CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.4.1. Khái quát tình hình nghiên cứu trên thế giới
Sherry & ctg (2004), đã tiến hành đo lường kỳ vọng và cảm nhận của sinh viên bản xứ và sinh viên nước ngồi về Học viện Cơng nghệ UNITEC, Auckland, NewZealand với thang đo Servqual 5 thành phần với 20 biến quan sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy thang đo đạt độ tin cậy và giá trị tốt với 5 thành phần phân biệt như thang đo gốc. Tất cả các khoảng cách giữa cảm nhận và kỳ vọng của 5 thành phần đều âm và có ý nghĩa. Điều này cho thấy UNITEC cần phần cải tiến nhiều để nâng cao chất lượng dịch vụ giáo dục. Nghiên cứu cũng cho thấy chất lượng kỳ vọng của sinh viên trong nước và bản xứ khác nhau không đáng kể nhưng về chất lượng cảm nhận của sinh viên nước ngồi thì thấp hơn nhiều so với sinh viên bản xứ. Khoảng cách giữa cảm nhận và kỳ vọng của sinh viên nước ngoài lớn hơn đáng kể thuộc về thành phần sự cảm thông, sự đảm bảo và sự đáp ứng (Sherry & ctg , 2004, dẫn theo Nguyễn Thành Long, 2006). Nghiên cứu tập trung vào các mặt nói chung liên quan đến Học viện Cơng nghệ UNITEC và trong đó chất lượng giảng dạy cũng được đề cập đến nhưng không được tập trung phân tích.
Sinpes và N.Thomson (1999) đã nghiên cứu điều tra sinh viên của 6 trường đại học ở 3 bang của Hoa Kỳ để tìm hiểu các nhân tố tác động đến chất lượng cảm nhận của sinh viên trong giáo dục đại học. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng từ 5 thành phần ban đầu của thang đo SERVQUAL chỉ cịn 3 thành phần có đủ độ tin cậy và giá trị phân biệt đó là: sự cảm thơng, năng lực đáp ứng, phương tiện hữu hình. Sự cảm thông và quan tâm của giảng viên đối với sinh viên là yếu tố quan trọng nhất cho sự đánh giá chất lượng dịch vụ. ngoài ra, các biến kiểm sốt về giới tính, năm học tập của sinh viên và mức độ công bằng trong đánh giá của giảng viên cũng tác động đến chất lượng dịch vụ cảm nhận của sinh viên.
Rafael A.Calvo, Lina MarKausKaite và Keith Trigwell tại đại học Sydney đã tập trung nghiên cứu đề tài “các yếu tố ảnh hưởng đến kinh nghiệm và sự hài lòng về chất lượng giảng dạy của sinh viên trong ngành kỹ thuật”. Nghiên cứu này sử
dụng 45.467 phản hồi từ sinh viên kỹ thuật để khám phá ra các yếu tố liên quan đến sự thay đổi trong kinh nghiệm học tập của sinh viên bao gồm cả kinh nghiệm của họ về chất lượng giảng dạy và sự hài lòng tổng thể về môn học của họ. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự hỗ trợ của giáo viên và khả năng của họ ảnh hưởng nhất tới sự hài lòng, trong khi khối lượng công việc và cơ sở hạ tầng ảnh hưởng ít nhất tới sự hài lịng.
Ngồi ra cịn có rất nhiều nghiên cứu lại tập trung vào việc sinh viên đánh giá chất lượng giảng dạy cũng như các yếu tố nào chi phối đến sự đánh giá của sinh viên như: Davies và cộng sự (2007) đã thấy rằng đánh giá về giảng dạy có liên quan đến rất nhiều yếu tố bao gồm cả nền tảng văn hóa và giới tính của sinh viên, năm, cấp, học kỳ,…còn Thomas và Galambos (2004) phát hiện ra nền tảng học vấn của học sinh lại rất quan trọng ảnh hưởng đến nhận thức giảng dạy của giảng viên. Hầu hết các nghiên cứu về sự hài lòng của sinh viên với giảng dạy đã chỉ ra rằng sinh viên đánh giá phụ thuộc nhiều vào quá trình hoạt động của giáo viên hơn so với các yếu tố khác. Đó là sinh viên có xu hướng đánh giá nhận thức chất lượng giảng dạy về các đặc điểm của giáo viên bao gồm cả sự nhiệt tình, trình bày rõ ràng (Goldstein và Benassi, 2006). Họ ít chú trọng vào tài liệu giảng dạy, phương tiện giảng dạy và các tiện ích như thư viện và máy tính (Richardson, 2005).
Nhìn chung trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu tập trung vào phân tích sự hài lòng của sinh viên đối với cơ sở giáo dục ở diện bao quát (chất lượng đào tạo) hay ở mức độ hẹp hơn (chất lượng hoạt động giảng dạy). Mỗi nghiên cứu đều có những mặt đạt được cũng như những mặt hạn chế cần khắc phục để làm tiền đề cho các nghiên cứu tiếp.