Mơ hình khái niệm sự hài lòng của sinh viên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên về chất lượng giảng dạy của trường cao đẳng tài chính hải quan luận văn thạc sĩ (Trang 27)

Nguồn: Clara Cardone, et al ( 2001:11)

- Mơ hình 2 bao gồm các chỉ tiêu chất lượng liên quan đến sinh viên như là nhà đồng sản xuất của dịch vụ giảng dạy. Ý tưởng được giới thiệu ở đây là mức độ sự hài lòng của sinh viên với các giáo sư và chương trình bị ảnh hưởng bởi sự quan tâm của học sinh và sự cống hiến hoặc nghiêng về một môn học cụ thể. Cấu trúc đầu ra đề xuất trong mơ hình 1 được duy trì và thêm vào hai chỉ số về mức độ hài lòng điều khiển bởi sinh viên:

Dedic: Mức độ tham gia của sinh viên với môn học Interes: Sự quan tâm của sinh viên đến môn học PQ1 PQ2 PQ3 PQ4 PQ5 SATISFACTION PS PROG.S PL

Hình 2.2. Mơ hình khái niệm sự hài lòng của sv như là nhà đồng sản xuất

Nguồn: Clara Cardone, et al ( 2001:13)

Norazah Mohd Sukia et al. (2008) trong nghiên cứu về sự hài lòng của sinh viên đối với giáo viên ngoại khóa đã đưa ra mơ hình các nhân tố tác động đến sự hài lòng dựa vào chỉ số hài lòng của Mỹ:

Hình 2.3. Mơ hình đo lường sự hài lịng của sv đối với giáo viên ngoại khóa

Nguồn: Norazah Mohd Sukia et al. (2008:38)

DEDIC INTERES PQ1 PQ2 PQ3 PQ4 PQ5 SATISFACTION PS PROG.S PL Giá trị cảm nhận Sự hài lòng của sinh viên

Sự tự tin của sinh viên

Sự mong đợi của sinh viên

Trường cao đẳng cộng đồng Albury Wodonga thì cho thấy mối quan hệ giữa chất lượng giảng dạy và sự hài lịng của sinh viên thể hiện qua mơ hình:

Hình 2.4. Mơ hình đo lường sự hài lịng của sv đối với chất lượng giảng dạy

Nguồn: Student Satisfaction Survey - Albury Wodonga Community College (2010:14)

Có rất nhiều mơ hình nghiên cứu sự hài lịng của sinh viên về chất lượng giảng dạy, tùy vào đặc điểm nghiên cứu cụ thể mà nhà nghiên cứu có thể chọn mơ hình phù hợp.

2.1.4. Khái quát tình hình nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên về chất lượng giảng dạy giảng dạy

Nâng cao chất lượng giảng dạy nói riêng và chất lượng đào tạo nói chung ln là mối quan tâm hàng đầu của các cơ sở giáo dục cũng như của toàn xã hội,

Sự nghiêm khắc học tập Thông tin phản hồi Hoạt động của giáo viên Quan hệ giữa GV và SV Sự hiểu biết của giáo viên

Sự hài lòng của sinh viên Chất lượng giảng dạy

trung vào phân tích, nghiên cứu sự hài lòng của học viên đối với cơ sở giáo dục cũng như chất lượng giảng dạy.

2.1.4.1. Khái quát tình hình nghiên cứu trên thế giới

Sherry & ctg (2004), đã tiến hành đo lường kỳ vọng và cảm nhận của sinh viên bản xứ và sinh viên nước ngồi về Học viện Cơng nghệ UNITEC, Auckland, NewZealand với thang đo Servqual 5 thành phần với 20 biến quan sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy thang đo đạt độ tin cậy và giá trị tốt với 5 thành phần phân biệt như thang đo gốc. Tất cả các khoảng cách giữa cảm nhận và kỳ vọng của 5 thành phần đều âm và có ý nghĩa. Điều này cho thấy UNITEC cần phần cải tiến nhiều để nâng cao chất lượng dịch vụ giáo dục. Nghiên cứu cũng cho thấy chất lượng kỳ vọng của sinh viên trong nước và bản xứ khác nhau không đáng kể nhưng về chất lượng cảm nhận của sinh viên nước ngồi thì thấp hơn nhiều so với sinh viên bản xứ. Khoảng cách giữa cảm nhận và kỳ vọng của sinh viên nước ngoài lớn hơn đáng kể thuộc về thành phần sự cảm thông, sự đảm bảo và sự đáp ứng (Sherry & ctg , 2004, dẫn theo Nguyễn Thành Long, 2006). Nghiên cứu tập trung vào các mặt nói chung liên quan đến Học viện Cơng nghệ UNITEC và trong đó chất lượng giảng dạy cũng được đề cập đến nhưng không được tập trung phân tích.

Sinpes và N.Thomson (1999) đã nghiên cứu điều tra sinh viên của 6 trường đại học ở 3 bang của Hoa Kỳ để tìm hiểu các nhân tố tác động đến chất lượng cảm nhận của sinh viên trong giáo dục đại học. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng từ 5 thành phần ban đầu của thang đo SERVQUAL chỉ cịn 3 thành phần có đủ độ tin cậy và giá trị phân biệt đó là: sự cảm thơng, năng lực đáp ứng, phương tiện hữu hình. Sự cảm thông và quan tâm của giảng viên đối với sinh viên là yếu tố quan trọng nhất cho sự đánh giá chất lượng dịch vụ. ngoài ra, các biến kiểm sốt về giới tính, năm học tập của sinh viên và mức độ công bằng trong đánh giá của giảng viên cũng tác động đến chất lượng dịch vụ cảm nhận của sinh viên.

Rafael A.Calvo, Lina MarKausKaite và Keith Trigwell tại đại học Sydney đã tập trung nghiên cứu đề tài “các yếu tố ảnh hưởng đến kinh nghiệm và sự hài lòng về chất lượng giảng dạy của sinh viên trong ngành kỹ thuật”. Nghiên cứu này sử

dụng 45.467 phản hồi từ sinh viên kỹ thuật để khám phá ra các yếu tố liên quan đến sự thay đổi trong kinh nghiệm học tập của sinh viên bao gồm cả kinh nghiệm của họ về chất lượng giảng dạy và sự hài lòng tổng thể về môn học của họ. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự hỗ trợ của giáo viên và khả năng của họ ảnh hưởng nhất tới sự hài lòng, trong khi khối lượng công việc và cơ sở hạ tầng ảnh hưởng ít nhất tới sự hài lịng.

Ngồi ra cịn có rất nhiều nghiên cứu lại tập trung vào việc sinh viên đánh giá chất lượng giảng dạy cũng như các yếu tố nào chi phối đến sự đánh giá của sinh viên như: Davies và cộng sự (2007) đã thấy rằng đánh giá về giảng dạy có liên quan đến rất nhiều yếu tố bao gồm cả nền tảng văn hóa và giới tính của sinh viên, năm, cấp, học kỳ,…còn Thomas và Galambos (2004) phát hiện ra nền tảng học vấn của học sinh lại rất quan trọng ảnh hưởng đến nhận thức giảng dạy của giảng viên. Hầu hết các nghiên cứu về sự hài lòng của sinh viên với giảng dạy đã chỉ ra rằng sinh viên đánh giá phụ thuộc nhiều vào quá trình hoạt động của giáo viên hơn so với các yếu tố khác. Đó là sinh viên có xu hướng đánh giá nhận thức chất lượng giảng dạy về các đặc điểm của giáo viên bao gồm cả sự nhiệt tình, trình bày rõ ràng (Goldstein và Benassi, 2006). Họ ít chú trọng vào tài liệu giảng dạy, phương tiện giảng dạy và các tiện ích như thư viện và máy tính (Richardson, 2005).

Nhìn chung trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu tập trung vào phân tích sự hài lòng của sinh viên đối với cơ sở giáo dục ở diện bao quát (chất lượng đào tạo) hay ở mức độ hẹp hơn (chất lượng hoạt động giảng dạy). Mỗi nghiên cứu đều có những mặt đạt được cũng như những mặt hạn chế cần khắc phục để làm tiền đề cho các nghiên cứu tiếp.

2.1.4.2. Khái quát tình hình nghiên cứu tại Việt Nam

Ở Việt Nam trong những năm gần đây họat động lấy ý kiến sinh viên ngày càng được xem trọng hơn với hàng loạt các nghiên cứu khảo sát về việc sử dụng các mơ hình chất lượng dịch vụ để đánh giá sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo hay các nghiên cứu lại tập trung vào đánh giá chất lượng hoạt động giảng dạy của giảng viên:

Năm 2008, tác giả Trần Thị Tú Anh với đề tài “Nghiên cứu đánh giá chất lượng giảng dạy đại học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền” .Nghiên cứu này tập trung làm rõ khái niệm “chất lượng hoạt động giảng dạy” được chấp nhận như thế nào tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền sau đó đề ra những tiêu chí, phương pháp tiếp cận và công cụ đánh giá để đo lường chất lượng hoạt động giảng dạy tại Học viện. Đối với đánh giá chất lượng giảng dạy môn học, nghiên cứu đưa ra 5 tiêu chí đánh giá là: mục tiêu môn học, phương pháp giảng dạy, nội dung môn học, tài liệu học tập và hoạt động kiểm tra đánh giá. Sau khi đưa ra các tiêu chí và các chỉ số, tác giả đã thiết lập nên bảng câu hỏi đánh giá chất lượng giảng dạy môn học gồm 10 câu hỏi theo thang đo Likert 5 mức độ và tiến hành lấy ý kiến 1.764 sinh viên từ 27 lớp thuộc 15 khoa để đánh giá chất lượng giảng dạy của 46 môn học. Kết quả cho thấy chất lượng giảng dạy các môn học tại học viện là không đồng đều. Khoảng cách chất lượng giữa những môn giảng dạy tốt nhất và kém nhất tương đối xa. Ngồi ra, kết quả phân tích cịn cho thấy sự khác nhau mức độ hài lòng của sinh viên với chất lượng giảng dạy môn học giữa các khoa. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng đưa ra 5 tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy khóa học bao gồm: nội dung chương trình đào tạo, cấu trúc chương trình đào tạo, trang thiết bị dạy học, hoạt động giảng dạy và đánh giá chung tồn khóa học. Bảng hỏi dùng để đánh giá khóa học được thiết kế theo thang đo Likert 1-4 (không đồng ý, đồng ý một phần, đồng ý về cơ bản, hoàn toàn đồng ý) và 1-3 mức độ (quá nhiều, vừa, quá ít) và tiến hành khảo sát với 142 cán bộ giảng dạy và quản lý. Kết quả thống kê cho thấy hầu hết giảng viên và cán bộ quản lý đều đồng ý về cơ bản hoặc hoàn toàn đồng ý với các nhận định đưa ra trong bảng hỏi (58%). Điều đó có nghĩa là giảng viên và cán bộ quản lý đánh giá chất lượng chương trình của học viên là chấp nhận được. từ các kết quả đó tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy tại học viện cho từng đối tượng như: nhà trường, giảng viên và sinh viên. Hạn chế của đề tài là chưa đưa ra được các nhân tố tác động chính đến sự hài lòng của sinh viên về hoạt động giảng dạy cũng như mơ hình nghiên cứu phù hợp để đo lường mức độ hài lòng về chất lượng giảng dạy.

Tác giả Vũ Thị Quỳnh Nga trong luận văn thạc sĩ đã nghiên cứu đề tài “Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc đánh giá của sinh viên đối với hoạt động giảng dạy” (năm 2008). Nghiên cứu này tập trung vào việc phân tích sự ảnh hưởng của đặc điểm nhân khẩu học và đặc điểm xã hội, mức sống của sinh viên đến việc đánh giá của họ về hoạt động giảng dạy để từ đó hiểu rõ hơn những địi hỏi của sinh viên, để giúp các giảng viên, các trường đại học tìm ra những phương pháp quản lý, đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy phù hợp với mọi đối tượng sinh viên. Nghiên cứu này được khảo sát trên 2 nhóm sinh viên là sinh viên năm thứ nhất và sinh viên năm thứ 4 của các khối, ngành: khối nghệ thuật (ngành Kiến trúc); khối tài chính kế tốn (ngành Tài chính kế tốn); khối xã hội nhân văn (ngành Du lịch) và khối kỹ thuật (ngành công nghệ thông tin) với hoạt động giảng dạy như:

- Tác động đặc điểm dân số học như: giới tính, tuổi, vùng miền, nghề nghiệp cha mẹ, trình đơ học vấn của cha mẹ ảnh hưởng như thế nào đến việc sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên.

- Tác động đặc điểm kinh tế của sinh viên như: ngành học, năm sinh viên đang học, sĩ số lớp học, kết quả điểm trung bình, mức độ tham gia trên lớp của sinh viên, chi tiêu hàng tháng của sinh viên ảnh hưởng như thế nào đến việc sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên.

Kết quả nghiên cứu cho thấy đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên qua sinh viên cần chú ý đến đặc điểm của sinh viên như yếu tố giới, con thứ mấy trong gia đình, nghề nghiệp của bố mẹ, ngành học, năm học, sĩ số lớp học, điểm trung bình chung và mức độ tham gia trên lớp.

Nghiên cứu của Nguyễn Thành Long tại Đại học An Giang sử dụng thang đo SERVPERF để đánh giá chất lượng đào tạo. kết quả cho thấy thang đo SERVPERF vẫn đa hướng nhưng có sự biến đổi các thành phần từ đặc trưng dịch vụ sang các thành tố cung ứng dịch vụ, các yếu tố giảng viên, cơ sở vật chất, sự tin cậy vào nhà trường là ba yếu tố quan trọng nhất của chất lượng đào tạo. Nghiên cứu này cũng chỉ ra giảng viên là thành phần quan trọng nhất tác động đến sự hài lòng của sinh viên, sinh viên cũng có cách nhìn về giảng viên khá tồn diện; hai thành phần tiếp

theo có tác động đáng kể là cơ sở vật chất và sự tin cậy vào nhà trường. Hạn chế của nghiên cứu này là việc lấy mẫu ngẫu nhiên theo đơn vị lớp ở các khoa làm tính đại diện chưa cao.

2.1.4.3. Quan điểm của tác giả về vấn đề nghiên cứu

Nghiên cứu sự hài lòng của học viên về chất lượng giảng dạy cụ thể tại trường Cao đẳng Tài chính Hải quan khơng chỉ tập trung vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lịng của sinh viên để đưa ra mơ hình nghiên cứu phù hợp mà còn tập trung vào các tiêu chí mà học viên quan tâm cũng như mong đợi để nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên. Như vậy việc khám phá ra các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy - sự hài lịng của học viên và đưa ra một mơ hình nghiên cứu phù hợp với điều kiện tại Việt Nam cũng như tại trường Cao đẳng Tài chính Hải quan là điều cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy nói riêng và chất lượng đào tạo nói chung tại các cơ sở giáo dục tại Việt Nam.

2.2. Mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu 2.2.1. Mơ hình nghiên cứu

Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên về chất lượng giảng dạy tại trường cao đẳng cộng đồng Albury Wodonga đã cho thấy sự hài lòng chịu tác động của 5 yếu tố đó là sự nghiêm khắc trong học tập, thơng tin phản hồi, sự hiểu biết của giáo viên, hoạt động của giáo viên và quan hệ giữa giáo viên và học sinh, từ kết quả đó tác giả đã đưa ra mơ hình nghiên cứu sự hài lịng của sinh viên đối với chất lượng giảng dạy tại trường Cao đẳng Tài chính Hải quan cũng chịu sự tác động của 5 yếu tố nhưng đã được điều chỉnh lại cho phù hợp với thực tế tại trường Cao đẳng Tài chính Hải quan đó là (1) nội dung kiến thức của giảng viên (được điều chỉnh từ yếu tố sự nghiêm khắc trong học tập), (2) phương pháp giảng dạy của giảng viên (kết hợp yếu tố sự hiểu biết của giáo viên và hoạt động của giáo viên ), (3) phương pháp kiểm tra đánh giá của giảng viên ( được điều chỉnh từ yếu tố thông tin phản hồi),(4) quan hệ giao tiếp giữa giảng viên và sinh viên và (5) thêm vào một yếu tố là tác phong sư phạm của giảng viên vì Việt Nam là một đất nước phương đơng do đó rất

chú trọng tới phẩm chất, tác phong của nhà giáo nên tác giả đã thêm yếu tố tác phong sư phạm vào mơ hình để nghiên cứu.

Mơ hình nghiên cứu đề xuất để đo lường sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng giảng dạy tại trường Cao đẳng Tài chính Hải quan được cụ thể như hình 2.5:

Hình 2.5. Mơ hình nghiên cứu đề xuất để đo lường sự hài lòng của sinh viên trường Cao đẳng Tài chính Hải quan về chất lượng giảng dạy

2.2.2. Các giả thuyết nghiên cứu

Từ mơ hình nghiên cứu đề xuất, tác giả đưa ra các giả thuyết nghiên cứu:

H1: Khi Nội dung kiến thức giảng dạy của giảng viên được sinh viên đánh giá

cao hay thấp thì mức độ hài lịng của sinh viên sẽ cao hay thấp tương ứng.

H2: Khi Phương pháp giảng dạy của giảng viên được sinh viên đánh giá cao hay

thấp thì mức độ hài lịng của sinh viên sẽ cao hay thấp tương ứng.

H3: Khi Phương pháp kiểm tra và đánh giá được sinh viên đánh giá cao hay thấp

thì mức độ hài lịng của sinh viên sẽ cao hay thấp tương ứng.

H4: Khi Quan hệ giao tiếp giữa giảng viên và sinh viên được sinh viên đánh giá

cao hay thấp thì mức độ hài lòng của sinh viên sẽ cao hay thấp tương ứng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên về chất lượng giảng dạy của trường cao đẳng tài chính hải quan luận văn thạc sĩ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)