b0c0

- Thay thế bước 3 (cho nhân tố c): a1b1c0được thay thế bằng a1b1c1

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố“c” sẽ là: c = a1b1c0– a1b1c0

Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta có:

a +b +c = (a1b0c0– a0bc0) + (a1b1c0– a1b0c0) + (a1b1c0– a1b1c0) = a1b1c1– a0b0c0

=Q: đối tượng phân tích

- Trong đó: Nhân tố đã thay ở bước trước phải được giữ nguyên cho các bước thay thế sau.

b) Trường hợp các nhân tố quan hệ dạng thương số

Gọi Q là chỉ tiêu phân tích.

a,b,c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích; thể hiện bằng phương trình: Q=

b ax c

Gọi Q1: kết quả kỳ phân tích, Q1= 1 1 b a x c1 Q0: chỉ tiêu kỳ kế hoạch, Q0= 0 0 b a x c0

 Q = Q1– Q0: đối tượng phân tích. Q = 1 1 b a x c1 - 0 0 b

a x c0 = a+b+c: tổng cộng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố a, b, c.

- Thay thế nhân tố “a”: Ta có:a = 0 1 b a x c0- 0 0 b

a x c0: mức độ ảnh hưởng của nhân tố “a”. - Thay thế nhân tố “b”: Ta có:b = 1 1 b a x c0- 0 1 b

a x c0: mức độ ảnh hưởng của nhân tố “b”. - Thay thế nhân tố “c”: Ta có:c = 1 1 b a x c1- 1 1 b

a x c0: mức độ ảnh hưởng của nhân tố “c”. Tổng hợp các nhân tố: Q =a+b+c = 1 1 b a x c1- 0 0 b a x c0

c) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh

Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế mà doanh nghiệp đạt được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến tình hình lợi nhuận là xác định mức độ ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng, khối lượng sản phẩm tiêu thụ, giá vốn hàng bán, giá bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đến lợi nhuận.

Phương pháp phân tích: vận dụng bản chất của phương pháp thay thế liên hoàn. Để vận dụng phương pháp thay thế liên hoàn cần xác định rõ nhân tố số lượng và chất lượng để có trình tự thay thế hợp lý. Muốn vậy cần nghiên cứu mối quan hệ giữa các nhân tố với chỉ tiêu phân tích trong phương trình sau :

              BH QL n i i i n i i i Z Z Z q g q L 1 1

L: Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh. qi: Khối lượng sản phẩm hàng hóa loại i. gi: Giá bán sản phẩm hàng hóa loại i.

zi: Giá vốn hàng bán sản phẩm hàng hóa loại i.

ZBH: Chi phí bán hàng đơn vị sản phẩm hàng hóa loại i.

ZQL: Chi phí quản lý doanh nghiệp đơn vị sản phẩm hàng hóa loại i.

Dựa vào phương trình trên, các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích vừa có mối quan hệ tổng và tích, ta xét riêng từng nhóm nhân tố có mối quan hệ tích số:

 Nhóm qiZi: nhân tố qi là nhân tố số lượng, nhân tố Zi là nhân tố chất lượng.

 Nhóm qigi: nhân tố qi là nhân tố số lượng, nhân tố gi là nhân tố chất lượng.

 Xét mối quan hệ giữa các nhóm nhân tố qiZi, qigi, ZBH, ZQL.

Một vấn đề đặt ra là khi xem xét mối quan hệ giữa các nhóm qiZi, qigi, ZBH, ZQL là giữa các nhân tố Zi, gi, ZBH, ZQL nhân tố nào là nhân tố số lượng và chất lượng. Trong phạm vi nghiên cứu này việc phân chia trên là không cần thiết, bởi vì trong các nhân tố đó nhân tố nào thay thế trước hoặc sau thì kết quả mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận không thay đổi.

Với lý luận trên, quá trình vận dụng phương pháp thay thế liên hoàn được thực hiện như sau:

 Xác định đối tượng phân tích: ∆L = L1– L0

L1: lợi nhuận năm nay (kỳ phân tích). L0: lợi nhuận năm trước (kỳ gốc). 1: kỳ phân tích

 Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

(1) Mức độ ảnh hưởng của nhân tố sản lượng đến lợi nhuận Lq = (T – 1) L0gộp

Ta có, T là tỷ lệ hoàn thành tiêu thụ sản phẩm tiêu thụ ở năm gốc

Mà *100% 1 0 0 1 1 0      n i i i n i i i g q g q T L0 gộp là lãi gộp kỳ gốc L0gộp =   n i 1 ( q0g0– q0Z0)

q0Z0: giá vốn hàng hóa( giá thành hàng hóa) kỳ gốc. (2) Mức độ ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng đến lợi nhuận LC = LK2– LK1 Trong đó:    BH QLn i i i i i K q g q Z Z Z g q g q L 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 1                     n i n i i i BH QL i i K q g q Z Z Z L 1 1 0 1 1 0 0 0 2

(3) Mức độ ảnh hưởng của giá vốn hàng bán

                n i i i n i i i z q Z q Z L 1 1 0 1 1 1

(4) Mức độ ảnh hưởng của chi phí bán hàng đến lợi nhuận.

BH BH

Z Z Z

L BH   1  0

(5) Mức độ ảnh hưởng của chi phí quản lý doanh nghiệp đến lợi nhuận  QL QL

Z Z Z

L QL  1  0

      n i i i i g q g g L 1 1 1 0

 Tổng hợp sự ảnh hưởng của tất cả các loại nhân tố đến chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp:

L = L(q) + L(C)+ L(Z) + L(ZBH)+ L(ZQL)+ L(g)

Trên cơ sở xác định sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu tổng mức lợi nhuận, cần kiến nghị những biện pháp nhằm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

CHƯƠNG 3

KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY KHAI THÁC VÀ CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN TIỀN GIANG

3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY

Công ty Khai Thác và Cấp Nước Sinh Hoạt Nông Thôn Tiền Giang là đơn vị doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích, trực thuộc Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Tiền Giang, có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, có tài khoản riêng tại ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Tiền Giang, có con dấu riêng và chịu trách nhiệm về cơ sở vật chất và kết quả hoạt động kinh doanh.

Trụ sở chính: 89 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 4, TP Mỹ Tho, Tiền Giang Điện thoại: (073) 3881 728 – Fax: (073) 3878 923

Tài khoản: số 7301.10.00.000107.1 tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Tiền Giang

Mã số thuế: 1200100130-1

Ngành nghề kinh doanh: khai thác và cung cấp nước ngầm

Công ty được thành lập theo quyết định số 3667/QĐUB ngày 08/12/1999 trên cở sở chuyển đổi từ Đội Dịch Vụ Khai Thác Nước Sinh Hoạt Nông Thôn

Công ty được thành lập trong bối cảnh cả nước nói chung và tỉnh Tiền Giang nói riêng tập trung giải quyết nhu cầu nước sạch phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân theo tinh thần Quyết định 237/QĐ-TTG ngày 03/12/1998 của Thủ Tướng Chính Phủ và chủ trương chính sách tích cực của các cấp chính quyền địa phương.

Qua hơn 10 năm hoat động, công ty Khai Thác và Cấp Nước Sinh Hoạt Nông Thôn Tiền Giang đã củng cố và ổn định hoạt động theo đúng chức năng và nhiệm vụ mà Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh đã giao.

3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY3.2.1. Chức năng, nhiệm vụ 3.2.1. Chức năng, nhiệm vụ

3.2.1.1. Chức năng

a) Hoạt động công ích

Cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt và sản xuất trong khu vực nông thôn theo kế hoạch của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh giao cho hàng năm.

b) Hoạt đông kinh doanh

Khoan thăm dò và khai thác nước ngầm tầng sâu theo hợp đồng với tổ chức cá nhân có nhu cầu.

Xây lắp, sửa chữa, lắp đặt, bảo trì các dạng công trình cấp nước nông thôn. Gia công sửa chữa các thiết bị cơ khí phục vụ ngành cấp thoát nước nông thôn.

Cung ứng vật tư, thiết bị phục vụ ngành cấp nước.

Lập dự án đầu tư, khảo sát thiết kế kỹ thuật, dự toán đầu tư các công trình cấp nước nông thôn dạng nhỏ.

3.2.1.2. Nhiệm vụ

Tiếp nhận toàn bộ tài sản và nhân sự của đội dịch vụ khai thác nước sinh hoạt.

Sản xuất kinh doanh đúng ngành nghề, tuân thủ đúng pháp luật, đảm bảo đáp ứng nhu cầu nước sạch cho nhân dân khu vực nông thôn, có tích luỹ đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách cho nhà nước.

Giữ gìn an ninh chính trị, bảo vệ môi trường.

Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, các chế độ chủ trương trong quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh dựa trên cơ sở quyền làm chủ tập thể của cán bộ công nhân viên trong công ty.

Có trách nhiệm bảo vệ, quản lý tài sản nhà nước theo qui định của pháp luật. Mọi sổ sách đều thực hiện theo chế độ kế toán của nhà nước báo cáo trung thực cho cấp trên chủ quản.

3.2.2. Qui mô hoạt động

Hiện nay công ty được xếp vào loại hình doanh nghiệp nhà nước có qui mô nhỏ.

Vốn điều lệ của công ty là 3.000.000.000 VNĐ, bao gồm vốn tự có và vốn ngân sách nhà nước, trong đó

- Vốn cố định: 1.059.225.982 VNĐ - Vốn lưu động: 1.940.774.048 VNĐ

Về nhân sự của công ty, tổng số cán bộ công nhân viên tính đến ngày 21/01/2009 công ty có 174 người, có cơ cấu tổ chức như sau:

- Bộ phận quản lý: 36 người (chiếm 21%) - Bộ phận sản xuất: 138 người (chiếm 79%)

3.3. QUY TRÌNH SẢN XUẤT, TỔ CHỨC SẢN XUẤT, TỔ CHỨC QUẢNLÝ Ở CÔNG TY LÝ Ở CÔNG TY

3.3.1. Quy trình sản xuất

Giếng khoan là giải pháp phổ biến để cấp nước cho dân cư ở nông thôn, được thi công với công nghệ đơn giản. Có hai loại giếng khoan: giếng khoan nông và giếng khoan sâu.

Giếng khoan nông có độ sâu từ 30m đến 80m, nước ngầm được khai thác ở tầng chứa nước Plestoxen, thích hợp với địa chất, thuỷ văn của 3 huyện Châu Thành, Cai Lậy, Cái Bè và phần phía Tây sông Bảo Định thành phố Mỹ Tho, tuy nhiên có thể khoan sâu hơn nếu có nhu cầu

Giếng khoan sâu có độ sâu từ 230m đến 480m, nước ngầm được khai thác ở tầng chứa nước Plioxen và Mioxen, phù hợp với địa chất thuỷ văn của huyện Chợ Gạo, một số xã của huyện Gò Công Đông, huyện Tân Phước, phần phía Đông sông Bảo Định.

3.3.1.1. Qui trình khoan giếng

Khảo sát điểm khoan bảo đảm tính cộng đồng cho nhiều người sử dụng. - Thiết kế giếng khoan và lập dự toán.

Khoan giếng được tiến hành bằng giàn khoan máy có cải tiến kỹ thuật phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng. Trong quá trình khoan, có sử dụng dung dịch sét Bentonit giúp gia cố chống sụp thành lỗ khoan. Tuỳ theo địa chất và thuỷ văn của từng vùng mà sử dụng dung dịch này với những thông số cho phù hợp. Qua đó góp phần làm giảm các sự cố xảy ra trong quá trình thi công giếng.

- Lắp đường ống dẫn nước. - Lắp bơm.

- Lấy mẫu nước xét nghiệm.

Nếu nước đạt tiêu chuẩn qui định (Cl-<600 mg/l, Fe2+< 2 mg/l,…) thì giếng được đưa vào khai thác. Tuy nhiên trong trường hợp nước không đạt tiêu chuẩn thì tiến hành xử lý giếng.

Nước ngầm được khai thác ở tầng Plioxen và Mioxen có trữ lượng dồi dào và chất lượng tốt, còn nước ngầm được khai thác ở tầng chứa Pleistoxen thì lượng sắt tồn tại trong nước tương đối nhưng nhìn chung tốt hơn ở các tầng khác nên có thể đưa vào sử dụng sau khi tiến hành xử lý sắt. Việc xử lý những giếng có lượng sắt lớn hơn 2 mg/l được thực hiện cụ thể sau.

- Đối với những giếng có hàm lượng sắt nhị (Fe2+từ 2 - 4 mg/l thì công ty hướng dẫn cho người dân lắng lọc theo kiểu gia đình bằng cách làm thoáng lượng sắt sẽ giảm còn 0,2 - 0,4 mg/l

- Nếu hàm lượng sắt nhị dao động từ 4-10 mg/l áp dụng xây bể lọc sắt kiểu Finida cải tiến với một ngăn lọc, hàm lượng sau khi lọc giảm còn 0,4 - 0,8 mg/l.

- Nếu hàm lượng sắt trong nước khá cao từ 10-15mg/l thì sử dụng bể lọc với hai ngăn lọc, hàm lượng sắt giảm còn 0,5 - 0,8 mg/l.

3.3.1.2. Hệ thống dẫn nước tập trung (Trạm cấp nước)

Việc đầu tư và xây dựng các trạm cấp nước cũng là một giải pháp phổ biến trong việc đưa nước sạch đến với dân cư nông thôn.

Đến nay công ty đã quản lý 58 trạm cấp nước, trong đó có 37 trạm chính thức đi vào hoạt động, phân bố ở các khu vực nông thôn trong tỉnh, bình quân mỗi trạm cấp nước phục vụ 4000 dân, hạng mục mỗi trạm cấp nước gồm có: 2 giếng khoan tầng sâu và hệ thống bơm, 1 nhà quản lý và hàng rào bảo vệ, 1 đài

nước và hệ thống đường ống chuyển tải đến từng cụm dân cư, có mở rộng đến từng hộ gia đình.

Các công việc của trạm cấp nước là: Lắp đồng hồ, thay đồng hồ, lắp đặt đường ống chuyển tải, sửa chữa đường ống…

3.3.2. Tổ chức sản xuất

3.3.2.1. Hệ thống giếng khoan

Hệ thống giếng khoan được phòng kế hoạch - kỹ thuật phụ trách lập kế

Một phần của tài liệu Luận văn: Phân tích hiệu quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty khai thác và cấp nước sinh hoạt nông thôn Tiền Giang docx (Trang 25 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)