Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở một số nƣớc trên thế giới và bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại cố phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 30 - 35)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ

1.5 Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở một số nƣớc trên thế giới và bài học kinh nghiệm

kinh nghiệm cho Việt Nam

1.5.1 Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở một số nƣớc trên Thế giới

Dịch vụ NHĐT đã phát triển ở một số nƣớc trên thế giới, cụ thể nhƣ sau:

Tại các nƣớc đi đầu nhƣ Mỹ, các nƣớc Châu Âu, Australia và tiếp sau đó là các quốc gia và vùng lãnh thổ nhƣ: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo, Hồng Kông, Đài Loan,.. các ngân hàng ngoài việc đẩy mạnh phát triển hệ thống thanh tốn điện tử cịn mở rộng phát triển các kênh giao dịch điện tử nhƣ các loại thẻ giao dịch qua máy rút tiền tự động ATM, các loại thẻ tín dụng Smart Card Visa, Master Card,… và các dịch vụ ngân hàng trực tuyến nhƣ Internet-banking, Phone-banking, Home-banking.

Ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng, Hồng Kơng, Thái Lan, Trung Quốc đã phát triển các dịch vụ NHĐT từ rất sớm. Tại Hồng Kong, dịch vụ NHĐT có từ năm 1990. Dịch vụ Internet-banking ở Thái Lan hoạt động từ năm 2001. Trung Quốc mới tham gia vào hệ thống ngân hàng trực tuyến từ năm 2000 nhƣng đã có rất nhiều cải cách về chính sách cũng nhƣ chiến lƣợc để phát triển lĩnh vực này.

Tại Philippin, Citybank, Bank of Philippin Islands (BPI), Philippine National Bank và các ngân hàng lớn khác đã tiên phong về NHĐT vào đầu những năm 1980. Mạng liên ngân hàng trong nƣớc nhƣ Megalink, Bancnet và BPI Expressnet là những ngƣời tiên phong sớm nhất và lớn nhất về công nghệ ATM. BPI đƣa ra BPI Express online vào tháng 1/2000. Các dịch vụ tài chính chung nhất bao gồm đặt cọc, chuyển

tiền, mở tài khoản mới, ngừng thanh toán cho sec đã ban hành, nợ mua nhà và ơ tơ, thẻ tín dụng và chuyển tiền.

Tại Singapore, hơn 28% ngƣời sử dụng Internet vào các trang web NHĐT vào tháng 5/2001. Nghiên cứu của NetValue (một công ty trên internet) chỉ ra rằng trong khi số lƣợng ngƣời tham gia vào NHĐT tại Singapore tăng lên, thời gian trung bình cho các trang web này giảm xuống xấp xỉ gần 4 lần từ tháng 3 đến tháng 5/2001. Theo nhƣ khảo sát, hai trong ba khách hàng thực hiện giao dịch, sự giảm xuống này có thể do yếu tố rằng nhiều khách hàng sử dụng thời gian để hồn thành những giao dịch tốn ít thời gian hơn là vào các trang web khác. Tất cả các ngân hàng chính ở Singapore có sự hiện diện Internet. Những ngân hàng này đƣa ra một loạt sản phẩm trực tiếp tới khách hàng qua các trang web Internet. Những ngân hàng này đã chuyển từ sự tập trung ban đầu vào các dịch vụ ngân hàng bán lẻ sang các công ty vừa và nhỏ và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các tổ hợp cơng ty.

Các sản phẩm đƣa ra gồm có:

- Chuyển tiền qua hệ thống thanh toán.

- Lồng ghép các sản phẩm TMĐT B2B, liên quan tới chọn sản phẩm, đặt hàng mua, phát hành hóa đơn và thanh tốn.

- Đặt hàng chứng khoán và bảo hiểm, các hoạt động thị trƣờng vốn. - Mua bán chứng khoán.

- Dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

Tại Malaysia, NHĐT bắt đầu vào năm 1981 với sự giới thiệu của hệ thống ATM. Sau đó là sự ra đời của ngân hàng qua điện thoại vào đầu những năm 1990 với những thiết bị viễn thông đƣợc kết nối với hệ thống tự động qua việc sử dụng công nghệ tự trả lời bằng tiếng (AVR). Sau đó là các dịch vụ ngân hàng qua máy vi tính sử dụng các phần mềm thích hợp, phổ cập với các khách hàng công ty hơn là khách hàng bán lẻ. Vào 1/6/2000, Malaysian Bank đã cho phép các ngân hàng thƣơng mại đƣa ra các dịch

vụ ngân hàng trên Internet. Vào 15/6/2000, Maybank, một trong những ngân hàng lớn nhất ở Malaysia đã đƣa ra dịch vụ ngân hàng Internet đầu tiên.

Ngân hàng này đã áp dụng cơng nghệ mã hóa 128bit nhằm bảo mật các giao dịch của mình. Các ngân hàng địa phƣơng khác đƣa ra các dịch vụ NHĐT là Southerm Bank, Hong Leong Bank, HSBC Bank, Multi-purpose Bank, Phileo Allied Bank và RHB Bank. Các ngân hàng đƣa ra công nghệ WAP và Mobile Banking là OCBC Bank, Phileo Allied Bank và United Overseas Bank.

Các dịch vụ NHĐT thƣơng mại chung nhất bao gồm các chức năng yêu cầu ngân hàng, thanh tốn hóa đơn, thanh tốn thẻ tín dụng, chuyển tiền, đầu tƣ, bảo hiểm, du lịch, mua hàng trên mạng và các dịch vụ ngân hàng cơ bản khác.

1.5.2 Các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

NHĐT tại Việt Nam đang trong giai đoạn bắt đầu phát triển, còn khá mới mẻ và khách hàng cũng chƣa thật sự an tâm lắm đến các dịch vụ này. Do đó, để tạo niềm tin cho khách hàng, phát triển dịch vụ NHĐT mang lại nhiều tiện lợi cho khách hàng, Việt Nam đã học hỏi có chọn lọc và rút ra các bài học kinh nghiệm sau:

- Xây dựng các điều kiện pháp lý trƣớc khi triển khai dịch vụ NHĐT nhƣ nguyên tắc chung khi tiến hành giao dịch điện tử, phƣơng tiện thanh toán điện tử.

- Đầu tƣ cơ sở vật chất và công nghệ hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển. Đồng thời xây dựng chữ ký điện tử, chứng thực chữ ký điện tử, an ninh, an toàn, bảo vệ, bảo mật trong giao dịch diện tử.

- Xây dựng quy trình đánh giá độc lập về an ninh khi triển khai các hệ thống Internet Banking, cũng nhƣ áp dụng các tiêu chuẩn về an ninh an tồn thơng tin ngăn chặn nguy cơ có thể bị tội phạm mạng lợi dụng tấn công vào hệ thống nhƣ lỗ hổng trong chức năng chuyển tiền có thể khiến ngƣời sử dụng bị lừa chuyển tiền cho kẻ xấu; chức năng “Khôi phục mật khẩu” bị lợi dụng để đổi mật khẩu của chủ tài khoản; sử dụng tính năng “ Thắc mắc khiếu nại” để cài mã độc vào máy chủ của ngân hàng và kiểm sốt tồn bộ hệ thống…

- Xây dựng giao diện giao tiếp đơn giản, tiện ích và dễ sử dụng.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ am hiểu, có kiến thức sâu về dịch vụ NHĐT.

- Áp dụng song hành hai hình thức: hình thức ngân hàng trực tuyến, chỉ tồn tại dựa trên Internet, cung cấp dịch vụ 100% thông qua môi trƣờng mạng và mơ hình kết hợp giữa hệ thống ngân hàng thƣơng mại truyền thống và điện tử hóa các dịch vụ truyền thống, tức là phân phối những sản phẩm cũ, truyền thông trên kênh phân phối mới. - Phổ biến rộng rãi các dịch vụ NHĐT, các tiện ích của việc sử dụng dịch vụ để mọi ngƣời dân đều hiểu biết, có niềm tin và chấp nhận sử dụng.

- Có chính sách ƣu tiên phí phù hợp với từng nhóm khách hàng. Nghiên cứu điều chỉnh mức phí lƣu của khách hàng theo hƣớng ngày càng giảm.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chƣơng 1 đã nêu khái quát những khái niệm cơ bản, các dịch vụ NHĐT, điều kiện để phát triển cũng nhƣ các giai đoạn phát triển của NHĐT, đƣa ra một bức tranh tổng quan về sự phát triển của NHĐT ở một số nƣớc trên thế giới, tại các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam và từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Với những tiện ích, ƣu điểm của các sản phẩm NHĐT cho thấy việc phát triển dịch vụ này tại các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam là xu hƣớng tất yếu, mang tính khách quan trong nền kinh tế hiện đại, thời đại hội nhập kinh tế quốc tế.

Tuy nhiên, để phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại này cũng cần có sự hiểu biết, chấp nhận của khách hàng, đồng thời vấn đề về pháp lý, cơ sở vật chất và cơng nghệ, con ngƣời cũng góp phần khơng kém trong việc triển khai thành công dịch vụ NHĐT.

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN

VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại cố phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)