Phân tích độ nhạy đối với hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích lợi ích và chi phí của dự án xây dựng khu công nghiệp hố nai tỉnh đồng nai giai đoạn 2 (Trang 40 - 42)

CHƢƠNG 3 : PHÂN TÍCH DỰ ÁN

3.3. Phân tích rủi ro

3.3.2. Phân tích độ nhạy đối với hiệu quả kinh tế

Thực hiện việc phân tích độ nhạy của các yếu tố tỷ lệ lấp đầy KCN, giá trị sản xuất đất/ha, tỷ lệ lao động phổ thông và hệ số giá điện kinh tế để xác định mức độ ảnh hƣởng và biến động của các yếu tố này đối với NPV kinh tế của dự án

3.3.2.1. Độ nhạy một chiều

Yếu tố giá trị sản xuất trên ha: Chọn biên biến động cho giá trị sản xuất/ha từ là các mức

từ 20 đến 57,05 tỷ đồng/ha, tính tốn đƣợc NPV kinh tế và EIRR nhƣ sau:

Bảng 3.11: Kết quả phân tích độ nhạy của giá trị sản xuất/ha

20,00 37,00 42,00 47,00 52,00

NPV kinh tế (tỷ đồng) 1.136 158 772 953 1.134 1.315 EIRR 15,48% 9,12% 13,20% 14,35% 15,47% 16,59%

Nguồn: Tính tốn của tác giả

Kết quả cho thấy yếu tố giá trị sản xuất/ha tác động đồng biến với hiệu quả kinh tế của dự án, giá trị sản xuất/ha càng cao thì NPV kinh tế càng cao. Mức tăng của NPV gần nhƣ tƣơng ứng với mức tăng của giá trị sản xuất/ha, giá trị sản xuất/ha tăng 11% thì NPV kinh tế tăng 12%. Giá trị hốn chuyển tính tốn đƣợc là 15,64 tỷ đồng/ha. Nhƣ vậy, Chủ đầu tƣ và các cơ quan quản lý cần có sự can thiệp để thu hút những ngành nghề tạo ra giá trị sản xuất/ha cao để nâng cao hiệu quả kinh tế cho dự án, tránh trƣờng hợp dự án không mang lại hiệu quả

Yếu tổ tỷ lệ lấp đầy: Theo mức tính tốn thì kể cả khi tỷ lệ lấp đầy đạt mức tối đa thì dự án

vẫn khơng hiệu quả về mặt tài chính, tuy nhiên với giả định đó thì đạt hiệu quả kinh tế, do đó cần thiết phải xem xét độ nhạy của yếu tố này đối với NPV kinh tế để xác định tác động

của yếu tố này. Chọn biên dao động của tỷ lệ lấp đầy từ 50% đến 100%, mức độ thay đổi là 10%, đề tài tính tốn đƣợc kết quả tại Bảng 3.11

Bảng 3.12: Kết quả phân tích độ nhạy của yếu tố tỷ lệ lấp đầy

50% 60% 70% 80% 90%

NPV kinh tế (tỷ đồng) -268 -113 42 197 352 EIRR 5,7% 7,1% 8,3% 9,5% 10,7%

Nguồn: Tính tốn của tác giả

Kết quả tính tốn cho thấy, hiệu quả kinh tế của dự án tƣơng quan đồng biến và nhạy cảm với yếu tố này, khi tỷ lệ lấp đầy giảm xuống 60% là dự án đã không hiệu quả về mặt kinh tế. Giá trị hốn chuyển tính tốn đƣợc là 67,29%. Nhƣ vậy, dự án cần phải thu hút đƣợc lƣợng đầu tƣ để lấp đầy đƣợc tối thiểu 67,29% diện tích đất cơng nghiệp của dự án. Nếu xét theo tình hình thực tế thu hút đầu tƣ trên địa bàn tỉnh và năng lực của Chủ đầu tƣ thì đây là con số nhiều khả năng có thể đạt đƣợc. Tuy nhiên, Chủ đầu tƣ vẫn cần phải có các biện pháp thu hút đầu tƣ cụ thể, có phƣơng án khai thác tối đa diện tích sử dụng và cần phải có sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý địa phƣơng để dự án thật sự mang lại hiệu quả.

Lương của lao động phổ thông trong các doanh nghiệp: Lợi ích kinh tế của lao động là

lợi ích cơ bản của việc thành lập KCN với giả định tạo việc làm cho lực lƣợng lao động dƣ thừa không kỹ năng từ lĩnh vực nông nghiệp nhất là đối với các nền kinh tế đang phát triển nhƣ Việt Nam. Lợi ích này đƣợc xác định thơng qua lợi ích thực tế mà ngƣời lao động nhận đƣợc và lƣơng kinh tế do đó việc đánh giá ảnh hƣởng của yếu tố lƣơng tài chính là việc cần thiết để xác định mức lƣơng mang lại hiệu quả kinh tế cho dự án

Bảng 3.13: Kết quả phân tích độ nhạy của yếu tố lƣơng lao động phổ thông

15,84 16,84 18,94 21,05 23,15 25,26 NPV kinh tế

(tỷ đồng) 947 983 1.059 1.135 1.212 1.288 EIRR 14,31% 14,53% 15,01% 15,48% 15,95% 16,42%

Nguồn: Tính tốn của tác giả

Kết quả tính tốn cho thấy, hiệu quả kinh tế của dự án tƣơng quan đồng biến và nhạy cảm với yếu tố này, tuy nhiên do yếu tố này chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu lợi ích kinh tế của dự án do đó biến động của yếu tố này khơng tác động lớn đến tính hiệu quả của dự án.

Kết luận: Nhƣ vậy, đối với NPV kinh tế, yếu tố có ảnh hƣởng lớn đến tính hiệu quả của

dự án là tỷ lệ lấp đầy KCN và giá trị sản xuất/ha của các DN trong KCN. Do đó, Nhà nƣớc cần lƣu ý đến yếu tố này trong quá trình xem xét phê duyệt dự án.

3.3.2.2. Độ nhạy hai chiều

Tỷ lệ lấp đầy và giá trị sản xuất/ha:

Bảng 3.14: Độ nhạy hai chiều giữa yếu tố tỷ lệ lấp đầy và giá trị sản xuất/ha

Đơn vị tính: Tỷ đồng Tỷ lệ lấp đầy Giá trị S X/ha 1.136 40% 50% 65% 70% 80% 90% 100% 5,43 -1.113 -882 -802 -775 -721 -668 -369 37,05 -977 -415 -220 -154 -24 107 774 42,05 -956 -342 -128 -56 87 229 955 47,05 -934 -268 -35 42 197 352 1.136 52,05 -913 -194 57 140 307 474 1.316 60,00 -879 -77 203 296 483 669 1.604

Nguồn: Tính tốn của tác giả

Kết quả độ nhạy cho thấy, nếu tỷ lệ lấp đầy càng thấp thì giá trị sản xuất càng cần đƣợc nâng nên để dự án có hiệu quả, khi tỷ lệ lấp đầy giảm xuống mức 50% thì giá trị sản xuất phải lên tới 60 tỷ đồng/ha thì dự án mới đạt hiệu quả kinh tế, mức giá trị này chỉ đạt đƣợc đối với những ngành công nghiệp kỹ thuật cao.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích lợi ích và chi phí của dự án xây dựng khu công nghiệp hố nai tỉnh đồng nai giai đoạn 2 (Trang 40 - 42)