Nhóm chỉ tiêu thanh toán

Một phần của tài liệu Luận văn: Phân tích hiệu quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty khai thác và cấp nước sinh hoạt nông thôn Tiền Giang docx (Trang 66 - 79)

4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn

4.5.1. Nhóm chỉ tiêu thanh toán

Bảng 10: CÁC CHỈ TIÊU THANH TOÁN

ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 (1) Tài sản lưu động 6.681 7.465 10.502 (2) Nợ ngắn hạn 9.407 5.271 4.124 (3) Hàng tồn kho 2.848 4.022 3.227 Tỷ số lưu động (CR) (1)/(2) (lần) 0,71 1,42 2,55

Tỷ số thanh toán nhanh (QR) (1-3)/(2)(lần) 0,41 0,65 1,76

(Nguồn: Phòng kế toán-tài vụ)

4.5.1.1.Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn

Trong bảng Các chỉ tiêu thanh toán ta thấy tỷ số CR của năm 2006 là 0,71<1 điều này thể hiện vào năm này công ty hoạt có hiệu quả. Nhưng chỉ số CR ở năm 2007 là 1,42 và 2008 là 2,55 cả 2 năm đều có chỉ số lớn hơn 1 và tăng nhiều từ đó cho thấy công ty hoạt động chưa đạt hiệu quả kinh tế. Hai năm 2007

và 2008 do chi phí tăng cao theo xu thế của thị trường nhưng giá bán sản phẩm của công ty không được tăng theo xu thế đó nên xảy ra tình hình lỗ vốn trong năm qua.

4.5.1.2. Hệ số thanh toán nhanh (QR)

Tỷ lệ thanh toán nhanh cho thấy khả năng thanh toán nhanh nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động của công ty trong trường hợp kém nhất. Qua kết quả trên bảng ta thấy tỷ lệ thanh toán nhanh tăng, nhưng không cao so với hệ số thanh toán nợ ngắn hạn. Chỉ có năm 2008 công ty có thể thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản của mình.

Năm 2008, tiền mặt tăng 192 triệu đồng và các khoản phải thu của khách hàng cũng tăng từ 2.880 triệu đồng ở năm 2007 lên 3.682 triệu đồng ở năm 2008 nhưng lúc đó nợ ngắn hạn của năm 2008 giảm xuống 1.147 triệu đồng. Mà công thức tính QR = 1,76 > 1 đều này cho thấy công ty có khả năng thanh toán nhanh ở năm 2008. Trong khi ở 2 năm trước thì khả năng thanh toán nhanh của công ty không tốt vì lượng tiền mặt và khoản phải thu của khách hàng thấp trong khi nợ ngắn hạn lại cao hơn nhiều điều đó cho thấy QR ở năm 2006 và 2007 nhỏ hơn 1. Lúc này thật đáng lo cho công ty trong việc thanh toán nợ nhưng sang kỳ 2008 công ty đã khắc phục được tình trạng này.

4.5.2. Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời

Bảng 11: BẢNG CHỈ TIÊU SINH LỜI

ĐVT: Triệu đồng

Năm

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

Lợi nhuận sau thuế 190 53 -2.281

Doanh thu thuần 15.260 19.025 18.743

Vốn chủ sở hữu 18.237 23.833 32.437

Tổng tài sản 48.955 49.275 54.837

Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu (ROS)(%) 1,24 0,28 (12,17)

Tỷ suất lợi nhuận/vốn (ROE)(%) 1,04 0,22 (7,03)

Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản (ROA)(%) 0,39 0,11 (4,16)

4.5.2.1. Tỷ suất lợi nhuận /doanh thu (ROS)

Qua số liệu trên bảng 6 ta thấy tỷ suất lợi nhuận của công ty 3 năm có xu hướng giảm. Trong khi doanh thu hàng năm tương đối đồng đều nhưng lợi nhuận không đều, lợi nhuận giảm nhanh. Năm 2006 doanh thu cao hơn lợi nhuận 80,39 lần, năm 2007 doanh thu cao hơn lợi nhuận tới 362,37 lần, và năm 2008 doanh thu giảm 1,48% so với năm 2007 và lợi nhuận năm này giảm 2.281 triệu đồng.

Năm 2006 ta có hệ số lãi ròng là 1,24% tức là cứ 1 đồng doanh thu sẽ tạo ra được 1,24 đồng lợi nhuận, năm 2007 thì tỷ số ROS giảm xuống chỉ còn 0,28% tức là 1 đồng doanh thu chỉ tạo ra được 0,24 đồng lợi nhuận. Chỉ số này giảm là điều không tốt cho công ty nhưng sang năm 2008 chỉ số này giảm 12,17% vậy cứ 1 đồng doanh thu công ty.

Qua 3 năm hoạt động thì công ty đã cố gắng rất nhiều trong việc kiểm soát những khoản chi phí như: chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác. Để có được những khoản chi phí như vậy thì công ty đã tổ chức hệ thống quản lý chi phí chặt chẽ. Tuy nhiên, do tình hình biến động giá cả trên thị trường nên công ty chưa thể kiểm soát toàn diện được. Giá cả tiếp tục tăng qua các năm, công ty phải chịu khoản chi phí ngày càng tăng của giá vốn hàng bán. Thêm vào đó, chi phí hoạt động tài chính mỗi năm công ty phải trả càng cao; bởi vì, công ty hoạt động đa phần bằng nguồn vốn vay, công ty phải chịu một khoản lãi vay hàng năm rất lớn. Những nguyên nhân trên góp phần làm cho tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm xuống đáng kể.

Tóm lại, theo dõi qua 3 năm, nguyên nhân chính làm giảm tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là do giá vốn hàng bán quá cao. Nếu giá vốn hàng bán giảm xuống thì lãi ròng sẽ tăng lên rất nhiều. Vì vậy, để nâng cao lợi nhuận hơn nữa trong những năm sau, công ty nên có những biện pháp kinh doanh thích hợp nhằm hạn chế giá vốn hàng bán, giúp công ty hoạt động có hiệu quả hơn.

4.5.2.2. Tỷ suất lợi nhuận /vốn chủ sở hữu (ROE)

Từ số liệu trên cho thấy, tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh năm 2006 cao nhất chỉ là 1,04%; còn năm 2008 thấp nhất là (7,03)%. Điều này nói lên rằng, trong 3 năm công ty đã sử dụng vốn kinh doanh của mình chưa có hiệu quả.

Chúng ta thấy xu hướng của vốn chủ sở hữu ngày càng giảm xuống, năm 2007 so với năm 2006 giảm 7,88%; năm 2008 so với năm 2007 giảm 3.295,45%.

Qua 3 năm, tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu tăng cao hơn tốc độ tăng của lợi nhuận. Lý do là vì, giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng tăng, đặc biệt là giá vốn hàng bán tăng cao nên lợi nhuận sau thuế bị ảnh hưởng và tăng chậm. Điều đó đã làm giảm tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.

Ngoài ra, một nguyên nhân khác nữa vì công ty là doanh nghiệp nhà nước với nguồn vốn kinh doanh chưa nhiều, công ty phải dùng nguồn vốn vay từ ngân hàng. Trong tổng vốn của công ty qua 3 năm thì vốn chiếm dụng chiếm một tỷ trọng khá lớn nên có thể nói rằng lợi nhuận ròng tạo ra được là từ vốn chiếm dụng của công ty.

Nhìn chung, công ty cần lưu ý quan tâm đến tỷ suất này nhiều hơn. Bởi vì, với xu hướng chung là luôn giảm như thế thì khả năng kêu gọi đầu tư, liên doanh liên kết sẽ thấp. Chỉ số này biểu thị khả năng đạt được mức doanh lợi trên mức đầu tư vào công ty và ngược lại công ty cũng yên tâm về hiệu quả đầu tư của mình.

Nguyên nhân là do tốc độ tăng của vốn kinh doanh nhanh hơn tốc độ tăng của lợi nhuận. Vốn kinh doanh tăng là nhờ ngân sách nhà nước cấp đầu tư vào công trình Ngọt hóa Gò Công và các công trình cấp nước ở các xã khu vực vùng ven biển.. Nguồn vốn kinh doanh qua các năm luôn được bổ sung như vậy nhưng công ty đã chưa phát huy hết hiệu quả của nó là vì kết quả thu được sau một kỳ kinh doanh vẫn chưa gia tăng đáng kể.

Nhìn chung, công ty đã có sự cố gắng rất nhiều trong việc sử dụng và quản lý vốn kinh doanh của mình. Tuy nhiên, hiệu quả thu được chưa tốt, công ty cần phải chủ động nguồn vốn hơn trong những chu kỳ kinh doanh kế tiếp. Mặc dù công ty chưa đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng vốn kinh doanh nhưng mức doanh thu thu được từ 1 đồng vốn kinh doanh như thế nào sẽ được đề cập đến ở chỉ tiêu sức sản xuất của 1 đồng vốn.

4.5.2.3. Tỷ suất lợi nhuận / tổng tài sản (ROA)

Thông qua bảng nhóm các chỉ tiêu sinh lời ta thấy, so với năm 2006 thì 2 năm 2007 và 2008, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản của công ty giảm rất nhiều hay

khả năng sinh lợi của vốn đầu tư càng thấp. Nguyên nhân là do tổng tài sản gia tăng qua các năm: năm 2007 so với năm 2006 tăng 320 triệu đồng (tỷ lệ tăng 0,65%), năm 2008 so với năm 2007 tăng 5.562 triệu đồng (tỷ lệ tăng 11,29%). Tuy nhiên, lợi nhuận ròng qua các năm 2007 và 2008 giảm xuống nhiều so với năm 2006. Vì vậy, tỷ suất lợi nhuận qua các năm giảm đáng kể, chỉ tiêu suất sinh lời của tài sản còn quá nhỏ cho thấy công ty chưa có sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản chưa hợp lý.

Giai đoạn 2006 - 2008, năm 2006 biểu hiện khả năng sinh lời của tài sản tương đối hơn so vơi 2 năm còn lại, cho thấy việc sử dụng tài sản ở năm 2006 có hiệu quả hơn. Hai năm tiếp theo, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản giảm, biểu hiện khả năng sinh lời giảm. Nguyên nhân là do công ty sử dụng nguồn vốn lưu động mua sắm tài sản cố định, xây dựng nhà kho... chuẩn bị đưa vào hoạt động các trạm bơm mới. Trong giai đoạn này, công ty đang chú trọng mở rộng quy mô, xây dựng mới nhiều công trình nên chưa phát huy hiệu quả sử dụng tài sản và chưa tạo nhiều lợi nhuận cho công ty.

Nhìn chung, qua 3 năm thì công ty hoạt động có nhiều giảm sút. Công ty nên đặc biệt lưu ý đến sự gia tăng của giá vốn hàng bán – nguyên nhân chính tác động làm lợi nhuận chưa tăng cao.

4.5.3. Nhóm chỉ tiêu sử dụng vốn

4.5.3.1. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Để xác định tốc độ luân chuyển của vốn lưu động ta sử dụng các chỉ tiêu: vòng quay vốn lưu động, số ngày của một vòng luân chuyển. Vòng quay vốn lưu động bằng doanh thu/vốn lưu động. Sau đây là bảng thể hiện số ngày của 1 vòng luân chuyển được tính dựa vào bảng hiệu quả sử dụng vốn

Bảng 12: SỐ NGÀY CỦA 1 VÒNG LUÂN CHUYỂN

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Số ngày trong kỳ ngày 360 360 360

Vòng quay vốn lưu động vòng -5,60 8,67 2,94

Số ngày của 1 vòng luân chuyển ngày -64 42 122

Bảng 13: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN

ĐVT: Triệu đồng

Năm

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

Doanh thu thuần 15.260 19.025 18.743

Vốn lưu động -2.726 2.194 6.377

Vốn cố định 51.681 47.081 48.460

Tổng tài sản 48.955 49.275 54.837

Vốn chủ sở hữu 18.237 23.833 32.437

Doanh thu/Vốn lưu động (lần) -5,60 8,67 2,94

Doanh thu/Vốn cố định (lần) 0,30 0,40 0,39

Doanh thu/Tổng tài sản (lần) 0,31 0,39 0,34

Doanh thu/Vốn chủ sở hữu (lần) 0,84 0,80 0,58

(Nguồn: Phòng kế toán-tài vụ)

Qua phân tích bảng 10 trên cho thấy, tốc độ luân chuyển của vốn lưu động có sự biến động tăng giảm khác nhau qua các năm, vốn lưu động của năm 2006 là con số (2.726) vì tài sản lưu động của năm này thấp hơn nợ ngắn và từ đó kéo theo số vòng quay vốn lưu động bị âm. Nhưng sang năm 2007 nợ ngắn hạn giảm xuống 44% so với năm 2006 trong khi đó tài sản lưu động tăng lên nên làm cho vốn lưu động của năm 2007 tăng 4.919 triệu đồng (tỷ lệ tăng 180,48%) so với năm 2006, từ đó làm cho vòng quay vốn lưu động của năm 2007 tăng 14.27 vòng so với năm 2006 tăng và số ngày của 1 vòng luân chuyển tăng 105,81 ngày. Qua đó cho thấy năm 2007 sử dụng vốn lưu động có hiệu quả hơn năm 2006, năm 2008 so với năm 2007 giảm 5,73 vòng hay tăng 80 ngày, vòng quay vốn lưu động giảm vì doanh thu giảm 1.48% nhưng vốn lưu động tăng 190,73%, tốc độ tăng của vốn lưu động quá nhanh từ đó dẫn đến vòng quay vốn giảm, vậy năm 2008 công ty sử dụng vốn lưu động không hiệu quả so với năm 2007. Điều này nói lên rằng công ty quản lý và sử dụng vốn lưu động chưa có hiệu quả đồng đều và chưa mang lại kết quả mong muốn. Tình hình biến động của doanh thu chỉ tăng nhẹ ở năm 2007 sau đó lại giảm xuống, nhưng tốc độ tăng của vốn lưu động tăng rất nên làm cho số vòng quay vốn lưu động xu hướng tăng giảm không ổn định qua các năm. Các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển vốn lưu động

là tình hình cung cấp, tình hình tiêu thụ sản phẩm, tiến độ sản xuất, tình hình thanh toán công nợ.

4.5.3.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định

Qua số liệu phân tích ở bảng Hiệu quả sử dụng vốn ta thấy, trong năm 2006 cứ 1 đồng vốn cố định bỏ ra thì mang lại 0,30 đồng doanh thu, năm 2007 cứ 1 đồng vốn cố định bỏ ra thì mang lại 0,4 đồng doanh thu và năm 2008 cứ 1 đồng vốn cố định bỏ ra thì mang lại 0,39 đồng doanh thu. Qua 3 năm, sức sản xuất của vốn cố định không cao tốc độ tăng giảm tương đối nhỏ không đáng kể. Nhìn chung, công ty sử dụng vốn cố định chưa đạt hiệu quả. Tỷ lệ này vẫn còn thấp, nguyên nhân là vì công ty đang mở rộng quy mô, gia tăng đầu tư tài sản bằng cách xây dựng mới các trạm cấp nước, mua sắm mới máy móc thiết bị... nên chưa phát huy hiệu quả. Vì vậy, công ty cần cố gắng nhiều hơn nữa trong những năm tới để đạt doanh thu cao hơn. Bên cạnh, công ty cần xem xét, nâng cao công suất hoạt động và phát huy hết công suất của các trạm.

4.5.3.3. Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn

Qua kết quả phân tích từ 3 kỳ kinh doanh, vòng quay toàn bộ tài sản 3 năm qua đều nhỏ hơn 1, cứ 1 đồng vốn bỏ ra mang lại 0,312 đồng ở năm 2006,và 0,386 đồng năm 2007, vào năm 2008 lợi nhuận mang lại cũng chỉ 0,342 đồng. Công ty đã rất cố gắng điều chỉnh sử dụng toàn bộ tài sản, tiền vốn hiện có của đơn vị, nhưng doanh thu hàng năm không cao nên làm cho chỉ số doanh thu / tổng tài sản thấp. Đây cũng là đều mà công ty trăn trở từ lúc thành lập đến nay, nhưng vì hiệu quả xã hội mang đến cho người dân những khối nước sạch phục phụ nhu cầu sinh hoạt thường nhật nên công ty vẫn tiếp tục hoạt động và cố gắng năm sau hoạt động tốt hơn năm trước. Bên cạnh đó công ty cần có biện pháp tăng doanh thu hơn nữa để tăng hiệu quả sử dụng vốn.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY

5.1. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN

Doanh thu của công ty chưa cao, chi phí giá vốn hàng bán còn rất cao. Nguyên nhân của giá vốn hàng bán cao là vì công tác lấy nước từ lòng đất có nhiều công đoạn. Trước tiên phải khảo sát nghiệm thu tìm những nơi có mạch nước tốt, công tác này đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm, sau khi khoan phải lọc qua nhiều giai đoạn nên chi phí cho nước sạch tương đối cao nhưng giá bán ra phải đảm bảo cho người nông dân có mức thu nhập thấp có thể sử dùng được. Vì nước không được định giá ở mức bằng với mức chi phí cơ hội của việc sử dụng nó.

Tình hình vốn hoạt động của công ty đang gặp nhiều khó khăn. Đây là khó khăn chung của hầu hết các doanh nghiệp. Công ty phải xây dựng những hạn mục cơ sở hạ tầng tốn nhiều kinh phí nhưng vốn được tài trợ cho những công trình đó không đủ nên công ty phải vay thêm, lúc này chi phí tài chính tăng lên trong khi doanh thu của công ty không nhiều.

Vấn đề cần được quan tâm của công ty cũng như của toàn ngành nước ở Tiền Giang là nguồn nhân lực. Hiện công ty còn thiếu những kỹ sư chuyên môn trong công tác khai thác để đảm bảo khai thác đúng mạch nước tốt, đảm bảo không ô nhiễm mạch nước ngầm.

Trong quản lý doanh nghiệp công ty có đội ngũ quản lý tốt nhưng chính quyền địa phương (cấp xã) ở nhiều nơi đã buông lỏng việc quản lý, bảo quản các trạm cấp nước ở địa bàn mình.

Trách nhiệm của ban quản lý trạm chưa cao do thu nhập thấp nên biết có thất thoát nhưng chậm khắc phục.

Rút ra những mặt còn hạn chế trong hoạt động kinh doanh của công ty trong quá trình phân tích, tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp khắc phục

5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNGCỦA ĐƠN VỊ CỦA ĐƠN VỊ

Muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh, bản thân các doanh nghiệp phải chủ động sáng tạo, hạn chế những khó khăn, phát triển những thuận lợi để tạo ra môi

Một phần của tài liệu Luận văn: Phân tích hiệu quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty khai thác và cấp nước sinh hoạt nông thôn Tiền Giang docx (Trang 66 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)