Phân tích hồi quy đa biến

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên về chất lượng giảng dạy của trường cao đẳng tài chính hải quan luận văn thạc sĩ (Trang 56)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4. Kiểm định mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu

4.4.1.3. Phân tích hồi quy đa biến

Qua phân tích tương quan ta thấy cả 5 biến độc lập của mơ hình đều có tương quan chặt chẽ với biến phụ thuộc nên tất cả các biến này đều được lựa chọn để đưa vào bước phân tích tiếp theo là phân tích hồi quy đa biến

Để kiểm định sự phù hợp của mơ hình ta sử dụng kiểm định F. Kiểm định này đưa ra giả thuyết H0 = các biến độc lập không ảnh hưởng đến biến phụ thuộc. Nếu giá trị sig là rất nhỏ, <0,05 thì sẽ bác bỏ giả thuyết H0 và điều đó có nghĩa là mơ hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tập dữ liệu.

Với phương pháp Enter (các biến được đưa vào một lần) kết quả của việc phân tích hồi quy tuyến tính bội được đưa ra dưới đây:

Bảng 4.12. Kết quả hồi quy sử dụng phương pháp Enter Tóm tắt mơ hình Mơ hình R Hệ số xác định R2 R2 được điều chỉnh Độ lệch chuẩn của ước lượng

Thống kê thay đổi Thay đổi R2 Thay đổi F df1 df2 Mức ý nghĩa p 1 .543 a .295 .281 .82768 .295 22.21 0 5 266 .000 a. Biến giải thích: (hằng số hồi quy), PTHTGD, TPSP, KTDG, PPGD va KT, QHGT

Kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy giá trị hệ số tương quan là 0,543 > 0,5 do đó mơ hình thích hợp để sử dụng đánh giá mối quan hệ giữa biến phụ thuộc.

Bảng 4.13. Kết quả phân tích phương sai ANOVA ANOVAb Mơ hình Tổng các độ lệch bình phương Bậc tự do Phương sai F Mức ý nghĩa p 1 Biến thiên do hồi quy 76.074 5 15.215 22.210 .000a

Biến thiên không do hồi quy 182.223 266 .685 Total 258.297 271

a. Biến giải thích: (hằng số hồi quy), PTHTGD, TPSP, KTDG, PPGD va KT, QHGT

b. biến phụ thuộc: HL

Kết quả bảng 4.13 cho thấy giá trị thống kê F có giá trị sig. rất nhỏ bằng 0.000, nên mơ hình hồi quy được xây dựng là phù hợp với bộ dữ liệu thu thập được. Như vậy, các biến độc lập trong mơ hình đều có mối quan hệ với biến phụ thuộc.

Bảng 4.14. Bảng phân tích các hệ số hồi quy đa biến Hệ sốa

Mơ hình

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa

Hệ số hồi quy chuẩn hóa t Mức ý nghĩa p

Đo lường đa cộng tuyến B Std. Error Beta Độ chấp nhận của biến Hệ số VIF 1 (hằng số hồi quy) 4.158 .336 12.358 .000 QHGT .379 .072 .318 5.236 .000 .720 1.388 PPGD va KT .541 .084 .377 6.422 .000 .769 1.301 TPSP .016 .061 .016 .265 .791 .716 1.396 KTDG .074 .066 .065 1.120 .026 .776 1.289 PTHTGD -.023 .052 -.024 -.433 .665 .861 1.162 a. biến phụ thuộc:HL

Với mức ý nghĩa 5% được chọn trong nghiên cứu thông thường, nếu Sig. <0.05 thì có thể nói các biến độc lập đều tác động lên biến phụ thuộc. Kết quả phân tích phương sai cho ta thấy giá trị Sig. của các biến quan hệ giao tiếp, phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá nhỏ hơn 0.05 do đó ta có thể nói rằng ba biến có ý nghĩa trong mơ hình và có tác động cùng chiều đến sự hài lòng của sinh viên. Biến tác phong sư phạm và phương tiện hỗ trợ giảng dạy khơng có ý nghĩa thống kê (Sig. >0.05) nên bị loại ra khỏi mơ hình. Kết quả phân tích các hệ số hồi qui cho thấy mơ hình khơng xảy ra hiện tượng đa công tuyến tức các biến độc lập không tác động lên nhau do hệ số phóng đại phương sai (VIF) của các biến đều <10.

Như vậy kết quả hồi qui thể hiện sự hài lòng của sinh viên chịu tác động của ba yếu tố là mối quan hệ giao tiếp, phương pháp giảng dạy và kiến thức của giảng viên, phương pháp kiểm tra đánh giá. Các hệ số hồi qui chuẩn hóa cho biết mức độ tác động của từng biến phụ thuộc đối với biến độc lập. Trong mơ hình, yếu tố phương pháp giảng dạy và kiến thức của giảng viên có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự hài lòng của sinh viên do hệ số hồi qui của biến này lớn nhất (β = 0.377) và sau đó yếu tố quan hệ giao tiếp giữa GV và SV (β = 0.318) và cuối cùng là yếu tố kiểm tra đánh giá (β = 0.065) đến mức độ phản hồi của sinh viên trường Cao đẳng tài chính Hải Quan.

Phương trình hồi qui đa biến có hệ số Beta chuẩn hóa như sau:

HL=0.377PPGD va KT+0.318 QHGT+0.065 KTDG 4.4.2. Kiểm định giả thiết nghiên cứu

Có 5 giả thuyết cần được kiểm nghiệm. Các giả thuyết từ H1 đến H5 trình bày mối quan hệ giữa các nhân tố trong thang đo chất lượng giảng dạy và sự hài lòng của sinh viên.

Giả thuyết H1: “Khi Quan hệ giao tiếp giữa GV và SV được sinh viên

đánh giá cao hay thấp thì mức độ hài lịng của sinh viên sẽ cao hay thấp tương ứng” không bị bác bỏ với mức ý nghĩa 5% (xem cột Sig. bảng 4.14)

Giả thuyết H2: “Khi Phương pháp giảng dạy và kiến thức của giảng viên

được sinh viên đánh giá cao hay thấp thì mức độ hài lịng của sinh viên sẽ cao hay thấp tương ứng” không bị bác bỏ với mức ý nghĩa 5% (xem cột Sig. bảng 4.14).

Giả thuyết H3: “Khi Tác phong sư phạm của GV được sinh viên đánh giá

cao hay thấp thì mức độ hài lòng của sinh viên sẽ cao hay thấp tương ứng” bị bác bỏ do Sig. = 0.791.

Giả thuyết H4: “Khi Phương pháp kiểm tra đánh giá được sinh viên đánh

giá cao hay thấp thì mức độ hài lòng của sinh viên sẽ cao hay thấp tương ứng” không bị bác bỏ với mức ý nghĩa 5% (xem cột Sig. bảng 4.14)

Giả thuyết H5: “Khi Phương tiện hỗ trợ giảng dạy được đánh giá cao hay

thấp thì mức độ hài lịng của sinh viên sẽ cao hay thấp tương ứng” bị bác bỏ bỏ do Sig. = 0.665

Như vậy, Giả thuyết H1, H2 và H4 khơng bị bác bỏ với mức ý nghĩa 5% có ghĩa là nhân tố quan hệ giao tiếp giữa GV và SV, phương pháp giảng dạy và kiến thức của giảng viên và nhân tố kiểm tra đánh gia ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sinh viên. Những nhân tố này được cải tiến sẽ làm tăng mức độ hài lòng của sinh viên đối với chất lượng giảng dạy của trường cao đẳng Tài Chính Hải Quan được thể hiện qua hình 4.2. như sau:

Hình 4.2. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài lòng +0.065 +0.065

+0.377 +0.318

Quan hệ giao tiếp giữa GV và SV

Phương pháp giảng dạy và kiến thức của GV

Phương pháp kiểm tra đánh giá

Sự hài lịng của sinh viên

Tóm tắt chương 4

- Kiểm định thang đo các yếu tố xuất hiện trong mơ hình bằng việc kiểm tra độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha và kiểm tra độ giá trị thơng qua phân tích nhân tố khám phá. Kết quả kiểm tra độ tin cậy cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo của các yếu tố trong mơ hình nghiên cứu đều đạt yêu cầu lớn hơn 0.6.

- Kết quả phân tích nhân tố của thành phần phụ thuộc cho thấy chỉ có 1 nhân tố duy nhất được tạo ra đại diện cho các biến quan sát thuộc thang đo sựu hài lịng. Cuối cùng sau khi phân tích nhân tố thì có 5 yếu tố độc lập là “Quan hệ giao tiếp giữa GV với SV”, “Phương pháp giảng dạy và kiến thức của giảng viên”, “Tác phong sư phạm của giảng viên”, “Phương pháp kiểm tra đánh giá”, “Phương tiện hỗ trợ giảng dạy”

- Kết quả phân tích hồi quy đa biến của mơ hình đã hiệu chỉnh cho thấy có 3 yếu tố có ảnh hưởng đến sự hài lòng. Thứ tự ảnh hưởng đến yếu tố sự hài lòng từ thấp đến cao của 3 yếu tố này lần lượt là: “Phương pháp giảng dạy và kiến thức của giảng viên”, “Quan hệ giao tiếp giữa GV và SV”, “Phương pháp kiểm tra đánh giá”. - Kiểm định lại 3 giả thiết này thì đều phù hợp với các giả thiết đã đặt ra.

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trong chương 4 đã trình bày các nghiên cứu thực nghiệm để kiểm định thang đo, mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu. Trong chương 5 này tác giả sẽ trình bày các nội dung như: đánh giá tổng hợp về kết quả nghiên cứu, gợi ý một số giải pháp, trình bày ý nghĩa của nghiên cứu và cuối cùng là các hạn chế của nghiên cứu và các hướng nghiên cứu tiếp theo.

5.1. Đánh giá tổng hợp về kết quả nghiên cứu

Đây là nghiên cứu chính thức đầu tiên tại Việt Nam về sự hài lòng của sinh viên với các nhân tố của chất lượng giảng dạy của giảng viên chứ không phải của khóa học hay mơn học, hay cơ sở giáo dục. Một số kết quả chính được tổng hợp như:

¾ Về thang đo chất lượng giảng dạy

Dựa vào các nghiên cứu ở Việt Nam cũng như trên thế giới về chất lượng giảng dạy khóa học cũng như chất lượng giảng dạy của toàn bộ nhà trường mà trong đó chất lượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên chiếm một vai trò quan trọng, tác giả đã đưa ra thang đo về chất lượng giảng dạy với 5 nhân tố là “Quan hệ giao tiếp giữa GV và SV”, “Nội dung kiến thức giảng dạy của GV”, “Tác phong sư phạm của GV”, “Phương pháp kiểm tra đánh giá” và “Phương pháp giảng dạy của GV”. Sau kết quả phân tích nhân tố khám phá thì vẫn còn 5 thành phần nhưng được điều chỉnh lại thành 5 nhân tố là “Quan hệ giao tiếp giữa GV và SV”, “Phương pháp giảng dạy và kiến thức của GV”, “Tác phong sư phạm của GV”, “Phương pháp kiểm tra đánh giá” và “Phương tiện hỗ trợ giảng dạy”.

Tiếp theo tác giả phân tích hồi quy đa biến thì chỉ cịn 3 nhân tố của thang đo chất lượng giảng dạy tác động đến sự hài lòng là “Quan hệ giao tiếp giữa GV và SV”, “Phương pháp giảng dạy và kiến thức của GV” và “Phương pháp kiểm tra đánh giá”. Kết quả phân tích cho ta thấy nhân tố “Phương pháp giảng dạy và kiến thức của GV” có ảnh hưởng nhất đến sự hài lịng (hệ số β=0.377) sau đó đến nhân tố “Quan hệ giao tiếp giữa GV và SV” (hệ số β=0.318) và cuối cùng là nhân tố “Phương pháp kiểm tra đánh giá” (hệ số β=0.065). Còn 2 nhân tố phương tiện hỗ

trợ giảng dạy và nhân tố tác phong sư phạm đã bị loại khỏi mơ hình nghiên cứu vì có sig. >0.5. Xét về góc độ tại trường Cao đẳng Tài chính Hải quan thì 2 biến này bị loại ra khỏi mơ hình thì phù hợp với thực tế tại trường vì:

o Phương tiện hỗ trợ giảng dạy đối với các giảng viên là như nhau, nhà trường cung cấp máy chiếu, micro, phấn, bảng và ln địi hỏi giảng viên phải kết hợp các phương tiện giảng dạy hiện đại vào bài giảng, do đó sinh viên đã khơng xem yếu tố này là quan trọng đối với sự hài lòng.

o Tác phong sư phạm của giảng viên: nhà trường cũng có yêu cầu rất khắt khe đối với giảng viên đứng lớp về trang phục, ứng xử với sinh viên và qua kết quả khảo sát cũng cho thấy sinh viên không đặt trọng tâm nhân tố tác phong sư phạm có thể ảnh hưởng đến sự hài lịng của họ.

¾ Về thang đo sự hài lịng

Sự hài lòng của SV đối với chất lượng giảng dạy của trường Cao đẳng Tài chính Hải quan được hiểu như sự mong đợi, hài lòng với đội ngũ giảng viên trực tiếp giảng dạy của nhà trường, tác giải đã đưa ra được các biến quan sát để đo lường sự hài lịng và thơng qua phân tích Cronbach Alpha cho thấy các biến này đều đạt tiêu chuẩn với Alpha=0.764, sau đó tiếp tục đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá đã cho thấy các biến quan sát đều đạt độ tin cậy và cuối cùng là tìm ra được mơ hình hồi quy thể hiện mối quan hệ giữa chất lượng giảng dạy và sự hài lòng của sinh viên:

Sự hài lòng = 0.377 Phương pháp giảng dạy và kiến thức của giảng viên + 0.318 Quan hệ giao tiếp giữa giảng viên và sinh viên + 0.065 phương pháp kiểm tra

đánh giá của giảng viên

Từ sự đánh giá tổng quát trên và từ mơ hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của sinh viên về chất lượng giảng dạy của giảng viên nhà trường.

5.2. Gợi ý một số giải pháp nhằm nâng cao mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng giảng dạy tại trường Cao đẳng Tài chính Hải quan. chất lượng giảng dạy tại trường Cao đẳng Tài chính Hải quan.

Như đã trình bày trong chương 4 cũng như phần đánh giá tóm tắt kết quả nghiên cứu thì từ mơ hình hồi quy chúng ta đã xác định được mức độ quan trọng của các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên. Như vậy, muốn nâng cao sự hài lòng của sinh viên thì cần thực hiện các giải pháp theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng và tác động đến sự hài lòng của sinh viên.

5.2.1. Về phương pháp giảng dạy và kiến thức của giảng viên

™ Cơ sở giải pháp:

Phương pháp giảng dạy và kiến thức của giảng viên có tác động mạnh nhất đến sự hài lòng (β=0,377), và cũng được sinh viên đánh giá cao nhất (trị giá trung bình 3.3922) trong các thành phần có ảnh hưởng đến sự hài lòng. Các biến quan sát của nhân tố phương pháp giảng dạy và kiến thức của giảng viên như “giảng viên chuyển tài đầy đủ nội dung đã được thông báo qua đề cương mơn học” , “giảng viên có kiến thức chuyên môn sâu về lĩnh vực giảng dạy”, “giảng viên có kiến thức vững chắc”, “giảng viên truyền đạt rõ ràng dễ hiểu”, “giảng viên giảng dạy rõ ràng, dễ hiểu” và “kết quả học tập được đánh giá bằng nhiều hình thức khá nhau” đều có trị trung bình trên nằm ở mức lớn hơn 3, với 272 mẫu khảo sát thì thấp nhất vẫn có sinh viên hồn tồn khơng đồng ý (mức 1) và có số đồng ý tuyệt đối (mức 5) nhưng nhìn chung với các yếu tố đều ở mức 3 thì có cho thấy học sinh chưa có sự hài lịng cao đối với chất lượng giảng dạy của giảng viên.

™ Nội dung giải pháp:

Đối tượng theo học tại trường là các em sinh viên (cao đẳng), học sinh (trung cấp) với trình độ cịn thấp, tâm lý học tập thụ động, nhiều em chưa coi trọng vấn đề học tập nên để có thể giảng dạy cho các em hiểu vấn đề đòi hỏi người giảng viên cần áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau như phát vấn, thảo luận nhóm,… đồng thời quan tâm đến việc học tập trên lớp, theo dõi bài vở bởi ý thức tự giác của các em không cao. Người giảng viên cần nâng cao năng lực chuyên

môn, kết hợp kiến thức thực tế vào bài giảng để thu hút người học, tạo khơng khí lớp học sinh động.

5.2.2. Về quan hệ giao tiếp giữa giảng viên và sinh viên

™ Cơ sở giải pháp:

Quan hệ giao tiếp giữa giảng viên và sinh viên cũng có tác động tích cực đến sự đánh giá của sinh viên (β=0,318), khi sinh viên đánh giá cao yếu tố “GV sẵn sàng tư vấn, giúp đỡ cho sinh viên khi cần”(trị trung bình là 2.89), “GV sẵn sàng tiếp thu ý kiến của người học” (trị trung bình là 2.64), “GV cung cấp những thơng tin hữu ích về học tập (bài tập, tài liệu tham khảo,..)” (trị trung bình là 2.74), “GV quan tâm đến việc học tập của sinh viên” (trị trung bình là 2.61), “GV thơng cảm, ân cần với sinh viên” (trị trung bình là 2.79) thì chứng tỏ sinh viên hài lịng với chất lượng giảng dạy của giảng viên. Nhìn chung qua kết quả khảo sát có thể thấy sinh viên chưa cảm nhận được mối quan hệ tốt với giảng viên.

™ Nội dung giải pháp:

Các yếu tố đều tác động đến sự hài lòng nhưng chưa được sinh viên đánh giá cao, do đó giảng viên cần quan tâm hơn nữa đối với sinh viên của mình, giảng viên luôn là người được sinh viên ngưỡng mộ và tôn trọng, sự ân cần, động viên của giảng viên sẽ là động lực to lớn thúc đẩy sinh viên cố gắng học tập. Giảng viên cần tạo môi trường học tập thân thiện, thoải mái sẽ giúp sinh viên phấn khởi trong học tập. Nhà trường có thể tổ chức các buổi giao lưu sinh hoạt tập thể giữa giảng viên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên về chất lượng giảng dạy của trường cao đẳng tài chính hải quan luận văn thạc sĩ (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)