Tình hình khách hàng lưu trú tại khách sạnDMZ Huế giai đoạn 2018-2020

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN DMZ HUẾ GIAI ĐOẠN 2018 - 2020 (Trang 58 - 63)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.3. Tình hình khách hàng lưu trú tại khách sạnDMZ Huế giai đoạn 2018-2020

Thị trường chính của khách sạn là khách nội địa, họ thường đi du lịch ngắn ngày,

có thu nhập thấp. Bên cạnh đó, Việt Nam đang chủ trương ưu tiên xúc tiến đầu tư du lịch nội địa và tạo điều kiện để mọi người dân đều được đi du lịch, góp phần thúc đẩy lượng khách nội địa tại các cơ sở du lịch. Thực tế cho thấy du lịch nội địa đã cứu vãn ngành du lịch trong nước trước sự tụt giảm nghiêm trọng khách du lịch quốc tế. Vai trò của khách du lịch nội địa ngày càng quan trọng trong chiến lược phát triển cảu Việt Nam nói chung và của khách sạn DMZ Huế nói riêng.

Đối với khách quốc tế, đây là thị trường có đóng góp rất lớn vào ngành du lịch Việt Nam cũng như tỉnh Thừa Thiên Huế, đặc biệt là khách sạn DMZ Huế. Bởi vì họ thường đi du lịch dài ngày và có mức chi trả khá cao. Khách quốc tế đến với khách sạn chủ yếu là khách từ Trung Quốc, Pháp, Mỹ, Hàn Quốc,…

Bảng 5: Tình hình khách hàng lưu trú tại khách sạn DMZHuế Huế

Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 2019/2018 2020/2019

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) I. Tổng lượt khách 10.512 100 9.928 100 4672 100 - 548 - 5.55 - 5256 - 52,91 1. Khách quốc tế (Lượt khách) 1.384 13,17 1.013 10,2 25 0,54 - 371 - 26,81 - 988 - 97,53

2. Khách nội địa (Lượt khách) 9.128 86,83 8.815 89,8 4647 99,46 - 313 - 3,43 - 4168 - 47,28

II. Thời gian lưu trú BQ (Ngày

khách) 2,2 1,5 1,7 - 0,7 0,2

Nguồn: Bộ phận lễ tân Khách sạn DMZ Huế

44

Tổng lượt khách:

Qua bảng 5 số liệu về số lượt khách của khách sạn từ năm 2018 – 2020 ta thấy số lược khách của khách sạn giảm qua các năm, giảm mạnh nhất là năm 2020. Số lược khách nội địa chiếm tỷ trọng cao và là thị trường chính của khách sạn, Cụ thể là:

`Năm 2018, tổng số lượt khách của khách sạn là 10.512 lượt khách, trong đó số lượt khách quốc tế là 1.384 chiếm 13,17%. Số lượt khách nội địa là 9.128 lượt khách chiếm 86,83%. Khách nội địa chiếm tỷ trọng cao hơn khách quốc tế trong tổng số khách là 73,66%.

Năm 2019, tổng lượt khách của khách sạn là 9.928 lượt khách, trong đó số lượt khách quốc tế là 1.013 chiếm tỷ trọng 10,2% giảm 26,81% so với năm 2018 và giảm 371 lượt khách. Số lượt khách nội địa là 8.815 lượt khách chiếm 89,8% giảm 313 lượt khách với tỷ trọng 3,43% so với năm 2018. Khách nội địa chiếm tỷ trọng cao hơn khách quốc tế với tổn số khách là 79,6%.

Năm 2020, tổng số lượt khách của khách sạn là 4672 lượt khách giảm 5256 lượt khách so với năm 2019. Cụ thể số lượt khách quốc tế là 25 lượt chiếm 0,54% giảm 97,53% so với năm 2019 tương đương với giảm 988 lượt khách. Khách nội địa là 4647 lượt khách giảm 4168 lượt khách, chiếm 99,46% tức giảm 47,28% so với năm 2019.

Qua các năm thì lượt khách đã giảm, cụ thể là lượng khách quốc tế năm 2019 giảm 371 lượt khách tương ứng với giảm 26,81% so với năm 2018. Khách nội địa giảm 313 lượt khách tương đương với giảm 3,43% so với năm 2018. Đến năm 2020 thì lượng khách giảm đáng kể hơn so với năm 2019. Bằng chứng cho thấy thì lượng khách quốc tế của 2020 giảm 988 lượt khách tương ứng với giảm 97,53% lượng khách năm 2019. Khách nội địa cũng giảm không thua khách quốc tế một chút là 64168 lượt khách, tương ứng với giảm 47,28%

Nhìn chung thì lượt khách nội địa cũng như khách quốc tế đến với khách sạn có sự giảm nhẹ từ năm 2019 so với 2018 là 548 lượt khách và đến năm 2020 thì giảm sâu hơn so với 2019 là 5256 lượt khách. Nguyên nhân xuất phát là do dịch bệnh diên ra phúc tạp, cách li xã hội và cùng với đó là đóng cửa quốc tế, tạm dừng tất cả các chuyển bay từ Việt Nam ra quốc tế hay quốc tế bay vào Việt Nam. Dịch bệnh vừa có sự n lặng thì tình hình bão lụt lại xảy ra, làm cho tất các phương tiện hay tất cả các

hoạt động của khách sạn dừng lại để ứng phó với bão lụt. Khách nội địa là thị trường chủ yếu của khách sạn nên luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn khách. Khách sạn đã sử dụng các biện pháp kích cầu trong nước như khuyến mãi, giảm giá dịch vụ lưu trú và ăn uống cho khách nội địa, tăng cường quan hệ với các hãng lữ hành chuyên tổ chức các tour đi trong nước, đặt quan hệ và chủ động chào giá ưu đãi đối với các tổ chức trong nước. Cùng với đó là Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiến Huế sẽ tổ chức nhiều lễ hội truyền thống, đặc biệt là lễ hội Festival mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế. Mục đích là để giới thiệu những nét đẹp, phong tục tập quán của thành phố Huế, các di tích lịch sử, kiến trúc cơng đình nổi tiếng, v.v.

Ngồi ra, khách sạn còn tổ chức kết nối tour với rất nhiều hãng lữ hành để thu hút lượng khách đến khách sạn như VietNam World Travel, Công ty dịch vụ lữ hành SaiGon Tourist, Công ty dịch vụ du lịch và thương mại quốc tế Hà Nội,v.v. Mặt khác, để nâng cao chất lượng dịch vụ và giới thiệu thương hiệu khách sạn DMZ Huế đến với du khách trong nước và quốc tế, khách sạn đã tập trung chú trọng đến thái độ, chất lượng phục vụ vủa nhân viên, đồng thời tuyên truyền quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình, hội nghịdu lịch trong và ngồi nước.

Thời gian lưu trú bình quân:

Thời gian lưu trú bình quân năm 2019 giảm so với năm 2018 là 0,7 ngày/lượt khách. Nguyên nhân của sự biến động này là do năm 2019 các sự kiên, hoạt động du lịch của Huế diễn ra ít hơn so với năm 2018 như lễ hội Festival với quy mô lớn đã thu hút khách du lịch tìm hiểu về bản sắc văn hóa Huế với thời gian lưu trú lâu hơn. Mặt khác, do khách sạn đã có chính sách giá phịng linh hoạt đối với du khách đi theo đồn có số lượng lớn cũng như đối với khách hàng quen thuộc của khách sạn nên cũng có tác động tích cực đến thời gian lưu trú của khách.

Thời gian lưu trú bình quân trên một lượt khách biến động như năm 2018 sang 2019 thì giảm 0,7 ngày/lượt khách, năm 2019 sang năm 2020 thì có sự tăng nhẹ lên 0,2 ngày/lượt khách nhưng vẫn cịn thấp. Nguyên nhân là do Thừa Thiên Huế có nguồn tài nguyên du lịch phong phú nhưng diện tích khơng lớn, hầu hết các điểm du lịch chưa có sự đầu tư đổi mới. Chương trình du lịch cịn nghèo, trùng lặp, chưa có sự kết hợp nhiều loại hình du lịch trong một chương trình, thiếu cơ sở vui chơi giải trí ở các điểm du lịch làm cho du khách có cảm giác buồn chán khi ở lại Huế. Biến

động của bão lụt kéo dài nên các đồn từ thiện có lịch trình nghỉ dài ngày hơn để ủng hộ bà con gặp khó khăn.

Bên cạnh đó, nguyên nhân chủ quan là ngoài việc tổ chức kết nối tour với các hãng lữ hành trong nước và quốc tế đưa khách đến tham quan các điểm di tích tại Huế thì Khách sạn DZM Huế chưa chủ động và sáng tạo trong công tác khảo sát địa điểm mới lạ như tham quan các làng nghề truyền thống, nhà vườn Huế, du lịch sinh thái, v.v để đầu tư thiết kế tour hấp dẫn khách ở lại khách sạn lâu hơn. Trong thời gian tới khách sạn cần có những chính sách đổi mới giúp làm tăng lượng khách và thời gian lưu trú.

2.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của kháchsạn DMZ Huế

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN DMZ HUẾ GIAI ĐOẠN 2018 - 2020 (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w