PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DOANH THU

Một phần của tài liệu Luận văn: Phân tích hiệu quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty khai thác và cấp nước sinh hoạt nông thôn Tiền Giang docx (Trang 50 - 79)

4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn

4.2.PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DOANH THU

4.2.1. Phân tích doanh thu theo thành phần

Doanh thu của công ty gồm doanh thu từ nhiều mặt hàng trong ngành cấp nước, sau đây là bảng tình hình doanh thu của từng mặt hàng.

Bảng 4: TÌNH HÌNH DOANH THU THEO MẶT HÀNG

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng kế toán - tài vụ)

Qua bảng số liệu ta thấy doanh thu từ việc cấp nước là chiếm phần lớn nhất sau đó là doanh thu từ hoạt động lắp đồng hồ, sau cùng khoan giếng góp phần ít nhất vào tổng doanh thu của công ty. Năm 2007 hoạt động cấp nước tăng 2.312

Năm Chênh lệch 2006/2007 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Cấp nước 11.866 14.178 14.610 2.312 19,48 432 3,07 Khoan giếng 872 1.875 1.040 1.003 115,02 -835 -44,53 Lắp đồng hồ 2.381 2.795 2.898 414 17,39 103 3,68 Bán đồng hồ 141 177 195 36 25,53 18 10,17 Tổng doanh thu 15.260 19.024 18.743 3.765 24,67 -282 -1,48

triệu đồng (tỷ lệ tăng 19,48%), doanh thu tăng như thế vì năm 2007 công ty vừ lắp đặt thêm 15 trạm cấp nước mới, cũng đồng thời với những trạm cũ và đơn vị có xây thêm nhiều trạm mới nhưng doanh thu của việc cấp nước vào năm 2008 chỉ tăng432 triệu đồng (tỷ lệ tăng3,07%) so với năm 2007, nhưng vì chi phí hoạt động năm 2008 biến động theo sự tăng vọt của giá cả ống nhựa, đồng hồ nước, tiền lương, tiền công tác phí,…đã làm tốc độ tăng của chi phí tăng cao hơn tốc tăng của doanh thu, dẫn đến công ty bị lỗ ở năm 2008. Vì tính chất cộng đồng của công ty cũng như các hợp tác xã tham gia vào sản xuất kinh doanh cấp nước Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện phương châm của Chương trình mục tiêu quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, vốn ngân sách được cấp hàng năm Tiền Giang ưu tiên đầu tư cho các vùng nghèo, vùng khó khăn về nước sạch và hỗ trợ các công trình có quy mô lớn mà vốn góp của dân không đủ. Nhà nước hỗ trợ một phần vốn cho các hộ gia đình nghèo có thu nhập thấp để giảm bớt phần kinh phí chi cho việc sử dụng nước. Những doanh nghiệp đầu tư cho công trình cho vùng nghèo sẽ được ưu tiên về thuế như: giảm thuế đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu tiên sử dụng đất.

Trong bảng doanh thu của bán đồng hồ và bán vật tư chiếm tỷ trọng rất thấp, cụ thể doanh thu của bán đồng hồ năm 2006 chỉ chiếm 0,92% trong tổng doanh thu cả năm, năm 2007 chiếm 0,093% tổng doanh thu và năm 2008 chỉ chiếm 1,04% trong tổng doanh thu năm 2008. Doanh thu của đơn vị chủ yếu từ việc cấp nước còn các việc bán các thiết bị vật tư công ty chỉ tạm thời cung cấp cho các tổ hợp tác xã hoạt động cùng ngành trong tỉnh và công ty Cấp nước đô thị khi có nhu cầu. Để thấy rõ tình hình doanh thu ta tham khảo biểu đồ sau:

Tình hình doanh thu (2006-2008) 0.00 2,000.00 4,000.00 6,000.00 8,000.00 10,000.00 12,000.00 14,000.00 16,000.00 18,000.00 20,000.00 2006 2007 2008 Năm Triệu đồng Doanh thu

Hình 4: TÌNH HÌNH DOANH THU 3 NĂM (2006-2008)

Qua biểu đồ ta thấy tổng doanh thu của công ty qua các năm đều có tăng giảm khác nhau. Năm 2007 tăng 3.765 triệu đồng (tỷ lệ tăng là 24,67%), năm 2008 giảm 282 triệu đồng (tỷ lệ giảm 1,48%). Qua sự biến động kinh tế lạm phát tăng cao vào năm 2008 nhưng công ty cố gắng tiết kiệm trong mức có thể để giảm bớt chi phí của công ty. Tuy công ty không có lãi ở năm 2008 nhưng công ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của tỉnh đặt ra, đảm bảo lượng nước cho người dân sử dụng. Ta thấy doanh thu của năm 2007 là cao nhất vì năm này có 15 trạm mới được đưa vào hoạt động. Trong năm 2008 công ty không chú trọng việc bán vật tư nên doanh thu của khoản này giảm 53,54% so với năm 2007.

4.2.2. Phân tích doanh thu theo địa bàn phân phối nước

Thực hiện Nghị quyết lần thứ VIII tỉnh Đảng bộ Tiền Giang đề ra kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006-2010 của UBND tỉnh. Trong đó để thực hiện chỉ tiêu cải thiện chất lượng cuộc sống thì việc cung cấp nước sạch phải được đặt song song với việc tăng trưởng kinh tế và tình trạng ô nhiễm môi trường. Cho đến cuối tháng 2 năm 2009 trong cộng đồng dân cư nông thôn có 89,9% người dân sử dụng nước sạch trong sinh hoạt, dự kiến đến năm 2010 phấn đấu đạt 90-95% người dân sử dụng nước sạch và đảm bảo vệ sinh môi trường. Do những chỉ tiêu của tỉnh đề ra và yêu cầu các tổ hợp tác, hợp tác xã và công ty

phải đạt được. Nên việc mở rộng thị phần cung cấp nước về các vùng nông thôn như ở các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Tân Phước, Gò Công Đông là rất cần thiết và đây cũng là thị trường rộng lớn cho công ty. Đặc biệt ở các cụm dân cư ở các xã khó khăn thuộc huyện Tân Phước, Cai Lậy, Cái Bè thuộc vùng trũng Đồng Tháp Mười, Cù lao Lợi Quan huyện Tân Phú Đông và một số xã ven biển Gò Công là những nơi thường xuyên thiếu nước sạch đặc biệt là vào tháng 3 đến tháng 5. Vào những tháng này nước mặn lấn vào sâu trong đất liền, để chủ động đối phó với nắng hạn, nước mặn và giúp các hộ dân ở vùng ven biển, vùng cù lao có nước sinh hoạt khi nắng hạn kéo dài, Tiền Giang sẽ đầu tư gần 300 triệu đồng để phát triển các tuyến ống chuyển tải nước đến gần các hộ có khả năng vào nước, nối mạng các trạm cấp nước; tổ chức lắp đặt 23 điểm cấp nước công cộng để hỗ trợ nước cho dân nghèo. Bên cạnh đó, Xí nghiệp cấp nước Gò Công thuộc Công ty cấp thoát nước và Công ty Khai thác và Cấp nước sinh hoạt nông thôn triển khai mở rộng hệ thống ống dẫn nước và nối mạng ống nước các trạm cấp nước với nhau để nâng công suất phục vụ cho khoảng 3.000 hộ dân sống rải rác ven biển và sông Cửa Tiểu ở các xã Kiểng Phước, Gia Thuận, Tân Điền, Bình Ân, Tân Thành, Tân Tây, Tân Phước, Tân Hòa và Phước Trung.

Theo Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang: Nếu khô hạn năm 2009 kéo dài, khu vực ven biển và vùng cù lao Lợi Quan, thuộc hai huyện Gò Công Đông và Tân Phú Đông (Tiền Giang) sẽ có gần 5.300 hộ dân với hơn 26.500 người bị thiếu nước sinh hoạt. Vì thế công ty đặc biệt chú trọng đến thị trường ở các xã vùng ven đảm bảo đủ nước cho người dân sử dụng vào mùa khô năm 2009. Sau đây thông qua bảng tình hình doanh thu chia theo khu vực ta sẽ thấy rõ tình hình thị trường cấp nước trong từng huyện của công ty.

Bảng 5: TÌNH HÌNH DOANH THU CHIA THEO KHU VỰC ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2007/2006 2008/2007 Thị trường 2006 2007 2008 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Cái Bè 1.684 2.161 2.119 477 28,33 -42 -1.94 Cai Lậy 2.702 3.167 3.138 465 17,21 -29 -0.92 Châu Thành 3.390 3.860 3.825 470 13,86 -35 -0.91 Mỹ Tho 621 685 656 64 10,31 -29 -4.23 Chợ Gạo 1.336 1.751 1.771 415 31,06 20 1.14 Gò Công Tây 2.547 3.295 3.383 748 29,37 88 2.67 TX Gò Công 774 789 809 15 1,94 20 2.53 Gò Công Đông 2.206 3.326 3.042 1.120 50,77 -284 -8.54 Tổng 15.260 19.024 18.743 3.774 24,73 -291 -1.53

(Nguồn: Phòng kế toán - tài vụ)

Nhìn chung sự biến động của doanh thu chia theo khu vực trong bảng ta thấy sự tăng, giảm tương đối đồng đều qua các năm. Riêng ở Gò Công Đông vào năm 2007 doanh thu tăng 1.120 triệu đồng (tỷ lệ tăng là 50,76%) so với năm 2006, đây là tỷ lệ tăng nhiều nhất giữa các vùng ở 3 năm qua. Lý do của việc tăng này là vì công ty thực hiện chương trình “Ngọt hóa Gò Công” do Ủy ban nhân dân tỉnh đề ra, nên vào năm 2007 công ty tiến hành thăm dò mạch nước ngầm ở khu vực này và tiến hành khoan giếng ở tầng sâu từ 230m đến 480m để khai thác những mạch nước ngầm đạt tiêu chuẩn cung cấp cho người dân ở đây. Nguyên nhân phải khoan giếng ở tầng sâu như thế vì tính chất thủy văn ở vùng ven biển Gò Công bị nhiễm mặn sâu vào lòng đất, do vậy chi phí cho việc lắp đặt cao nhưng được đổi lại công ty có doanh thu ở vùng này tăng lên nhiều so với năm 2006.

Thông qua bảng ta thấy doanh thu cao nhất là ở huyện Châu Thành, đứng thứ hai là huyện Cai Lậy, Gò Công Đông và 2 khu vực mà công ty có doanh thu ít nhất là Thành phố Mỹ Tho và Thị xã Gò Công. Doanh thu ở 2 khu vực Mỹ Tho và Thị xã Gò Công ít hơn khu vực khác vì đây là 2 trung tâm đô thị của tỉnh Tiền

Giang nên những nơi này sử dụng nước sinh hoạt do Công ty cấp nước đô thị là chủ yếu, chỉ có một vài khu vực vùng ven của trung tâm là sử dụng nước sinh hoạt do công ty Khai Thác và Cấp Nước Sinh Hoạt Nông Thôn cung cấp.

Công ty có lượng trạm tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn như Châu Thành, Tân Phước, Cái Bè, Cai Lậy những huyện có tỷ lệ hộ gia đình sống ở nông thôn cao và ngoài ra công ty còn cung cấp nước cho các khu công nghiệp như Tân Thuận Bình ở Chợ Gạo; Long Hưng ở thị xã Gò Công; Vàm láng, Bình Đông ở Gò Công Đông và khu công nghiệp dịch vụ nghề cá ở Tân Mỹ Chánh thành phố Mỹ Tho. Những khu công nghiệp này tiêu thụ một lượng lớn nước do công ty cấp.

4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHI PHÍ

Chi phí là cái giá phải trả để có được khoản lợi nhuận mà các nhà đầu tư kỳ vọng. Trong quá trình hoạt động thì doanh nghiệp nào cũng phải tốn một lượng lớn chi phí trước khi thu lại lợi nhuận và tùy theo loại hình kinh doanh của doanh nghiệp mà có kết cấu chi phí khác nhau. Sau đây ta sẽ thấy rõ kết cấu chi phí của công ty Khai Thác và Cấp Nước Sinh Hoạt Nông Thôn.

Bảng 6: BẢNG TÌNH HÌNH CHI PHÍ CỦA CÔNG TY

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng kế toán - tài vụ)

Đối với một đơn vị sản xuất kinh doanh thì lúc nào chi phí giá vốn hàng bán cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí. Trong năm 2006 chi phí giá vốn hàng bán chiếm 62,55%, năm 2007 chiếm 64,23% và năm 2008 chiếm 58,37% so với

Năm Chênh lệch 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Chi phí tài chính 2.293 2.267 3.318 -26 -1,13 1.051 46,36 Chi phí quản lý 1.197 1.903 1.618 706 58,98 -285 -14,98 Chi phí khác 2 79 1 77 3.850,00 -78 -98,73 Giá vốn hàng bán 11.738 14.750 16.154 3.012 25,66 1.404 9,52 Tổng 15.230 18.999 21.091 3.769 24,75 2.092 11,01

tổng chi phí của cả năm. Chi phí giá vốn hàng bán của công ty luôn chiếm cao hơn 50% tổng chi phí, tuy như thế nhưng so với các doanh nghiệp khác kinh doanh các mặt không mang tính cộng đồng như công ty thì chi phí giá vốn hàng bán của các doanh nghiệp đó rất cao chiếm tỷ lệ từ 80 đến hơn 90% trong tổng chi phí. Thông qua số liệu từ bảng trên ta thấy giá vốn hàng bán là một chi phí quan trọng quyết định đến lợi nhuận của công ty. Do vậy, công ty cần có biện pháp kiểm soát giá vốn hàng bán chặt chẽ. Trong khi đó, tỷ trọng của các chi phí còn lại như: chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính và chi phí khác chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng chi phí. Cho nên sự tăng giảm của các chi phí này sẽ không ảnh hưởng bằng sự tăng giảm của chi phí giá vốn hàng bán đối với lợi nhuận. Thông qua biểu đồ ta biết được sư biến động chi phí qua các năm như sau Giá vốn hàng bán (2006-2008) 0.00 5,000.00 10,000.00 15,000.00 20,000.00 25,000.00 30,000.00 2006 2007 2008 Năm Triệu đồng Giá vốn hàng bán Hình 5: TÌNH HÌNH GIÁ VỐN HÀNG BÁN (2006-2008)

Chi phí giá vốn hàng bán năm 2007 tăng lên 3.013 triệu đồng tỷ lệ tăng 25,66%, năm 2008 tăng lên 1.404 triệu đồng tỷ lệ tăng 9,52%. Năm 2007 tăng nhiều hơn năm 2008 vì năm này chi phí để có được lượng nước cấp cho người dân tương đối nhiều vì lắp đặt đường ống mới cho các trạm bơm mới vừa thành lập. Theo nghị định 117 năm 2007 của chính phủ về việc tăng giá nước, năm 2008 các tỉnh bắt đầu xem xét tăng giá nước nhưng gặp lạm phát nên tạm giữ giá nước cũ vì tất cả các mặt hàng sinh hoạt đều tăng mà giá nước cũng tăng theo thì (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

làm cho người dân đã khó khăn nay còn nhiều lo toan hơn, chính vì vậy giá nước vẫn chưa được quyết định tăng ở năm 2008. Thực tế giá nước những năm trước đây chỉ đủ bù cho chi phí vận hành và một phần sửa chữa nhỏ, không đủ để đầu tư mở rộng sản xuất. Điều này gây trở ngại rất lớn cho các doanh nghiệp cấp nước và cũng là lý do bị lỗ của các doanh nghiệp vì lợi nhuận thu lại không đủ bù đắp chi phí.Những lý do làm cho chi phí tăng:

+ Lương của công nhân viên của công ty tăng theo mức tăng chung của bậc lương cả nước từ 4.5 đến 5.4 và đặc biệt chi phí về đi công tác tăng, vào những tháng đầu năm 2008 giá xăng dầu tăng lên rất nhiều.

+ Vận chuyển: Song song với số lượng nước được tiêu thụ tăng thì chi phí vận chuyển lắp đặt, bảo trì cũng tăng lên. Số lần vận chuyển công cụ dụng cụ, ống nước từ kho đến các trạm với đoạn đường tương đối xa vì kho trữ công cụ dụng cụ và thiết bị cần thiết được đặt ở Mỹ Tho còn các trạm cần lắp đặt và bảo trì phân bố ở các huyện và vùng ven biển, đồng thời trong lúc đó tình hình giá cả xăng dầu chịu ảnh hưởng chung của nền kinh tế thế giới nên làm cho chi phí vận chuyển của năm 2008 tăng nhiều hơn 2 năm trước. Thời gian này công ty đã mở rộng việc cấp nước về vùng ven, vùng cù lao nên công tác đi ghi số nước và công tác thu tiền tốn nhiều ngày công hơn.

+ Công cụ dụng cụ phục vụ cho việc cấp nước: các công cụ dụng cụ như giàn khoan, máy bơm công suất lớn, đồng hồ điện, và các dụng cụ đào đất cần thiết như cuốc, xẻng,…và xe vận chuyển. năm 2006 công ty bỏ ra 41 triệu cho chi phí công cụ dụng cụ, sang năm 2007 chi phí này tăng lên 130 triệu đồng nhưng năm 2008 chỉ có 58 triệu đồng được chi cho công cụ dụng cụ. Lý do năm chi phí 2007 cao là công ty phải mua thêm giàn máy khoan để khoan mới 15 giếng ở khu vực vùng ven và cù lao Tân Thới.

+ Khấu hao: Bao gồm các khoản khấu hao cho công cụ dụng cụ phục vụ việc cấp nước, đây là khoản chi phí được trích ra để tạo kinh phí đầu tư mới cho các công cụ dụng cụ phục vụ cấp nước.

Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2007 chỉ tăng 706 triệu đồng so với năm 2006. Trong tất cả các chi phí thì công ty quản lí chi phí quản lý doanh nghiệp là tốt nhất, năm 2008 giảm 285 triệu đồng so với năm trước. Trong chi phí quản lí doanh nghiệp gồm các chi phí sau:

+ Lương: Bên cạnh những nỗ lực trong công tác cấp nước, Công ty cũng rất chú trọng đến việc nâng cao trình độ và chuyên môn cho cán bộ công nhân viên của mình. Cụ thể công ty phối hợp với các tổ hợp tác, hợp tác xã trong tỉnh tổ chức tập huấn bồi dưỡng chuyên môn công tác quản lý, vận hành bảo dưỡng, tài chính, kế toán mỗi năm 2 lần. Công ty không tuyển thêm nhân viên mà chỉ chú ý

Một phần của tài liệu Luận văn: Phân tích hiệu quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty khai thác và cấp nước sinh hoạt nông thôn Tiền Giang docx (Trang 50 - 79)