Phân tích phân phối

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích lợi ích và chi phí của dự án xây dựng khu công nghiệp hố nai tỉnh đồng nai giai đoạn 2 (Trang 44 - 46)

CHƢƠNG 3 : PHÂN TÍCH DỰ ÁN

3.4. Phân tích phân phối

Trên cơ sở kết quả phân tích hiệu quả kinh tế và hiệu quả tài chính của dự án, luận văn tiến hành phân tích phân phối nhằm xác định tác động của dự án tới từng nhóm đối tƣợng khác nhau, qua đó xác định đƣợc nhóm hƣởng lợi, nhóm chịu thiệt hại và ƣớc lƣợng cụ thể mức hƣởng lợi, mức thiệt hại. Trên cơ sở đó đề xuất những biện pháp điều chỉnh thích hợp đối với từng nhóm đối tƣợng nhằm đảm bảo tính khả thi và bền vững của dự án.

Phần chênh lệch giữa NPV tài chính theo suất chiết khấu kinh tế và NPV tài chính theo suất chiết khấu kinh tế là phần thiệt hại đƣợc tạo ra bởi sử dụng vốn với chi phí thấp hơn chi phí vốn của nền kinh tế, phần thiệt hại này phần còn lại của nền kinh tế phải gánh chịu. Phần chênh lệch giữa NPV kinh tế và NPV tài chính theo suất chiết khấu kinh tế là 1.467 tỷ đồng, đây là phần ngoại tác của dự án và đƣợc phân phối vào từng nhóm đối tƣợng có liên quan tới dự án. Đối với dự án này, các nhóm đối tƣợng chịu tác động của dự án bao gồm Chủ đầu tƣ dự án, Nhà nƣớc, Các doanh nghiệp trong KCN, Ngƣời lao động trong các KCN, Ngƣời dân bị mất đất và Phần còn lại của nền kinh tế.

Kết quả phân tích phân phối (xem chi tiết tại Phụ lục 18) cho thấy dự án gây thiệt hại cho phần còn lại của nền kinh tế 200 tỷ đồng do dự án sử dụng nguồn vốn với mức chi phí vốn (5,75%) thấp hơn chi phí vốn của nền kinh tế (8%). Dự án cũng gây thiệt hại cho Chủ đầu tƣ một khoản là 132 tỷ đồng do khơng mang lại hiệu quả tài chính, gây thiệt hại cho ngƣời

dân mất đất 13 tỷ đồng. Ngân sách Nhà nƣớc mặc dù thu đƣợc 91 tỷ đồng từ phần thu thuế nhƣng bị thiệt hại 328 tỷ đồng do phải bù phần trợ cấp thông qua giá điện. Tuy vậy, dự án vẫn mang lại khoản lợi ích là 763 tỷ đồng cho ngƣời lao động trong các KCN nhờ mức lƣơng cao hơn mức lƣơng kinh tế và mang lại lợi ích cho các DN hoạt động trong cá KCN khoản lợi ích là 953 tỷ đồng nhờ khai thác đƣợc ƣu thế về sự tập trung và giảm thiểu các chi phí dịch vụ. Tổng ngoại tác mà dự án tạo ra cho nền kinh tế là 1.467 tỷ đồng, phần ngoại tác này đủ để bù đắp các phần thiệt hại mà dự án gây ra, do đó, xét trên quan điểm nền kinh tế, dự án nên đƣợc đầu tƣ thực hiện.

Tuy nhiên, cần phải có các biện pháp điều chỉnh thích hợp đối với các nhóm chịu thiệt hại để dự án có thể triển khai mà khơng gặp vƣớng mắc. Đối với Chủ đầu tƣ dự án, Nhà nƣớc có thể xem xét việc trợ cấp cho dự án từ nguồn ngân sách nhà nƣớc để tạo động lực cho Chủ đầu tƣ thực hiện dự án. Đối với ngƣời dân bị mất đất, có thể tạo điều kiện để họ đƣợc tham gia vào lực lƣợng lao động trong các KCN nhờ đó sẽ đƣợc hƣởng lợi ích từ việc gia tăng lƣơng và bù đắp lại phần thiệt hại cho mất đất.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích lợi ích và chi phí của dự án xây dựng khu công nghiệp hố nai tỉnh đồng nai giai đoạn 2 (Trang 44 - 46)