Quy trình thực hiện nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên về chất lượng giảng dạy của trường cao đẳng tài chính hải quan luận văn thạc sĩ (Trang 38 - 52)

Điều chỉnh mơ hình nghiên cứu

Phân tích hồi quy

Đo lường mức độ hài lòng

Kiểm định các giả thuyết

Một số gợi ý nâng cao chất lượng hoạt động giảng dạy tại trường Cao đẳng Tài chính Hải quan

Thảo luận nhóm Phỏng vấn sâu

Thang đo 1 (sơ bộ)

Nghiên cứu định lượng (n=50) Kiểm tra tính ổn định của bảng câu hỏi

Điều chỉnh thang đo cho phù hợp với đối tượng

Thang đo 2 (chính thức) Nghiên cứu định lượng (n=300)

Đánh giá sơ bộ thang đo (kiểm tra hệ số tin cậy Cronbach

Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA)

Mục tiêu nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết

Lý thuyết về chất lượng giảng dạy-sự hài lòng

Thực tiễn về chất lượng hoạt động giảng dạy tại trường Cao đẳng Tài chính Hải quan

3.1.2. Nghiên cứu khám phá

Mục đích của bước nghiên cứu này là nhằm khám phá ra những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng giảng dạy tại trường Cao đẳng Tài chính Hải quan. Nghiên cứu khám phá được thực hiện thơng qua việc thảo luận nhóm một số sinh viên đang học tại trường theo mẫu thảo luận có sẵn (được trình bày ở phụ lục 1) tại phịng CT101 của trường Cao đẳng Tài chính Hải quan.

Dựa trên kết quả buổi thảo luận nhóm, bảng câu hỏi khảo sát sẽ được hình thành chính thức và đưa vào phỏng vấn trực tiếp. Bảng câu hỏi này trước khi tiến hành khảo sát trên diện rộng phải tham khảo ý kiến của một số chuyên gia và phỏng vấn thử 50 em sinh viên để kiểm tra ngơn từ trình bày có phù hợp, rõ ràng, dễ hiểu và thống nhất khơng.

3.1.3. Nghiên cứu chính thức

Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi với việc lấy mẫu phi ngẫu nhiên-lấy mẫu thuận tiện. Mơ hình đo lường gồm 26 biến quan sát, theo Hair & ctg (1998), kích thước mẫu cần thiết là n=130 (26 x 5). Để đạt được kích thước mẫu đề ra 300 bảng câu hỏi được gửi đi phỏng vấn và kết quả có 272 mẫu hợp lệ. Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phầm mềm SPSS 16.0. Sau khi mã hóa và điều chỉnh dữ liệu tác giả thực hiện các bước phân tích sau:

- Đánh giá độ tin cậy và giá trị thang đo thơng qua hệ số Cronbach Alpha. Qua đó các biến không phù hợp sẽ bị loại nếu hệ số tương quan biến nhỏ hơn 0,3 và thang đo sẽ được chấp nhận khi hệ số Alpha lớn hơn 0,6 (theo Nunnally Bernstein).

- Phân tích nhân tố được sử dụng khi hệ số KMO-Kaiser Meyer Olkin có giá trị 0,5 trở lên. Sau khi phân tích nhân tố những nhân tố nào tồn tại sẽ được đưa vào phân tích đa tương quan để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến. Cuối cùng là phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết nghiên cứu.

3.2. Xây dựng và điều chỉnh thang đo

Trong nghiên cứu này có hai thang đo được xây dựng và được điều chỉnh là thang đo về chất lượng giảng dạy của giảng viên và thang đo sự hài lòng của sinh

viên để đo lường chất lượng giảng dạy của học sinh, sinh viên tại trường Cao đẳng tài chính Hải quan. Trong nghiên cứu này để đo lường đánh giá sự hài lòng của sinh viên sử dụng thang đo Likert 5 mức độ, các câu hỏi đều ở dạng tích cực với việc phân chia hai cực là mức 1 - hồn tồn khơng đồng ý và mức 5 – hoàn toàn đồng ý.

3.2.1. Thang đo về chất lượng giảng dạy

Từ bảng thăm dò ý kiến về chất lượng giảng dạy sau buổi thảo luận nhóm 50 sinh viên của trường Cao đẳng tài chính Hải quan, cùng với việc tham vấn ý kiến của một số giảng viên trực tiếp tham gia giảng dạy tại trường thì bảng câu hỏi chính thức đã được hồn thành với 5 yếu tố đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên, đó là (1) nội dung kiến thức giảng dạy, (2) phương pháp giảng dạy của giảng viên, (3) phương pháp kiểm tra đánh giá, (4) quan hệ giao tiếp giữa giảng viên và sinh viên, (5) tác phong sư phạm của giảng viên. (xem bảng 3.2)

Bảng 3.2. Thang đo chất lượng giảng dạy của giảng viên Ký hiệu biến Câu hỏi các biến quan sát Ký hiệu biến Câu hỏi các biến quan sát

Nội dung kiến thức giảng dạy

KT 1 Giảng viên chuyển tải đầy đủ nội dung, kiến thức đã được thông báo qua đề cương môn học

KT 2 GV thường xuyên mở rộng, vận dụng kiến thức thực tế vào bài giảng

KT 3 GV có kiến thức chuyên môn sâu về lĩnh vực giảng dạy

KT 4 GV có kiến thức chun mơn vững chắc

Phương pháp giảng dạy

PPGD 1 GV truyền đạt rõ ràng, dễ hiểu

PPGD 2 GV giảng dạy thu hút, sinh động

PPGD 3 GV trình bày bài giảng rõ ràng, dễ chú ý

PPGD 4 GV sử dụng tốt các phương tiện, thiết bị hỗ trợ giảng dạy

Phương pháp kiểm tra đánh giá

KTDG 1 Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá bằng nhiều hình thức khác nhau

KTDG 2 Đề thi, kiểm tra tổng hợp được những kiến thức đã học

KTDG 3 Kết quả học tập được đánh giá chính xác, cơng bằng

KTDG 4 Kết quả học tập đánh giá đúng năng lực của SV

KTDG 5 Khiếu nại, thắc mắc của sinh viên được giải đáp thỏa đáng

Quan hệ giao tiếp giữa giảng viên và sinh viên

QHGT 1 GV gần gũi, dễ tiếp xúc

QHGT 2 GV sẵn sàng tư vấn, giúp đỡ cho sinh viên khi cần

QHGT 3 GV sẵn sàng tiếp thu ý kiến của người học

QHGT 4 GV cung cấp những thơng tin hữu ích về học tập (bài tập, tài liệu tham khảo,..)

QHGT 5 GV quan tâm đến việc học tập của sinh viên

QHGT 6 GV thông cảm, ân cần với sinh viên

Tác phong sư phạm của giảng viên

TPSP 1 GV có tác phong và thái độ đúng mực với sinh viên

TPSP 2 Trang phục của GV lịch sự, phù hợp với môi trường giảng dạy

TPSP 3 GV tuân thủ giờ giấc giảng dạy của nhà trường

TPSP 4 GV là một tấm gương sáng về nhân cách cho SV

3.2.2. Thang đo sự hài lòng của sinh viên

Thang đo sự hài lòng của sinh viên biểu thị sự hài lòng của sinh viên về chất lượng giảng dạy do giảng viên nhà trường cung cấp bao gồm 3 biến quan sát:

Bảng 3.3. Thang đo mức độ hài lòng của học viên về chất lượng giảng dạy Ký hiệu biến Câu hỏi các biến quan sát Ký hiệu biến Câu hỏi các biến quan sát

SAT 1 Nhìn chung tơi hài lịng với chất lượng giảng dạy của giảng viên nhà trường

SAT 2 Chất lượng giảng viên đáp ứng mong đợi của tôi

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương này nhằm trình bày một số phân tích về mẫu nghiên cứu, đánh giá sơ bộ thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha, EFA để từ đó điều chỉnh mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu cũng như kiểm định chúng bằng phân tích tương quan pearson, phân tích hồi quy.

4.1. Thiết kế mẫu – thơng tin mẫu nghiên cứu

4.1.1. Kích thước mẫu

Mẫu được chọn thep phương pháp phân tầng theo khoa quản lý sinh viên và không theo tỷ lệ với kích thước dự tính n=130. Để có thể thu được số mẫu cần thiết cho nghiên cứu 300 bảng phỏng vấn đã được phát ra.

Trường Cao đẳng Tài chính Hải Quan có 5 khoa gồm khoa tài chính, kế tốn, hệ thống thơng tin quản lý, quản trị kinh doanh và khoa kinh doanh quốc tế với trình độ đào tạo là trung cấp và cao đẳng. Nguyên tắc chọn mẫu dựa vào số lượng trung bình của sinh viên từng khoa, cụ thể là:

Bảng 4.1. Số lượng mẫu khảo sát theo khoa

Khoa Số lượng sinh viên Số lượng mẫu

Tài chính 1853 98

Kế tốn 2.140 112

Hệ thống thông tin quản

lý 185 11

Quản trị kinh doanh 1.010 54

Kinh doanh quốc tế 486 25

Sau khi thu thập và kiểm tra có 18 mẫu bị loại do có nhiều ơ trống, cuối cùng cịn lại 272 bảng câu hỏi hồn thành được sử dụng. Vì vậy kích thước mẫu cuối cùng là n=272, dữ liệu sẽ được xử lý bằng phầm mềm SPSS 16.0 và các thơng tin cụ thể được trình bày ở phần tiếp theo.

4.1.2. Thông tin mẫu nghiên cứu

Thông tin cụ thể về mẫu nghiên cứu được thể hiện ở bảng 4.2 sau đây:

Bảng 4.2. Thông tin mẫu nghiên cứu

Số lượng mẫu Tỷ lệ Giới tính Nam 139 51.11% Nữ 133 48.89% Khoa Tài chính 86 31.61% Kế tốn 100 36.76% Hệ thống TTQL 11 4.05% Quản trị KD 50 18.39% KD quốc tế 25 9.19%

Hệ đào tạo Trung cấp 112 41.18%

Cao đẳng 159 58.82%

4.2. Đánh giá thang đo

4.2.1. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha (CA)

Đây là bước đầu tiên để đánh giá thang đo đạt tiêu chuẩn, trong phân tích này tiêu chuẩn chọn thang đo là khi nó có hệ số tin cậy alpha từ 0,6 trở lên, các biến có hệ số tương quan biến tổng (item-total) nhỏ hơn 0,3 bị lọai. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) cho rằng nhiều nhà nghiên cứu đồng ý Cronbach alpha từ 0,8 đến 1 là thang đo lường tốt, từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach alpha từ 0,6 trở lên là sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu.

4.2.1.1. Thang đo chất lượng giảng dạy

Thang đo chất lượng giảng dạy được đo lường thông qua 5 thành phần là nội dung kiến thức giảng dạy (KT), phương pháp giảng dạy (PPGD), phương pháp kiểm tra đánh giá (KTDG), mối quan hệ giao tiếp giữa giảng viên và sinh viên (QHGT), tác phong sư phạm (TPSP)

Bảng 4.3. Kiểm định CA các thành phần của thang đo chất lượng giảng dạy Các mục hỏi Các mục hỏi Hệ số tương quan giữa biến và tổng Hệ số Cronbach Alpha nếu bỏ mục hỏi Hệ số Cronbach Alpha Nội dung kiến thức giảng dạy (KT)

Giảng viên chuyển tải đầy đủ nội dung, kiến thức đã được thông báo qua đề cương môn học .392 .631 Alpha = 0.664 Số mục hỏi = 4 GV thường xuyên mở rộng, vận dụng

kiến thức thực tế vào bài giảng .428 .611 GV có kiến thức chun mơn sâu về lĩnh

vực giảng dạy .497 .562

GV có kiến thức chuyên môn vững chắc .468 .582

Phương pháp giảng dạy (PPGD)

GV truyền đạt rõ ràng, dễ hiểu .398 .564 Alpha =

0.627 Số mục hỏi

= 4 GV giảng dạy thu hút, sinh động .317 .617 GV trình bày bài giảng rõ ràng, dễ chú ý .456 .519

GV sử dụng tốt các phương tiện, thiết bị

hỗ trợ giảng dạy .458 .519

Phương pháp kiểm tra đánh giá (KTDG)

Kết quả học tập của sinh viên được đánh

giá bằng nhiều hình thức khác nhau .353 .602 Alpha =

0.637 Số mục hỏi

= 5 Đề thi, kiểm tra tổng hợp được những

Kết quả học tập được đánh giá chính xác,

cơng bằng .530 .512

Kết quả học tập đánh giá đúng năng lực

của SV .465 .544

Khiếu nại, thắc mắc của sinh viên được

giải đáp thỏa đáng .114 .692

Quan hệ giao tiếp giữa giảng viên và sinh viên (QHGT) GV gần gũi, dễ tiếp xúc .060 .838 Alpha = 0.775 Số mục hỏi = 6 GV sẵn sàng tư vấn, giúp đỡ cho sinh viên

khi cần .588 .724

GV sẵn sàng tiếp thu ý kiến của người

học .649 .709

GV cung cấp những thơng tin hữu ích về

học tập (bài tập, tài liệu tham khảo,..) .692 .691 GV quan tâm đến việc học tập của sinh

viên .605 .719

GV thông cảm, ân cần với sinh viên .567 .730

Tác phong sư phạm của giảng viên (TPSP)

GV có tác phong và thái độ đúng mực với

sinh viên .472 .759

Alpha = 0.768 Số mục hỏi

= 4 Trang phục của GV lịch sự, phù hợp với

môi trường giảng dạy .608 .691 GV tuân thủ giờ giấc giảng dạy của nhà

trường .608 .691

GV là một tấm gương sáng về nhân cách

Qua bảng 4.3 ta thấy rằng giá trị của Alpha của từng yếu tố đều lớn hơn 0.6 và hệ số tương quan biến và tổng của hầu hết các mục hỏi đều lớn hơn 0.3 (chỉ có mục KTDG5 và mục QHGT1 có hệ số tương quan biến và tổng thấp hơn 0.3 nhưng sau khi lần lượt loại bỏ 2 biến này ra khỏi biến khảo sát thì sẽ làm tăng Alpha).

Với dữ liệu ở cột “Hệ số Cronbach Alpha nếu bỏ mục hỏi” cho ta thấy các tiêu chí nêu ra trong bảng hỏi đều có đóng góp đáng tin cậy cho việc đánh giá từng yếu tố của chất lượng giảng dạy vì nếu khi ta bỏ đi mục hỏi đó sẽ làm cho Alpha nhỏ hơn ban đầu.

4.2.1.2. Thang đo sự hài lòng của sinh viên

Bảng 4.4. Kiểm định CA các thành phần của sự hài lòng

Các mục hỏi Hệ số tương quan giữa biến và tổng Hệ số Cronbach Alpha nếu bỏ mục hỏi Hệ số Cronbach Alpha

Nhìn chung bạn hài lòng với chất lượng

giảng dạy của giảng viên nhà trường .585 .696 Alpha =

0.764 Số mục hỏi

= 3 Chất lượng giảng viên đáp ứng mong

đợi của bạn .635 .639

Bạn đánh giá cao chất lượng giảng dạy

của giảng viên .570 .714

Như vậy, tất cả các mục hỏi của thang đo sự hài lòng của sinh viên đều thỏa mãn điều kiện hệ số tương quan biến và tổng lớn hơn 0.3 và Alpha lớn hơn 0.6 nên tất cả các mục hỏi sẽ được đưa vào phân tích nhân tố EFA tiếp theo.

4.2.2. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA

Phương pháp trích hệ số sử dụng trong phân tích này là Principal Component Analysis với phép quay varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue là 1. Tiêu chuẩn để chấp nhận các biến đo lường khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50% (Gerbing & Anderson, 1988), Giá trị hệ số Kaiser-Meyer-Olkin KMO

lớn hơn 0.5 (Othman & Owen, 2002). Kiểm định Barlett’s Test được dùng để xem

xét giả thuyết các biến khơng có tương quan trong tổng thể. (được trích từ Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc), các biến có hệ số truyền tải nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại. Như vậy các biến phải thoả mãn các điều kiện như sau:

• Các biến có trọng số từ 0,5 trở lên.

• Khác biệt giá trị hệ số chuyển tải của một biến trong các nhân tố không nhỏ hơn 0.3 (FLmax – FLvi)>0.3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố. (Jabnoun & Al-Tamimi (2003).

4.2.2.1. Thang đo chất lượng giảng dạy

Chất lượng giảng dạy được đo lường bởi 23 biến quan sát, sau khi kiểm định Cronbach Alpha còn lại 21 biến (loại bỏ biến KTDG5 và QHGT1), các biến cịn lại sẽ được đưa vào phân tích nhân tố EFA. Kết quả phân tích như sau:

Bảng 4.5. Bảng phân tích nhân tố EFA lần 1

Nhân tố 1 2 3 4 5 QHGT4 .829 QHGT2 .784 QHGT6 .734 QHGT3 .727 QHGT5 .690 TPSP1 .592 KTDG1 .722 KT4 .689 PPGD2 .649 PPGD1 .636 KT1 .586 KT3 .570 TPSP4 .796 TPSP2 .744 TPSP3 .719 KTDG2 .736 KTDG4 .731 KTDG3 .701 KT2 .445 PPGD4 .837 PPGD3 .791

Nhìn vào bảng 4.5 ta thấy rằng sau bước phân tích EFA lần 1 thì biến KT2 có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.5 nên biến này không phù hợp cần được loại bỏ ra, sau đó tiếp tục phân tích nhân tố lần 2. Từ kết quả phân tích nhân tố lần 2 đã cho ra được kết quả 5 nhân tố của chất lượng giảng dạy với các biến quan sát phù hợp. Xem bảng 4.6:

Bảng 4.6. Kết quả phân tích nhân tố thang đo chất lượng giảng dạy

Nhân tố 1 2 3 4 5 QHGT4 .831 QHGT2 .785 QHGT6 .731 QHGT3 .722 QHGT5 .695 TPSP1 .595 KTDG1 .733 KT4 .701 PPGD2 .656 PPGD1 .632 KT1 .585 KT3 .577 TPSP4 .795 TPSP2 .746 TPSP3 .726 KTDG2 .749 KTDG4 .727 KTDG3 .713 PPGD4 .835 PPGD3 .795 Eigenvalue 4.563 3.669 1.397 1.341 1.233 Phương sai trích (%) 17.59 31.41 42.50 52.64 61.01 Cronbach Alpha 0.855 0.754 0.759 0.687 0.681

Bảng 4.7. Chỉ số KMO và Bartlett’s Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling

Adequacy. .813

Bartlett's Test of Sphericity

Approx. Chi-Square 1.909E3

df 190

Sig. .000

Qua kết quả phân tích ở bảng 4.6 và 4.7 ta thấy có 20 biến quan sát được giữ lại sau phân tích và được nhóm thành 5 nhóm nhân tố. Các biến này đều có trọng số lớn hơn 0.5 và được xem là có ý nghĩa thực tiễn (Hair & ctg (1998,p.111). Hệ số KMO = 0.813 nên phân tích EFA là phù hợp, kiểm định Bartlett’s Test có mức ý nghĩa 0.000 do vậy các biến có mối tương quan với nhau trong tổng thể. Phương sai trích bằng 61.01% cho biết 5 nhân tố giải thích được 61.01% biến thiên các dữ liệu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên về chất lượng giảng dạy của trường cao đẳng tài chính hải quan luận văn thạc sĩ (Trang 38 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)