PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.2. Nguồn lực cơ bản của khách sạnDMZ Huế giai đoạn 2018 2020
2.2.1. Tình hình cơ cấu lao động của khách sạn DMZ Huế
Laođộng là một yếu tố rất quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến xác định và đanh giá nguồn nhân lực, một trong những yếu tố cơ bản của nguồn lực sản xuất. Trong khách sạn, lực lượng lao động cũng đóng vai trị to lớn vì chính họ là những người thực hiện nhiệm vụ kinh doanh khách sạn, tạo ra thu nhập cho nền kinh tế quốc dân.
Bảng 3: Tình hình cơ cấu lao động của khách sạn DMZ Huế
ĐVT: Người
CHỈ TIÊU
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 2019/2018 2020/2019 Số lượng (%) Số lượng (%) Số lượng (%) Số lượng (%) Số lượng (%) TỔNG SỐ LAO ĐỘNG 25 100 25 100 14 100 0 0 - 11 -44
I. Phân theo giới tính:
1. Nam 8 32 8 32 5 35,71 0 0 - 3 - 37,5
2. Nữ 17 68 17 68 9 64,29 0 0 - 8 - 47,06
II. Phân theo tính chất lao động:
1. Lao động trực tiếp 21 84 21 84 14 100 0 0 - 7 - 33,33
2. Lao động gián tiếp 4 16 4 16 0 0 0 0 - 4 - 100
III. Phân theo trình độ chun mơn:
1. Đại học 10 40 10 40 5 35,71 0 0 - 5 - 50
2. Cao đẳng 6 24 6 24 4 28,57 0 0 - 2 - 33,33
3. Trung cấp 7 28 7 28 0 0 0 0 - 7 - 100
4. Phổ thông 2 8 2 8 5 35,71 0 0 - 3 - 37,5
Từ số liệu ở bảng 3 ta thấy, số lao động của khách sạn qua các năm có sự biến động, nhất là năm 2019 so với năm 2020. Nghĩa là số lao động năm 2018 là 25 người đến năm 2019 vẫn 25 người. Đến năm 2020 thì có sự giảm sụt lao động do tình hình biến động của dịch Covid - 19, bão, lụt diễn ra khá phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn. Điều đó chứng tỏ có thể thấy dịch bênh, bão, lụt tác động rất lớn đối với người lao động, làm cho lao đông động mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập.
Phân theo giới tính, lao động nữ chiếm tỷ trọng cao hơn lao động nam (nữ chiếm 68%; nam chiếm 32%). Năm 2019 so với năm 2018 thì lao động nữ và lao động nam không thay đổi, đến năm 2020 thì lao động năm và nữ đều giảm. Cụ thể, năm 2020 so với năm 2019 thì lao động nam giảm 3 người (giảm 37,5 %); lao động nữ mạnh hơn lao động nam là 8 người (-47,06%). Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do ảnh hưởng của dịch Covid 19 trong năm 2020 kéo theo đó bị ảnh hưởng của bão, lụt trong những tháng 10 trở về sau. Trong khách san, lao động nam được bố trí làm việc ở các bộ phận địi hỏi sức khỏe, mang tính kỹ thuật như bảo vệ, bảo trì,v.v cịn lao động nữ tập trung nhiều ở bộ phận địi hỏi sự khéo léo, cẩn thận , tính hấp dẫn trẻ trung như lễ tân, buồng, bếp,v.v. Kiên trì, nhẫn nại, ơn hịa là ưu điểm của lao động nữ và ưu điểm này rất phù hợp với đặc tính phục vụ của khách sạn. Vì vậy, Khách sạn DMZ Huế đã chọn số lượng lao động nữa nhiều hơn số lao động nam nhằm phục vụ hoạt động của khách sạn một cách hiệu quả hơn.
Trong kinh doanh khách sạn, tỷ trọng lao động chiếm một tỷ lệ khá cao trong tổng số lao động bời vì khách sạn có nhiều loại hình dịch vụ phong phú và đa dạng, Do đó, theo tính chất lao động thì lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng cao 84% còn lao động gián tiếp chiếm 16% vào năm 2019. Tuy nhiên, số lao động gián tiếp và trực tiếp của khách sạn năm 2020 giảm đột ngột về còn 0 người tương ứng với giảm 100%. Do tính chất và đặc thù của ngành kinh doanh khách sạn là con người nên bộ phận lao động trực tiếp tập trung hầu hết ở các bộ phận lễ tân, buồng, bếp, kỹ thuật và bảo vệ. Lực lượng lao động này là những người trực tiếp thực hiện quá trình hoạt động kinh doanh cung cấp các sản phẩm cho du khách. Bộ phận lao động gián tiếp ở khách sạn thường tập trung ở bộ phận quản lý hành chính, kế tốn, kinh doanh.
Số lượng lao động của khách sạn phân theo trình độ học vấn, nhìn chung đội ngũ lao động của khách sạn có trình độ học vấn cao, tỷ lệ lao động có trình độ Đại học chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp đến là Cao đẳng, trung cấp và tỷ lệ thấp nhất là phổ thông. Cụ thể là năm 2019 nhân viên tốt nghiệp Đại học là 10 người chiếm 40%, nhân viên tốt nghiệp Cao đẳng là 6 người chiếm 24%, nhân viên tốt nghiệp Trung cấp là 7 người chiếm 28% và cuối cùng là nhân viên tốt nghiệp THPT 2 người chiếm 8%. Năm 2020 thì số lao động giảm kéo theo số lao động phân theo trình độ chun mơn cũng giảm theo. Nhân viên có trình độ Đại học là 5 người tương ứng với giảm 50%, nhân viên Cao đăng là 2 người giảm 33,33%, tiếp đếp là Trung cấp giảm 7 người tương ứng với giảm 100%, nhân viên phổ thông là 3 người tương ứng với giảm 37,5%.
Nhìn chung, cơ cấu lao động phân theo trình độ học vấn của khách sạn qua 2 năm 2018 và 2019 khơng có sự thay đổi nhưng đến năm 2020 tình hình cơ cấu lao động giảm rõ rệt và nhất là phân theo lao động phổ thông giảm 100%. Nguyên nhân xuất phát cũng là nguyên nhân khách quan khiến nhân viên của khách sạn giảm như vậy là do dịch Covid 19 đầu năm 2020 đến tháng 4/2020 và tiếp tục bùng phát đợt 2 là tháng 7/2020. Sau dịch bệnh là tình hình bão lụt của Thừa Thiên Huế và các tỉnh miền trung kéo dài nhiều ngày, làm ngập úng tất cả các vùng trong địa bàn tỉnh cũng như các tỉnh khác. Sau các biến động trên thì khách sạn đã có nhiều cố gắng trong việc tuyển dụng và bố trí lao động tương đối hợp lý, tạo nên sự phối hợp nhịp nhàng, đưa hoạt động của các bộ phận vào quỹ đạo thống nhất, đáp ứng kịp thời quy mô kinh doanh cùng tốc độ phát triển của ngành du lịch. Khách sạn vẫn luôn chú trọng đến trình độ học vấn cao nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ tại khách sạn.
Nhận xét về cơ cấu lao động trong khách sạn.
Số lao động trong khách sạn cũng khá hợp lý, cơ cấu lao động trẻ, nhiệt tình và cần cù trong cơng việc. Nhìn chung theo tiêu chuẩn của một khách sạn 2 sao mà nói thì trình độ của nhân viên như thế là chưa tương xứng, thế nên cần có một số giải pháp nhằm nâng cao trình độ của nhân viên. Nhưng so với các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn trong thành phố Huế thì khách sạn DMZ có đội ngũ lao động với trình độ
cao hơn và đây là một lợi thế của khách sạn trong cuộc chiến thương trường về chất lượng dịch vụ.
Số nhân viên được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tương đối cao, phần lớn đề tốt nghiệp từ các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên ngành nhà hàng – khách sạn nên thành thạo cơng việc có tính chun nghiệp, phục vụ khách ân cần, chu đáo.
Nhân viên thường xuyên được đào tạo các kỹ năng giao tiếp, ứng xử với khách, đào tào thêm ngoại ngữ cho nhân viên để dễ dàng trao đổi, phục vụ khách được tốt hơn, từ dó trình độ của nhân viên được nâng cao, chất lượng nguồn lực của khách sạn tốt hơn đem đến sự hài lòng cho du khách.
2.2.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn của khách sạn DMZ Huế
Hiện nay, với nền kinh tế thị trường, vốn kinh doanh đã và đang có tầm quan trọng đặc biệt trong các doanh nghiệp. Vì vốn là một yếu tố đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh, là điều kiện vật chất không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn kinh doanh là điều kiện tiền đề cho doanh nghiệp có thể thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Là một trong những tiềm năng quan trọng để doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nguồn lực hiện có và tương lai về sức lao động, nguồn cung ứng, phát triển mở rộng thị trường.
Chỉ số tài chính có tầm quan trọng khơng chỉ với nhà phân tích tài chính mà cịn có ý nghĩa với nhà đầu tư cũng như chính bản thân doanh nghiệp. Phân tích tình hình tài sản sẽ đánh giá tồn diện, tổng hợp khái quát, chi tiết hoạt động tài chính doanh nghiệp, để nhận biết, phán đốn, dự báo, để nhà quản lý đưa ra quyết định tài chính, xem xét biến động về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản. Ngồi ra cịn phải xem xét tỷ trọng từng loại tài sản chiếm trong tổng số và xu hướng biến động của chúng theo thời gian để thấy được mức độ hợp lý của việc phân bổ.
Trong những năm gần đây, khách sạn DMZ Huế đã không ngừng nỗ lực trong việc cải thiện và nâng cao nguồn vốn cho doanh nghiệp mình. Tuy nhiên trong năm 2020 tình hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nên đã gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến tài sản và nguồn vốn kinh doanh của khách sạn. Để hiểu hơn về tình hình nguồn vốn của khách sạn ta xem xét bảng sau: Bảng tình hình tài sản và nguồn vốn của khách sạn giai đoạn 2018 – 2020
Bảng 4: Tình hình tài sản và nguồn vốn của khách sạn DMZ Huế
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
2019/2018 2020/2019 +/- % +/- % TỔNG TÀI SẢN 13.253 13.343 13.004 90 0,68 -339 -2,54 Tài sản lưu động 5.613 5.937 5.721 324 5,77 -216 -3,64 Tài sản cố định 7.640 7.405 7.283 -235 -3,78 -122 -1,65 NGUỒN VỐN 13.253 13.343 13.004 90 0,68 -339 -2,54 Nợ phải phải trả 8.185 9.286 10.205 1101 13,45 919 9,9 Nguồn vốn chủ sở hữu 5.067 4.057 2.799 -1010 -19,93 -1258 -31,01
Nguồn: Bộ phận Kế toán khách sạn DMZ Huế
Từ số liệu trên có thể thấy rằng, tình hình tài sản của khách sạn qua 3 năm (2018 - 2020) có sự biến động khơng đồng đều, trong đó năm 2019 tăng so với năm 2018 là 90 triệu đồng tương ứng tăng 0,68%, năm 2020 giảm so với năm 2019 là 339 triệu đồng tương ứng với giảm 2,54%. Sự biến động về tổng tài sản ở trên là do khách sạn có sự biến động lớn cả về tài sản lưu động lẫn tài sản cố định. TSLĐ của khách sạn tăng lên qua các năm và tăng cao nhất vào năm 2019. Nguyên nhân là do khách sạn mở rộng thêm nhiều loại hình dịch vụ với chính sách nâng cao sức cạnh tranh và tăng doanh thu, khách sạn đã thực hiện chính sách trả chậm đối với khách hàng làm cho các khoản phải thu của khách sạn tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, sự tăng lên của các khoản phải thu lâu dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của khách sạn. Vì vậy, TSLĐ năm 2020 giảm so với năm 2019 là 216 triệu đồng tương ứng với giảm 3,64% và năm 2019 tăng so với năm 2018 là 324 triệu đồng tương ứng với tăng 5,77%.
TSCĐ có xu hướng giảm nhưng các năm về sau có sự tăng nhẹ, TSCĐ năm 2019 giảm so với năm 2018 là 235 triệu đồng tương ứng với giảm 3,78%, năm 2020 giảm so với năm 2019 là 122 triệu đồng tương ứng với 1,65%. Ngoài ra, TSCĐ chiếm tỷ trọng rất lớn so với TSLĐ trong tổng tài sản (chiếm gần 60%). Bởi vì khách sạn là đơn vị kinh doanh du lịch nên cần có sự đầu tư rất lớn vềcơ sở hạ tầng, đặc biệt là xây dựng
cơ bản. Kiến trúc cũng tham gia vào quá trình kinh doanh và tạo ra doanh thu, lợi nhuận cho khách sạn. Do đó, cần nâng cấp, hồn thiện và hiện đại hóa nhằm phục vụ nhu cầu của khách hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn. Mặt khác, TSLĐ chiếm tỷ trọng nhỏ (khoảng 40%) trong tổng tài sản. Do đặc trưng của kinh doanh dịch vụ có q trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm chính diễn ra đồng thời nên hàng tồn kho chỉ có các hoạt động phụ kèm theo như nước, bia v.v giá trị nguyên vật liệu nhà bếp phục vụ nhu cầu ăn uống của khách hàng, giá trị cơng cụ dụng cụ, vật tư có giá trị khơng lớn.
Cùng với sự biến động của tài sản thì nguồn vốn của khách sạn cũng thay đổi trong 3 năm qua. Nguồn VCSH của năm 2019 và 2018 có xu hướng giảm rõ rệt, giảm 1.010 triệu đồng tương ứng với giảm 19,93% và năm 2020 giảm mạnh hơn so với năm 2019 là 1.258 triệu đồng ứng với giảm 31,01%. Nguyên nhân là do lợi nhuận của khách sạn giảm nên phần lãi bổ sung vào vốn tự có giảm và vốn đóng góp của các bên liên doanh giảm. Nợ phải trả cũng liên tục giảm. Nợ phải trả năm 2019 so với năm 2018 là 1.101 triệu đồng tương ứng với tăng 13,45% đến năm 2020 so với năm 2019 thì có sự sụt giảm cịn 919 triệu đồng tương ứng với giảm 9,9%. Đây là biểu hiện tốt trong kinh doanh, khách sạn giảm nhẹ được gánh nặng, nâng cao lợi nhuận để phát triển doanh nghiệp và thu nhập cho cán bộ cơng nhân viên.
Như vậy trong 3 năm vừa qua, tình hình nguồn vốn của khách sạn có xu hướng giảm, tuy cơ cấu nguồn vốn khá hợp lí nhưng có nhiều biến động thất thường, chưa ổn định. Tuy nhiên, khách sạn đã sử dụng rất tốt các khoản nợ của mình và đảm bảo khả năng thanh tốn các khoản nợ đó, chứng tỏ khách sạn có khả năng thanh tốn tốt, đảm bảo q trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục và hiệu quả. Bên cạnh đó, cần chú trọng hơn trong việc bảo đảm vốn đầu tư của chủ sở hữu, ổn định tình hình kinh doanh để nhằm nâng cao nguồn vốn. Duy trì một kết cấu vốn hợp lí sẽ mang lại hiệu quả sử dụng vốn tối ưu và là cơ sở quan trọng cho việc xây dựng và mở rộng quy mô kinh doanh trong những năm tiếp theo.
2020