4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn
3.4.3. Phương hướng phát triển
Từ những kết quả đạt được trong năm 2008, với những thuận lợi và khó khăn còn tồn tại, hướng hoạt động trong thời gian tới của công ty là:
Đảm bảo chất lượng nước và áp dụng tiến bộ kỹ thuật hỗ trợ giúp cho chất lượng nước tốt hơn hiện giờ. Cố gắng lắp đặt thêm nhiều trạm giúp cho hầu hết các hộ nông dân ở vùng sâu sẽ có nước sạch để dùng.
Quy hoạch và cập nhật quy hoạch khai thác, cấp nước sinh hoạt nông thôn cho từng huyện để nắm bắt rõ nguồn tài nguyên nước, chất lượng nguồn nước ngầm, đảm bảo phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất cho người dân và đảm bảo vệ sinh môi trường.
Trong vòng 2 năm 2009 và 2010 công ty sẽ tập trung đầu tư nâng cấp các trạm xuống cấp và đảm bảo chất lượng nước ngay tại đầu nguồn đạt tiêu chuẩn qui định nhằm nâng chất lượng nước đến năm 2010 như mục tiêu đề ra.
Bên cạnh những hiệu quả xã hội được hoàn thành thì công ty sẽ cố gắng đạt hiệu quả kinh tế tương đối ít ra cũng hòa vốn, hạn chế lỗ vốn trong năm 2009.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin - giáo dục - truyền thông để vận động người dân sử dụng và bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường.
Không ngừng chăm lo đời sống vật chất cũng như tinh thần của cán bộ công nhân viên của công ty ngày càng tốt hơn.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
4.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM TỪ 2006 – 2008
4.1.1. Phân tích chung hoạt động kinh doanh thông qua bảng báo cáo kếtquả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm (2006 - 2008) quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm (2006 - 2008)
Báo cáo kết quả kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tình hình và kết quả kinh doanh của đơn vị qua một kỳ kế toán. Nó phản ánh toàn bộ phần giá trị về sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đơn vị đã thực hiện được trong kỳ và phần chi phí tương xứng tạo ra để tạo nên kết quả đó. Kết quả kinh doanh của đơn vị là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh chịu sự tác động của nhiều nhân tố.
Căn cứ vào số liệu của Công ty Khai Thác và Cấp Nước Sinh Hoạt Nông Thôn Tiền Giang, lập bảng 1: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh như sau:
Thông qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2006 đến năm 2008, ta thấy doanh thu của công ty vào năm 2007 tăng hơn so với năm 2006 với là 3.765 triệu đồng, về số tương đối là 24,67%. Nhưng sang năm 2008 doanh thu của đơn vị giảm xuống 1,48%, về số tuyệt đối cuối năm giảm 282 triệu đồng. Đây là kết quả không khả quan cho đơn vị vì sản lượng nước được cung cấp qua mỗi năm đều tăng, cụ thể vào năm 2006 số trạm cấp nước chính thức hoạt động là 37 trạm, năm 2007 công ty xây lắp và đưa vào vận hành thêm 6 trạm, nâng số trạm cấp nước lên 43 trạm cho đến hiện nay công ty có 58 trạm. Nhưng do lạm phát vừa qua làm chí phí vật giá biến động tăng nhưng giá nước vẫn cố định từ năm 1996 đến nay vẫn chưa được điều chỉnh tăng. Giá bán theo qui định chỉ dao động từ 2.500 – 4.500 đồng/m3 nên công ty kinh doanh lợi nhuận cuối năm đem về không cao, hoặc hoà vốn thậm chí năm 2008 công ty lỗ 2.281 triệu đồng.
Bảng 1: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG 3 NĂM 2006-2008
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng kế toán - tài vụ)
Nếu xét về % quy mô chung, dựa vào chỉ tiêu doanh thu thuần để so sánh với các chỉ tiêu còn lại. Chỉ tiêu doanh thu thuần lại là tổng hợp của hai chỉ tiêu giá vốn hàng bán và lợi nhuận gộp. Do đó, giá vốn hàng bán càng cao thì lợi nhuận gộp càng thấp và ngược lại, giá vốn hàng bán càng thấp thì lợi nhuận gộp càng cao. Trong 3 năm vừa qua, năm 2006 tỷ trọng giá vốn hàng bán chiếm 76,92% doanh thu thuần, năm 2007 là 77,53% và đến năm 2008 chiếm đến 86,19% doanh thu thuần. Vì tỷ trọng giá vốn hàng bán chiếm khá cao nên làm cho lợi nhuận gộp chiếm tỷ trọng thấp. Riêng các chi phí còn lại như chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khác, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp…chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với doanh thu thuần và giảm với tỷ lệ thấp qua các năm. Riêng năm 2008 chi phí tài chính tăng lên 1.052 triệu đồng so với năm 2007 và thuế thu nhập doanh nghiệp vì công ty bị lỗ nên không chi phần thuế.
Năm Chênh lệch
2007/2006 2008/2007
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số
tiền % Số tiền %
Doanh thu thuần 15.260 19.025 18.743 3.765 24,67 -282 -1,48
Giá vốn hàng bán 11.738 14.750 16.154 3.012 25,66 1.404 9,52
Lợi nhuận gộp 3.522 4.274 2.589 752 21,35 -1.685 -39,42
Lợi nhuận thuần 213 126 -2.331 -87 -40,85 -2.457 -1.950,00
Thu nhập khác 53 26 52 -27 -50,94 26 100,00
Chi phí tài chính 2.293 2.267 3.318 -26 -1,13 1.051 46,36
Chi phí quản lý 1.198 1.903 1.618 705 58,85 -285 -14,98
Chi phí khác 2 79 1 77 3,850,00 -78 -98,73
Lợi nhuận trước thuế 264 73 -2.281 -191 -72,35 -2.354 -3.224,66
Thuế 74 20 - -54 -72,97 - -
Xem xét mối quan hệ giữa giá vốn hàng bán và doanh thu cho thấy tốc độ tăng của giá vốn hàng bán nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu. Cụ thể năm 2007 doanh thu tăng 24,67% so với 2006, nhưng giá vốn hàng bán tăng cao hơn tốc độ tăng của doanh thu 1%, năm 2008 giá vốn hàng bán tăng 9,52% nhưng doanh thu giảm 1,48% so với năm 2007. Tuy công ty cố gắng tiết kiệm chi phí để hạn chế sự tăng nhanh của giá vốn trong khi giá bán vẫn còn trong thời gian chờ điều chỉnh tăng. Chi phí tài chính năm 2007 giảm 1,15% so với năm 2006 khoảng chi phí này đơn vị đã phân phối chi tiêu tương đối hợp lý và năm 2008 phần chi phí này tăng lên 1.052 triệu đồng tương đương với 46,39% so với năm 2007, việc tăng chi phí này là do tình hình chung của nền kinh tế.
Công ty không bán hàng trực tiếp nên không hạch toán chi phí bán hàng. Chi phí khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong phần tổng chi phí của công ty, riêng năm 2007 chi phí này cao hơn năm 2006 với số tuyệt đối 77 triệu đồng và cao hơn năm 2008 là 78 triệu đồng lí do vào năm 2008 công ty xây lắp và đưa vào sử dụng 15 trạm cấp nước chiếm 25,86% số lượng trạm được xây dựng từ 10 năm qua nên phần chi phí này tăng vượt bậc so với các năm trước đó. Trong tất cả các chi phí thì công ty kiểm soát tốt chi phí quản lý doanh nghiệp, trong 3 năm qua khoản chi này bình ổn không biến động nhiều như các khoản chi tiêu khác. Có được kết quả này do chủ trương tiết kiệm chi phí của ban lãnh đạo công ty nhằm mục đích tiết kiệm.
Lợi nhuận của đơn vị tạo ra trong kỳ là tổng hợp của các hoạt động chính sau: hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động thu nhập khác. Lợi nhuận thuần từ hoat động kinh doanh của năm 2007 thấp hơn năm 2006 là 40,85% và năm 2008 thấp hơn 2007 là 1.950%, qua số liệu cho thấy tình hình kinh doanh của công ty không có lãi vì nguyên nhân chính là do chi phí tăng nhưng giá nước vẫn ổn định. Trong đó, lợi nhuận từ hoạt động thu nhập khác chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ và ít thay đổi qua các năm. Công ty thu được lợi nhuận chủ yếu từ hoạt động kinh doanh mang lại. Tuy nhiên, hoạt động tài chính và hoạt động khác cũng góp phần vào tổng lợi nhuận.
4.1.2. Phân tích khái quát tình hình tài chính thông qua Bảng cân đốikế toán qua 3 năm (2006 - 2008) kế toán qua 3 năm (2006 - 2008)
Bảng 2: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng kế toán-đầu tư)
Tài sản có Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
A. Tài sản lưu động 6.681 7.465 10.502
Tiền mặt 298 166 1.567
Khoản đầu tư NH 0 0 1.500
Khoản phải thu NH 2.962 2.667 3.492
Hàng tồn kho 2.848 4.022 3.227
TSLĐ khác 573 610 716
B. Tài sản cố định 42.274 41.810 44.810
Khoản phải thu DH 0 0 0
Tài sản cố định 42.274 41.810 44.335 Bất động sản ĐT 0 0 0 Tổng tài sản có 48.955 49.275 54.837 Nợ và vốn chủ sở hữu A. Nợ phải trả 30.718 25.442 22.400 Nợ ngắn hạn 9.407 5.271 4.124 Nợ dài hạn 21.311 20.171 18.276 B. Vốn chủ sở hữu 18.237 23.833 32.437 Vốn chủ sở hữu 18.068 23.745 32.447 Quỹ khác 169 88 -10 Tổng nợ và vốn cổ phần 48.955 49.275 54.837
Để thấy được một cách đầy đủ thực trạng tài chính của đơn vị, chúng ta cần phải đi sâu vào xem xét sự phân bổ về tỷ trọng của tài sản, nguồn vốn cũng như sự biến động của từng khoản mục trong Bảng cân đối kế toán để đánh giá sự phân bổ tài sản, nguồn vốn có hợp lý hay không và xu hướng biến động của nó như thế nào. Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp mà sự phân bổ tỷ trọng của từng loại tài sản, nguồn vốn trong tổng số tài sản là cao hay thấp. Đối với doanh nghiệp sản xuất thì tỷ trọng tài sản cố định trong tổng số tài sản là cao.
4.1.2.1. Phần tài sản
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Hình 3: CƠ CẤU TÀI SẢN (2006-2008)
Phần tài sản lưu động chiếm tỷ lệ ít trong tổng tài sản nhưng có nhiều biến động lên xuống. Lượng tiền mặt trong năm 2006 là 298 triệu đồng sang năm 2007 chỉ còn 166 triệu đồng giảm xuống 55,83% so với năm trước, nhưng sang năm 2008 lượng tiền mặt lại bất ngờ tăng lên 1.567 triệu đồng tương đương với 943,14% so với năm 2007. Trong hình 3: Cơ cấu tài sản ở trên vào 2 năm 2006 và 2007 tỷ lệ tiền mặt chỉ chiếm 0% nhưng sang năm 2008 tỷ lệ này được nâng lên 3%. Lý do của sự tăng giảm này là do công ty phải rút tiền mặt chi cho công tác khoan và xây dựng các đài nước thuộc 15 trạm được xây dựng mới trong năm 2008. Hàng tồn kho chiếm đa phần trong tài sản lưu động, vào năm 2006 hàng tồn kho chiếm 42,63%, năm 2007 chiếm 53,88% và năm 2008 hàng tồn kho chiếm 30,73% tài sản lưu động. Công ty có một lượng thành phẩm tồn kho cao như vậy là do công ty đưa vào hoạt động hàng loạt trạm cấp nước nên kéo theo
5% 8% 1% 86% 0% 0% 1% 6% 6% 86% 0% 1% 3% 3% 6% 6% 1% 81% Tiền mặt Khoản đầu tư NH Khoản phải thu NH Hàng tồn kho TSLĐ khác Tài sản cố định
các mặt hàng như đồng hồ nước, ống nhựa, vòi nước,… công ty cần phải lưu trữ ở kho để đảm bảo cung ứng cho khách hàng khi cần thiết. Vì tình hình vốn của công ty không có nên công ty không tham gia đầu tư bất động sản và đầu tư dài hạn khác. Tỷ lệ % tài sản cố định chiếm trong tổng tài sản được thể hiện như sau: năm 2006 tài sản cố định chiếm 86,35% so với tổng tài sản, tương tự tỷ lệ này là 83,94% vào năm 2007 và 81,71% năm 2008. Tài sản cố định biến động qua các năm tăng giảm như sau: năm 2007 giảm 464 triệu đồng (tỷ lệ giảm là 1,09%) so với năm 2006, năm 2008 tăng 2.525 triệu đồng (tỷ lệ tăng là 6,04%). Vì là công ty tham gia sản xuất nên tỷ lệ tài sản cố định chiếm tỷ trọng cao. Qua số liệu cho thấy, công ty đã chú trọng việc mở rộng quy mô bằng cách đầu tư thêm máy móc thiết bị xây dựng thêm trạm cấp nước song song với việc đầu tư xây dựng cơ bản như xây dựng thêm bãi giữ xe, kho chứa nguyên vật liệu…
Thực tế, để phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, trang bị tài sản cố định hiện tại của công ty, tỷ trọng tài sản cố định đơn vị đang quản lý sử dụng so với toàn bộ tài sản thì ta phải xem xét “Tỷ suất đầu tư tài sản cố định”. Mặt khác, để thấy được tỷ lệ về vốn chủ sở hữu dùng để trang bị cho tài sản cố định ta xem xét “Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định”.
Tỷ suất đầu tư tài sản cố định và Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định của công ty qua 3 năm như sau:
Bảng 3: TỶ SUẤT ĐẦU TƯ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ TỶ SUẤT TỰ TÀI TRỢ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH (2006 – 2008)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
A. Tài sản cố định 42.274 41.810 44.810
B. Vốn chủ sở hữu 18.237 23.833 32.437
C. Tổng tài sản 48.955 49.275 54.837
1. Tỷ suất đầu tư tài
sản cố định(A/C) (lần) 0,86 0,85 0,82
2. Tỷ suất tự tài trợ tài
sản cố định(B/A) (lần) 0,43 0,57 0,72
Tỷ suất đầu tư tài sản cố định qua 3 năm giảm, năm 2007 so với năm 2006 giảm 0,01 lần, năm 2008 so với năm 2007 chỉ giảm 0,03 lần. Điều này cho thấy, sau mỗi năm công ty đều quan tâm mở rộng đến việc đầu tư tài sản cố định ,công ty chưa đổi mới máy móc thiết bị nhưng chỉ bảo trì sửa chữa những trạm cấp nước cũ và đầu tư mở rộng thêm các trạm mới theo kế hoạch của công ty.
Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định của cả 3 năm đều nhỏ hơn 1, trong đó năm 2008 thì khả quan hơn năm 2006 và 2007. Điều đó cho thấy khả năng tài chính của công ty là chưa vững vàng. Công ty phải dùng nguồn vốn vay để xây dựng mới, mua sắm tài sản cố định; trong khi đó, tài sản cố định thể hiện năng lực sản xuất kinh doanh lâu dài nên không thể thu hồi nhanh chóng được.
4.1.2.2. Phần nguồn vốn
Nợ phải trả của công ty qua các năm giảm xuống, năm 2007 giảm 5.276 triệu đồng (tỷ lệ giảm 17,18%) so với năm 2006, năm 2008 giảm 3.041 triệu đồng (tỷ lệ giảm 11,95%) so với năm 2007. Trong đó có sự giảm xuống của cả hai phần nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Nợ ngắn hạn năm 2007 giảm 4.136 triệu đồng (tỷ lệ giảm 43,96%) so với năm 2006, năm 2008 giảm 1.147 triệu đồng (tỷ lệ giảm 21,76%) và phần nợ dài hạn cũng đồng thời giảm như sau: năm 2007 giảm 1.140 triệu đồng (tỷ lệ giảm 5,35%), năm 2008 giảm 1.895 triệu đồng (tỷ lệ giảm 9,39%). Công ty Khai Thác và Cấp Nước Sinh Hoạt Nông Thôn Tiền Giang hoạt động từ các ngồn vốn sau: hàng năm có sự hỗ trợ một phần kinh phí của Chương trình mục tiêu Quốc gia Cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn, kinh phí đó để xây dựng cơ sở hạ tầng cho các trạm cấp nước bao gồm phần khai thác đầu nguồn như khoan giếng, xây đài nước, máy bơm trị giá khoảng 30-40% suất đầu tư, phần còn lại do công ty vay vốn kinh doanh từ Ngân Hàng Đầu Tư chi nhánh Tiền Giang, Ngân Hàng Công Thương chi nhánh Tiền Giang để hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua đó cho ta thấy công ty chưa chủ động được nguồn vốn còn lệ thuộc vào nguồn vốn phân bổ của cấp trên.
Vốn chủ sở hữu tăng lên đáng kể năm 2007 tăng 5.677 triệu đồng (tỷ lệ tăng 31,13%) năm 2008 tăng 8.604 triệu đồng (tỷ lệ tăng 36,10%). Trong năm 2006 đến năm 2008 quỹ đầu tư phát triển của công ty không tăng cũng không giảm, quỹ dự phòng tài chính năm 2007 bằng với năm 2008. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản tăng qua các năm, năm 2007 cao hơn năm 2006 là 5.795 triệu
đồng (tỷ lệ tăng 68,70%), năm 2008 cao hơn 2007 là 4.982 triệu đồng (tỷ lệ tăng 35,02%). Lý do trích đầu tư xây dựng mới các trạm. Lợi nhuận sau thuế của công