PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của khách sạnDMZ Huế
2.4.1.1. Năng lực tài chính
Vốn là một trong những yếu tố đầu cào quan trọng nhất, đặc biệt trong kinh doanh khách sạn, vốn có vai trị quyếtđịnhđến việc hình thành, phát triển và tồn tại của khách sạn. Bên cạnh đó, vốn còn là yếu tố cơ bản quyết định đến hoạt động kinh doanh nên đây là mục tiêu mà khách sạn cố gắng bảo toàn và phát triển
Khách sạn DMZ Huế là doanh nghiệp kinh doanh nhiều loại hình hoạt động dịch vụ khác nhau như lưu trú, ăn uống, vận chuyển, v.v trong đó, chức năng chính là kinh doanh lưu trú.
2.4.1.2. Năng lực quản lý và điều hành kinh doanh
Trình độ tổ chức, quản lý doanh nghiệp được thể hiện ở khả năng sắp xếp, tổ chức bộ máy quản lý. Ban lãnh đạo đã phân định chức năng, nhiệm vụ rõ ràng cho từng bộphận. Dưới ban lãnh đạo gồm có các Manager, Assistant Manager, Supervisor,v.v quản lý riêng cho từng bộ phận, hỗ trợ giám sát các hoạt động, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Bảng 6: Cơ cấu đội ngũ Ban lãnh đạo của khách sạn DMZ HuếBộ phận Bộ phận Chức vụ Trình độ chun mơn ĐH CĐ TC THPT Ban lãnh đạo GĐ 1 - - - PGĐ 1 - - -
Nguồn: Phòng Nhân sự của khách sạn DMZ Huế
Ban lãnh đạo tại khách sạn là những người có trình độ chun mơn bậc đại học. Giám đốc và phó giám đốc đều có kiến thức chun mơn và thơng thạo ngoại ngữ, nên có khả năng giao tiếp, phù hợp với công việc, thường xuyên tiếp xúc với khách hàng.
Khách sạn chú trọng đến việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, các phịng ban có sự phối hợp nhịp nhàng, tăng hiệu quả công việc. Hệ thống quản lý chặt chẽ và thống nhất đã góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng công việc cũng như trách nhiệm cho cán bộ công nhân viên của khách sạn.
2.4.1.3. Chất lượng đội ngũ lao động
Về giới tính, khách sạn DMZ Huế có số lượng nhân viên nam tập trung chủ yếu ở các bộ phận như: nhân viên bảo trì, nhân viên IT, nhân viên bảo vệ,… còn nhân viên nữ tập trung ở các bộ phận như: lễ tân, buồng phịng, chăm sóc khách hàng, v.v.
Số lượng nhân viên ở lễ tân, nhà hàng, bếp, buồng phịng thường đơng hơn những bộ phận khác vì dựa vào đặc tính cơng việc tiếp xúc với khách hàng nhiều hơn, đảm bảo thực hiện tốt các yêu cầu của khách hàng. Vào những mùa cao điểm, với lượng khách đơng thì cần nhiều nhân viên làm thêm theo giờ hoặc huy động nhân viên tăng ca. Ngược lại, những lúc không phải cao điểm sẽ hạn chế số lượng nhân viên bằng cách giảm nhân viên hoặc thời gian làm việc ít hơn.
Về trình độ, nhìn chung trình độ của nhân viên khá cao, có thể làm tốt cơng việc theo đúng chun mơn. Nhân viên được tuyển dụng và đào tạo kỹ lưỡng, nhân viên đa số có thâm niên lâu năm, giàu kinh nghiệm cũng như cách ứng xử và thái độ chuyên nghiệp.
Khách sạn DMZ Huế đã hoạt động và tồn tại hơn 10 năm trên mảnh đất cố đô Huế. Để tồn tại và phát triển như ngày hôm nay, khách sạn đã khơng ngừng nỗ lực và có vị thế vững chắc trên thị trường cũng như trong tâm trí khách hàng. Tuy là khách sạn 2 sao nhưng danh tiếng của khách sạn không chỉ nổi tiếng ở tỉnh Thừa Thiên Huế mà cịn lan rộng ra cảtrong và ngồi nước.
Khách sạn cam kết đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của khách hàng, những phấn đấu trong quá trình hoạt động của cán bộ và nhân viên đã phần nào nâng cao danh tiếng, uy tín thương hiệu của khách sạn và để lại ấn tượng tốt trong tâm trí khách hàng.
2.4.1.5. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn
Trong khách sạn, cơ sở vật chất kỹ thuật đóng vai trị vơ cùng quan trọng, bao gồm các phương tiện tham gia vào quá trình khai thác tiềm năng và thực hiện các dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt, du lịch là một nhu cầu cao cấp đòi hỏi mức độ tiện nghi cao, hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật bao giờ cũng đi liền với sự phát triển của khách sạn. Nó cịn là tiêu chuẩn để xếp hạng khách sạn, cũng như tiêu chuẩn lựa chọn của khách hàng. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn được thể hiện như sau:
Bảng 7: Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn DMZ HuếCHỈ TIÊU ĐVT Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Tổng số phòng Phòng 40 40 40
Tổng số giường Giường 80 80 80
Số nhà hàng Cái 1 1 1
Số phòng họp - Hội nghị Phòng 1 1 1
Số phòng massage Phòng 3 3 3
Máy phát điện Máy 1 1 1
Phương tiện vận chuyển Xe ô tô 2 2 2
Nguồn: Phòng Nhân sự của khách sạn DMZ Huế
Khách sạn DMZ Huế là khách sạn được đánh giá 2 sao ngay từ những ngày đầu thành lập. Hiện nay, khách sạn có 40 phịng với 80 giường bao gồm các loại phục vụ cho từng loại khác nhau..
Trong hệ thống nhà hàng, hầu hết các thiết bị đều cịn mới, có thể phục vụ hơn 100 khách một cách chu đáo . Đặc biệt, khách sạn cịn có 1 hội trường lớn, có thể tổ chức các cuộc họp, hội nghị.
Trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ bổ sung, khách sạn có 3 phịng massage, ngồi ra cịn có 2 xe ơ tơ dùng để kinh doanh vận chuyển phục vụ cho khách và đưa đón cán bộ lãnh đạo cũng như phục vụ công việc khách sạn khi cần thiết.
Trong 3 năm qua, cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn khơng có sự thay đổi nhưng chất lượng ngày càng được nâng cao để đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu của khách hàng, phù hợp với tiêu chuẩn của khách sạn 2 sao.
2.4.2. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng tới hoạt động kinhdoanh của khách sạn DMZ Huế. doanh của khách sạn DMZ Huế.
2.4.2.1. Môi trường vĩ mô
Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế bao giờ cũng chứa đựng những cơ hội và thách thức khác nhau đối với từng doanh nghiệp trong các ngành, các lĩnh vực khác nhau và có ảnh hưởng lớn đến những chiến lược của doanh nghiệp. Vậy nên, việc phân tích mơi trường kinh tế luôn thu hút sự quan tâm của các nhà quản trị.
Trong 5 tháng đầu năm 2019, tỉnh Thừa Thiên Huế đón 2,11 triệu lượt khách du lịch, trong đó có hơn 1 triệu lượt khách quốc tế, tăng 14,46% so với cùng kỳ năm 2018. Hàn Quốc dẫn đầu thị trường khách quốc tế đến Huế, chiếm từ 27-29%, tiếp theo là Pháp, Thái Lan, Anh, Đức, v.v. Doanh thu du lịch của tỉnh đạt 1.935 tỷ đồng.
Theo Sở Du lịch Thừa Thiên Huế, khách du lịch đến địa phương này tăng mạnh trong những tháng đầu năm do tỉnh tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, du lịch đặc sắc như Festival Nghề truyền thống Huế 2019, Lễ hội “Lăng Cô - Vịnh đẹp thế giới”, Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc thiểu số các tỉnh vùng biên giới Việt Nam - Lào, khu vực miền Trung, Tây Nguyên năm 2019. Riêng Festival Nghề truyền thống Huế 2019 đón 400.000 lượt khách, cao gấp hơn 2,3 lần so với kỳ lễ hội trước đây, cơng suất buồng phịng các khách sạn bình quân trên 97%, các khách sạn từ 3-5 sao đạt 100%.
Tình hình dịch bệnh đầu năm 2020 bùng phát mạnh, nên tỉnh Thừa Thiên Huế đã đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp phục hồi, kích cầu phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh được thực hiện từ tháng 5/2020 đến hết năm 2020, tập trung chủ yếu vào thị trường khách du lịch nội địa. Trong đó, khuyến khích khách nội tỉnh sử dụng các dịch vụ và các điểm đến trong tỉnh, chú trọng nguồn khách ngoại tỉnh ở các địa phương gần; tập trung xúc tiến, quảng bá nguồn khách từ hai đầu Bắc, Nam và khách lẻ, gia đình.
Tùy theo tình hình thực tế của dịch bệnh và việc mở cửa các đường bay quốc tế đến Việt Nam sẽ tiến hành xúc tiến, tiếp cận ngay để khai thác các thị trường khách quốc tế. Trong đó, tập trung chuẩn bị các chương trình, kế hoạch để sẵn sàng quảng bá đối với một số thị trường như Thái Lan, Hàn Quốc, Úc và New Zealand, v.v.
Lượng khách đến Huế trong quý I, năm 2020 ước đạt 853 ngàn lượt, giảm hơn 32% và chỉ đạt gần 68% so với quý I, năm 2019. Trong đó, khách quốc tế đến Huế ước đạt 488 ngàn lượt, đạt 75% so với cùng kỳ; khách lưu trú ước đạt 429 ngàn lượt, đạt 75% so với quý I, năm 2019; tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 2.102 tỷ đồng, đạt 76%.
Riêng trong tháng 3, khách đến Huế ước đạt 90 ngàn lượt, giảm 80% so với cùng kỳ; trong đó khách quốc tế ước đạt 49 ngàn lượt; tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 340 tỷ đồng, chỉ đạt khoảng 34% so với tháng 3/2019.
Theo Sở Du lịch, lượng khách đến Huế trong tháng 1, năm 2020 vẫn tăng so với cùng kỳ, nên trong toàn quý I giảm 32%, bởi sang tháng 2 và tháng 3 khách đến Huế giảm sâu do dịch bệnh. Riêng trong tháng 3/2020, giảm đến 80% là do dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp và lan rộng ra tồn thế giới; cùng với đó là các chính sách nghiêm ngặt để chống dịch bệnh lây lan của Việt Nam và toàn thế giới, nên khách khơng cịn đến Huế từ cuối tháng 3/2020.
Thu nhập bình quân của người dân Việt Nam
Thu nhập bình quân của người dân tăng khoảng 35,6 USD so với năm 2019. Mức tăng thấp so với trước đó bởi tác động tiêu cực của Covid – 19. Năm 2020, GDP bình quân đầu người ước đạt 2.750 USD, tăng gần 35,6 USD so với năm 2019, thấp hơn mức tăng của năm 2019 (tăng khoảng 144 USD). Tốc độ tăng GDP năm 2020 thấp hơn nhiều so với mức tăng của năm 2019 (7,02%). Từ 2002 đến 2018, GDP đầu người
tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD năm 2019, với hơn 45 triệu người thoát nghèo. Năm 2019, kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục cho thấy có nền tảng mạnh và khả năng chống chịu cao, nhờ nhu cầu trong nước và sản xuất định hướng xuất khẩu vẫn ở mức cao. GDP thực tăng ước khoảng 7% trong năm 2019, tương tự tỉ lệ tăng trưởng năm 2018, là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực.
Tiết kiệm chi tiêu
Theo báo cáo của Công ty nghiên cứu thị trường Việt Nam Q&Me, năm 2020 cách chi tiêu của người Việt trong bối cảnh hậu Covid đã có sự chuyển dịch đáng kể. 80% người được khảo sát bị ảnh hưởng tài chính, giảm thu nhập do Covid; 93% người tiêu dùng cho biết họ sẽ chủ động tiết kiệm tiền và có kế hoạch quản lý tài chính chu tồn hơn. Người dân vẫn cố gắng duy trì các hoạt động bình thường nhưng giữ ở mức chi phí tối thiểu; đồng thời, tránh các khoản chi lớn để dự phòng cho lúc cần thiết.
Để tiết kiệm tài chính, người tiêu dùng tập trung cắt giảm chi tiêu vào các khoản như ăn ngồi (61%), thời trang (60%), giải trí (54%), làm đẹp (43%), đồng thời quan tâm nhiều hơn đến các đợt giảm giá, ưu đãi khi mua sắm. Ngoài ra, người dân có xu hướng cẩn trọng hơn với những rủi ro có thể phát sinh cho tương lai, gần 40% người tham gia khảo sát đã sử dụng khoản tiền tiết kiệm để tham gia các gói bảo hiểm cao cấp.
Để cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và nền kinh tế Huế nói riêng cũng như khách sạn trở lại hoạt động đúng quỹ đạo thì cần đưa ra các chính sách kích cầu du lịch như:
Triển khai các chương trình kích cầu du lịch
Triển khai gói kích cầu của chính quyền trong năm 2020 tại các điểm di tích do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đơ Huế quản lý với các hình thức: Giảm 50% phí tham quan các điểm di tích từ ngày 8/5/2020 - 31/7/2020. Tùy thuộc vào tình hình khơi phục của thị trường khách du lịch, các tháng còn lại năm 2020 để tiếp tục thực hiện kích cầu bằng việc giảm phí tham quan các điểm di tích.
Tăng các chương trình biểu diễn miễn phí ở Đại Nội, ít nhất là 01 chương trình biểu diễn nghệ thuật 1 ngày tại một khung giờ cố định trong thời gian từ ngày 15/7/2020 đến hết năm 2020. Nghiên cứu thực hiện chính sách giảm trừ phí tham
quan tại các điểm di tích lịch sử văn hóa Huế nhằm kích cầu, khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành đưa khách đến Thừa Thiên Huế.
Xây dựng và triển khai gói kích cầu của các doanh nghiệp, kết hợp với gói kích cầu của chính quyền: Vận động các đơn vị vận chuyển hàng không, đường sắt giảm giá vé đến Huế trong năm 2020; các cơ sở lưu trú thực hiện chương trình “Nghỉ 3 đêm trả tiền 2 đêm”; các đơn vị kinh doanh lữ hành, dịch vụ du lịch, dịch vụ vận chuyển, các khu/ điểm đến du lịch (trừ các điểm di tích đã giảm 50% giá vé) cam kết giảm giá tối thiểu 20% trên giá công bố hoặc khuyến mãi các sản phẩm, dịch vụ khác có giá trị tương đương.
Tổ chức liên kết các nhà cung cấp dịch vụ trong tỉnh liên kết với nhau để hình thành, cung cấp các chương trình, sản phẩm trọn gói hấp dẫn, giá cả ưu đãi cho khách đến Thừa Thiên Huế. Thành lập những liên minh kích cầu những sản phẩm thu hút 2 chiều: cả khách đến Huế và khách từ Huế đi (có những chính sách hỗ trợ, ủng hộ các liên minh này).
Tổ chức Hội nghị lữ hành toàn quốc vào cuối tháng 5/2020 để kết nối với các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú và dịch vụ du lịch. Kết nối với Đà Nẵng, Quảng Nam để hình thành các gói kích cầu, chương trình tour ưu đãi liên kết miền Trung.
Xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch mới
Bên cạnh việc nâng cao chất lượng và làm mới các sản phẩm, dịch vụ đang có, tập trung xây dựng và đưa vào phục vụ các sản phẩm, dịch vụ mới trong giai đoạn này. Ưu tiên phát triển loại hình du lịch MICE, các loại hình du lịch đảm bảo an tồn sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.
Tập trung phát triển, tổ chức có chất lượng các lễ hội, sự kiện hấp dẫn, có điểm nhấn để thu hút du khách như: Festival Huế 2020; Lễ hội Huế - Kinh đô ẩm thực; Lễ hội Huế - Kinh đô áo dài; Vnexpress Marathon Huế 2020; Các lễ hội khác (Ngày hội Lân Huế, Ngày hội Hiphop Huế v.v)
Tổ chức hỗ trợ sản xuất hàng lưu niệm, thủ công mỹ nghệ, quà tặng nhằm đa dạng các sản phẩm lưu niệm, phục vụ khách du lịch; tổ chức Hội chợ thương mại quốc tế Festival Huế 2020 nhằm thu hút khách hàng đến Huế; tổ chức tháng bán hàng khuyến mại năm 2020 trên địa bàn tỉnh nhằm kích cầu hoạt động thương mại, phục vụ khách du lịch.
Đẩy mạnh chiến dịch quảng bá, truyền thông điểm đến
Đẩy mạnh chiến dịch truyền thông về điểm đến "Thừa Thiên Huế - an toàn và
thân thiện" thơng qua truyền thơng, báo chí, qua các ứng dựng du lịch thông minh;
chú trọng quảng bá qua các kênh của mạng xã hội, chú trọng các Fanpage có lượt follow lớn…Tăng cường hợp tác cơng tư, phối hợp với các doanh nghiệp lớn để tạo hiệu quả cao trong các hoạt động xúc tiến quảng bá; ưu tiên tập trung kinh phí xúc tiến, quảng bá thị trường nội địa trong năm 2020.
Tập trung quảng bá những sản phẩm, dịch vụ chiến lược như Huế - Kinh đô ẩm thực, Huế - Kinh đô áo dài, Festival 4 mùa, Festival Huế 2020 kết hợp với giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ mới của các đơn vị, doanh nghiệp du lịch trên địa bàn (du lịch y tế - chăm sóc sức khỏe, du lịch sinh thái, cộng đồng, khai thác du lịch biển, đầm phá, suối, thác v.v).
Liên kết với Đà Nẵng và Quảng Nam quảng bá chương trình “3 địa phương - một điểm đến”. Tham gia các chương trình kích cầu du lịch nội địa, khai thác thị trường quốc tế mới của Tổng cục Du lịch, Hiệp hội Du lịch Việt Nam và các trung tâm