4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn
4.2.2. Phân tích doanh thu theo địa bàn phân phối nước
Thực hiện Nghị quyết lần thứ VIII tỉnh Đảng bộ Tiền Giang đề ra kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006-2010 của UBND tỉnh. Trong đó để thực hiện chỉ tiêu cải thiện chất lượng cuộc sống thì việc cung cấp nước sạch phải được đặt song song với việc tăng trưởng kinh tế và tình trạng ô nhiễm môi trường. Cho đến cuối tháng 2 năm 2009 trong cộng đồng dân cư nông thôn có 89,9% người dân sử dụng nước sạch trong sinh hoạt, dự kiến đến năm 2010 phấn đấu đạt 90-95% người dân sử dụng nước sạch và đảm bảo vệ sinh môi trường. Do những chỉ tiêu của tỉnh đề ra và yêu cầu các tổ hợp tác, hợp tác xã và công ty
phải đạt được. Nên việc mở rộng thị phần cung cấp nước về các vùng nông thôn như ở các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Tân Phước, Gò Công Đông là rất cần thiết và đây cũng là thị trường rộng lớn cho công ty. Đặc biệt ở các cụm dân cư ở các xã khó khăn thuộc huyện Tân Phước, Cai Lậy, Cái Bè thuộc vùng trũng Đồng Tháp Mười, Cù lao Lợi Quan huyện Tân Phú Đông và một số xã ven biển Gò Công là những nơi thường xuyên thiếu nước sạch đặc biệt là vào tháng 3 đến tháng 5. Vào những tháng này nước mặn lấn vào sâu trong đất liền, để chủ động đối phó với nắng hạn, nước mặn và giúp các hộ dân ở vùng ven biển, vùng cù lao có nước sinh hoạt khi nắng hạn kéo dài, Tiền Giang sẽ đầu tư gần 300 triệu đồng để phát triển các tuyến ống chuyển tải nước đến gần các hộ có khả năng vào nước, nối mạng các trạm cấp nước; tổ chức lắp đặt 23 điểm cấp nước công cộng để hỗ trợ nước cho dân nghèo. Bên cạnh đó, Xí nghiệp cấp nước Gò Công thuộc Công ty cấp thoát nước và Công ty Khai thác và Cấp nước sinh hoạt nông thôn triển khai mở rộng hệ thống ống dẫn nước và nối mạng ống nước các trạm cấp nước với nhau để nâng công suất phục vụ cho khoảng 3.000 hộ dân sống rải rác ven biển và sông Cửa Tiểu ở các xã Kiểng Phước, Gia Thuận, Tân Điền, Bình Ân, Tân Thành, Tân Tây, Tân Phước, Tân Hòa và Phước Trung.
Theo Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang: Nếu khô hạn năm 2009 kéo dài, khu vực ven biển và vùng cù lao Lợi Quan, thuộc hai huyện Gò Công Đông và Tân Phú Đông (Tiền Giang) sẽ có gần 5.300 hộ dân với hơn 26.500 người bị thiếu nước sinh hoạt. Vì thế công ty đặc biệt chú trọng đến thị trường ở các xã vùng ven đảm bảo đủ nước cho người dân sử dụng vào mùa khô năm 2009. Sau đây thông qua bảng tình hình doanh thu chia theo khu vực ta sẽ thấy rõ tình hình thị trường cấp nước trong từng huyện của công ty.
Bảng 5: TÌNH HÌNH DOANH THU CHIA THEO KHU VỰC ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2007/2006 2008/2007 Thị trường 2006 2007 2008 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Cái Bè 1.684 2.161 2.119 477 28,33 -42 -1.94 Cai Lậy 2.702 3.167 3.138 465 17,21 -29 -0.92 Châu Thành 3.390 3.860 3.825 470 13,86 -35 -0.91 Mỹ Tho 621 685 656 64 10,31 -29 -4.23 Chợ Gạo 1.336 1.751 1.771 415 31,06 20 1.14 Gò Công Tây 2.547 3.295 3.383 748 29,37 88 2.67 TX Gò Công 774 789 809 15 1,94 20 2.53 Gò Công Đông 2.206 3.326 3.042 1.120 50,77 -284 -8.54 Tổng 15.260 19.024 18.743 3.774 24,73 -291 -1.53
(Nguồn: Phòng kế toán - tài vụ)
Nhìn chung sự biến động của doanh thu chia theo khu vực trong bảng ta thấy sự tăng, giảm tương đối đồng đều qua các năm. Riêng ở Gò Công Đông vào năm 2007 doanh thu tăng 1.120 triệu đồng (tỷ lệ tăng là 50,76%) so với năm 2006, đây là tỷ lệ tăng nhiều nhất giữa các vùng ở 3 năm qua. Lý do của việc tăng này là vì công ty thực hiện chương trình “Ngọt hóa Gò Công” do Ủy ban nhân dân tỉnh đề ra, nên vào năm 2007 công ty tiến hành thăm dò mạch nước ngầm ở khu vực này và tiến hành khoan giếng ở tầng sâu từ 230m đến 480m để khai thác những mạch nước ngầm đạt tiêu chuẩn cung cấp cho người dân ở đây. Nguyên nhân phải khoan giếng ở tầng sâu như thế vì tính chất thủy văn ở vùng ven biển Gò Công bị nhiễm mặn sâu vào lòng đất, do vậy chi phí cho việc lắp đặt cao nhưng được đổi lại công ty có doanh thu ở vùng này tăng lên nhiều so với năm 2006.
Thông qua bảng ta thấy doanh thu cao nhất là ở huyện Châu Thành, đứng thứ hai là huyện Cai Lậy, Gò Công Đông và 2 khu vực mà công ty có doanh thu ít nhất là Thành phố Mỹ Tho và Thị xã Gò Công. Doanh thu ở 2 khu vực Mỹ Tho và Thị xã Gò Công ít hơn khu vực khác vì đây là 2 trung tâm đô thị của tỉnh Tiền
Giang nên những nơi này sử dụng nước sinh hoạt do Công ty cấp nước đô thị là chủ yếu, chỉ có một vài khu vực vùng ven của trung tâm là sử dụng nước sinh hoạt do công ty Khai Thác và Cấp Nước Sinh Hoạt Nông Thôn cung cấp.
Công ty có lượng trạm tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn như Châu Thành, Tân Phước, Cái Bè, Cai Lậy những huyện có tỷ lệ hộ gia đình sống ở nông thôn cao và ngoài ra công ty còn cung cấp nước cho các khu công nghiệp như Tân Thuận Bình ở Chợ Gạo; Long Hưng ở thị xã Gò Công; Vàm láng, Bình Đông ở Gò Công Đông và khu công nghiệp dịch vụ nghề cá ở Tân Mỹ Chánh thành phố Mỹ Tho. Những khu công nghiệp này tiêu thụ một lượng lớn nước do công ty cấp.