2. CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.3 Các nghiên cứu trước đây
Trên thế giới, có nhiều nghiên cứu về căng thẳng trong cơng việc nhưng khá ít nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc ảnh hưởng như thế nào đến căng thẳng trong công việc; căng thẳng nghề nghiệp. Có nhiều quan niệm khác nhau về trí tuệ cảm xúcnhư đã nêu ở trên, tùy theo mục tiêu nghiên cứu mà các tác giả có những lựa chọn phù hợp cho mơ hình nghiên cứu của mình, cụ thể:
2.3.1 Nghiên cứu của Oginska-Bulik (2005)
Oginska-Bulik (2005) thực hiện nghiên cứu về ảnh hưởng của trí tuệ cảm xúc đến căng thẳng nghề nghiệp và sức khỏe của nhân viên phục vụ con người. Tác giả sử dụng thang đo của Schutte và các cộng sự (1998) – được xây dựng từ lý thuyết TTCX của Mayer và Salovey để thực hiện nghiên cứu về ảnh hưởng của trí tuệ cảm xúc đến căng thẳng nghề nghiệp và sức khỏe của nhân viên. Đối tượng khảo sát là 330 nhân viênđại diện cho các ngành nghề (bác sĩ, y tá, giáo viên, ngân hàng, các nhà quản lý, sĩ quan tập sự) tại Ba Lan. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm có trí tuệ cảm xúc cao nhất là giáo viên, thấp nhất là các nhà quản lý. Dữ liệu thu được cũng cho thấy chỉ số TTCX cao hay thấp còn phụ thuộc vào giới tính; TTCX ở phụ nữ cao hơn ở nam giới. Đồng thời có một mối quan hệ ngược chiều giữa TTCX và căng thẳng tại nơi làm việc, nhóm
Trang 14 có chỉ số TTCX cao có thể quản lý được căng thẳng và giảm các chứng bệnh về sức khỏe (đặc biệt là trầm cảm).
Hình 2.1: Mơ hình của Oginska-Bulik (2005)
2.3.2 Nghiên cứu của Mikolaiczak và Luminet (2007)
Mikolajczak và các cộng sự (2007) sử dụng lý thuyết trí tuệ cảm xúc của Petrides và Furnham để nghiên cứu về tác động của trí tuệ cảm xúc đến tâm trạng căng thẳng của 56 sinh viên được tuyển chọn để thực hiện nghiên cứu tại Bỉ.Đặc điểm của mẫu nghiên cứu là những sinh viên không bị vấn đề về tâm thần, không hút thuốc lá và nghiên cứu được thực hiện trong phịng thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu khẳng định rằng những sinh viên có TTCX cao sẽ đối phó lại được những tình huống căng thẳng.
2.3.3 Nghiên cứu của Landa và các cộng sự (2008)
Nhóm tác giả sử dụng lý thuyết TTCX của Mayer và Salovey, nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa trí tuệ cảm xúc, căng thẳng trong cơng việc và sức khỏe của 180 y tá trong một bệnh viện công ở Tây Ban Nha. Kết quả nghiên cứu cho thấy trí tuệ cảm xúc có một mối quan hệ ngược chiều với căng thẳng và cùng chiều với sức khỏe. Theo nhóm tác giả, các y tá có trí tuệ cảm xúc cao thì ít căng thẳng trong công việc hơn đồng thời sức khỏe cũng tốt hơn. Điểm khác biệt của nghiên cứu này là tìm hiểu thêm mối mối quan hệ giữa tuổi tác, kinh nghiệm làm việc và căng thẳng; thật vậy, kết quả đã chứng minh
Trang 15 được nhóm y tá trẻ tuổi và kinh nghiệm làm việc lâu năm sẽ ít căng thẳng hơn nhóm cịn lại. Trí tuệ cảm xúc và sức khỏe khơng có mối quan hệ nào đến tuổi tác và kinh nghiệm làm việc.
Hình 2.2:Mơ hình của Landa và các cộng sự (2008)
2.3.4 Nghiên cứu của Arora và các cộng sự (2011)
Nghiên cứu của Arora và các cộng sự (2011), nghiên cứu đã xác định được ảnh hưởng của trí tuệ cảm xúc đến căng thẳng của sinh viên y khoa trong việc thực hiện phẫu thuật tại Bỉ. Arora và các cộng sự đã sử dụng lý thuyết của Petrides và Furnham với thang đo TEIQue để đo lường trí tuệ cảm xúc của sinh viên gồm các thành phần: tính đa cảm, khả năng tự kiểm sốt, tính hịa đồng, tình trạng hạnh phúc. Nhóm tác giả đã phát hiện quản lý căng thẳng là rất quan trọng để duy trì hiệu suất tối ưu trong phẫu thuật. Tuy nhiên, rất ít các nghiên cứu tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đối phó với căng thẳng của cá nhân. Trong nghiên cứu này nhóm tác giả cho thấy rằng sinh viên y khoa với trí tuệ cảm xúc cao có thể giảm căng thẳng trong công việc so với những người có trí tuệ cảm xúc thấp.
Trang 16
Hình 2.3: Mơ hình nghiên cứu của Arora và các cộng sự (2011)
2.3.5 Nghiên cứu của Yamani và các cộng sự (2014)
Nghiên cứu này một lần nữa khẳng định trí tuệ cảm xúc có ảnh hưởng đến căng thẳng trong công việc của giảng viên đại học Khoa học y tế tại Iran. Đối tượng khảo sát là 142 giảng viên của trường (gồm 4% là giáo viên, 52% là trợ lý giáo sư và 44% là giáo sư).Kết quả nghiên cứu cho thấy có một mối quan hệ nghịch đảo giữa thành phần tự nhận thức và căng thẳng trong công việc; tự quản lý và căng thẳng trong cơng việc. Mặc khác, khơng có mối quan hệ có ý nghĩa giữa các thành phần nhận thức về xã hội và quản lý mối quan hệ với căng thẳng trong công việc. Thành phần tự quản lý có ảnh hưởng mạnh nhất đến căng thẳng trong cơng việc.
Trang 17
Hình 2.4:Mơ hình của Yamani và các cộng sự (2014)