CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
5.2. Gợi ý một số giải pháp
chất lượng giảng dạy tại trường Cao đẳng Tài chính Hải quan.
Như đã trình bày trong chương 4 cũng như phần đánh giá tóm tắt kết quả nghiên cứu thì từ mơ hình hồi quy chúng ta đã xác định được mức độ quan trọng của các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên. Như vậy, muốn nâng cao sự hài lòng của sinh viên thì cần thực hiện các giải pháp theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng và tác động đến sự hài lòng của sinh viên.
5.2.1. Về phương pháp giảng dạy và kiến thức của giảng viên
Cơ sở giải pháp:
Phương pháp giảng dạy và kiến thức của giảng viên có tác động mạnh nhất đến sự hài lòng (β=0,377), và cũng được sinh viên đánh giá cao nhất (trị giá trung bình 3.3922) trong các thành phần có ảnh hưởng đến sự hài lịng. Các biến quan sát của nhân tố phương pháp giảng dạy và kiến thức của giảng viên như “giảng viên chuyển tài đầy đủ nội dung đã được thông báo qua đề cương mơn học” , “giảng viên có kiến thức chuyên môn sâu về lĩnh vực giảng dạy”, “giảng viên có kiến thức vững chắc”, “giảng viên truyền đạt rõ ràng dễ hiểu”, “giảng viên giảng dạy rõ ràng, dễ hiểu” và “kết quả học tập được đánh giá bằng nhiều hình thức khá nhau” đều có trị trung bình trên nằm ở mức lớn hơn 3, với 272 mẫu khảo sát thì thấp nhất vẫn có sinh viên hồn tồn khơng đồng ý (mức 1) và có số đồng ý tuyệt đối (mức 5) nhưng nhìn chung với các yếu tố đều ở mức 3 thì có cho thấy học sinh chưa có sự hài lịng cao đối với chất lượng giảng dạy của giảng viên.
Nội dung giải pháp:
Đối tượng theo học tại trường là các em sinh viên (cao đẳng), học sinh (trung cấp) với trình độ cịn thấp, tâm lý học tập thụ động, nhiều em chưa coi trọng vấn đề học tập nên để có thể giảng dạy cho các em hiểu vấn đề đòi hỏi người giảng viên cần áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau như phát vấn, thảo luận nhóm,… đồng thời quan tâm đến việc học tập trên lớp, theo dõi bài vở bởi ý thức tự giác của các em không cao. Người giảng viên cần nâng cao năng lực chuyên
môn, kết hợp kiến thức thực tế vào bài giảng để thu hút người học, tạo khơng khí lớp học sinh động.
5.2.2. Về quan hệ giao tiếp giữa giảng viên và sinh viên
Cơ sở giải pháp:
Quan hệ giao tiếp giữa giảng viên và sinh viên cũng có tác động tích cực đến sự đánh giá của sinh viên (β=0,318), khi sinh viên đánh giá cao yếu tố “GV sẵn sàng tư vấn, giúp đỡ cho sinh viên khi cần”(trị trung bình là 2.89), “GV sẵn sàng tiếp thu ý kiến của người học” (trị trung bình là 2.64), “GV cung cấp những thơng tin hữu ích về học tập (bài tập, tài liệu tham khảo,..)” (trị trung bình là 2.74), “GV quan tâm đến việc học tập của sinh viên” (trị trung bình là 2.61), “GV thơng cảm, ân cần với sinh viên” (trị trung bình là 2.79) thì chứng tỏ sinh viên hài lịng với chất lượng giảng dạy của giảng viên. Nhìn chung qua kết quả khảo sát có thể thấy sinh viên chưa cảm nhận được mối quan hệ tốt với giảng viên.
Nội dung giải pháp:
Các yếu tố đều tác động đến sự hài lòng nhưng chưa được sinh viên đánh giá cao, do đó giảng viên cần quan tâm hơn nữa đối với sinh viên của mình, giảng viên luôn là người được sinh viên ngưỡng mộ và tôn trọng, sự ân cần, động viên của giảng viên sẽ là động lực to lớn thúc đẩy sinh viên cố gắng học tập. Giảng viên cần tạo môi trường học tập thân thiện, thoải mái sẽ giúp sinh viên phấn khởi trong học tập. Nhà trường có thể tổ chức các buổi giao lưu sinh hoạt tập thể giữa giảng viên và sinh viên làm cho các em thấy gần gũi với giảng viên hơn, thành lập các bộ phận chuyên trách tiếp nhận và giải đáp thắc mắc, khó khăn trong vấn đề học tập cho sinh viên.
5.2.3. Về phương pháp kiểm tra đánh giá
Cơ sở giải pháp:
Với β=0.065 thì có thể thấy nhân tố “phương pháp kiểm tra đánh giá” có tác động khơng đáng kể đến sự hài lịng của học viên, trong đó cao nhất là nhân tố “Kết quả học tập được đánh giá chính xác, cơng bằng” với trị trung bình 3.21, cịn lại nhân tố “Đề thi, kiểm tra tổng hợp được những kiến thức đã học” với trị trung bình
2.74 và cuối cùng là nhân tố “Kết quả học tập đánh giá đúng năng lực của SV” với trị trung bình 2.47. Mặc dù nhân tố này khơng tác động lớn đến sự hài lịng nhưng cũng là nhân tố tích cực cần cải thiện để nâng cao sự hài lòng.
Nội dung giải pháp:
Giảng viên cần kết hợp nhiều phương pháp kiểm tra đánh giá khác nhau để có thể đánh giá đúng nhất kết quả học tập cũng như năng lực của sinh viên, tạo cho sinh viên sự tin tưởng vào giảng viên của mình. Thực hiện cơng bằng trong vấn đề kiểm tra, chấm bài tránh cho sinh viên sao chép nhau sẽ dẫn đến tâm lý ỷ lại, chủ quan, lười biếng trong học tập. Điểm số của bài kiểm tra cuối cùng chưa thể đánh giá đúng về năng lực của sinh viên, do đó giảng viên cần theo dõi sự tiến bộ của sinh viên qua các buổi học trên lớp để có thể có sự khuyến khích động viên kịp thời.